Phát triển chuỗi giá trị bò vàng Hà Giang tạo động lực xóa đói giảm nghèo

HỒNG MINH |

Tập trung phát triển hiệu quả chuỗi giá trị bò vàng Hà Giang, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực mạnh mẽ xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nghị quyết số 17 NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2021 - 2025 cũng xác định, bò vàng là 1 trong 3 con để tập trung phát triển trở thành hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, sản phẩm đặc trưng của địa phương, gắn với phát triển sản phẩm du lịch, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân ở 4 huyện vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).

Được biết, bò vàng là giống bò bản địa của tỉnh Hà Giang, vùng chăn nuôi chủ yếu tập trung ở 4 huyện cao nguyên đá Đồng Văn.

Đây là giống bò có khả năng chống chịu khá tốt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; cho năng suất thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng; trở thành sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang vào năm 2018; được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bình chọn đưa vào danh sách bảo tồn; Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2019, sản phẩm bò vàng của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị, từng bước tạo dựng thương hiệu trên thị trường trong nước.

Tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), xác định nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi, bò vàng được đánh giá là sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của huyện.

Thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách, đặc biệt là triển khai chính sách phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cùng với sự quan tâm hỗ trợ ứng dụng về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi của các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh; các bộ, ngành Trung ương, đã góp phần đáng kể vào nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị sản phẩm, tạo hướng phát triển bền vững.

Nhờ đó, tổng đàn bò của huyện tăng trưởng theo từng năm, từ trên 22.000 con năm 2015 lên gần 27.000 con vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,8%/năm; tổng đàn bò duy trì thường xuyên trên 23.000 con.

Thịt bò khô Bò vàng Cao Nguyên đá - Sản phẩm OCOP vùng Cao Nguyên đá (Hà Giang).
Thịt bò khô Bò vàng Cao Nguyên đá - Sản phẩm OCOP vùng Cao Nguyên đá (Hà Giang). Ảnh: Hồng Minh.

Đẩy mạnh giới thiệu quảng bá sản phẩm bò vàng đến với người tiêu dùng thông qua siêu thị mini, ký kết hợp đồng tiêu thu sản phẩm với các hợp tác xã; triển khai thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị bò vàng Đồng Văn để duy trì tốc độ tăng trưởng của đàn bò; đẩy mạnh chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của thịt bò vàng, với tổng kinh phí thực hiện trên 2,8 tỉ đồng, nằm trong nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Để phát triển tốt chuỗi giá trị bò Hà Giang, phấn đấu đến năm 2023, tổng đàn bò toàn huyện gần 29.500 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt gần 1.300 tấn, giá trị sản xuất ước đạt trên 100 tỉ đồng.

Tập trung phát triển hiệu quả chuỗi giá trị bò vàng Hà Giang, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực mạnh mẽ xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HỒNG MINH
TIN LIÊN QUAN

Những thành quả ấn tượng trên hành trình giảm nghèo bền vững ở Bắc Kạn

THU TRANG |

Tại tỉnh Bắc Kạn, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 sau hơn 2 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Quản lý hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững

TRÍ MINH |

Những năm vừa qua, tỉnh Tây Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn, qua đó thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Nhân rộng mô hình sáng tạo, giảm nghèo bền vững

THU GIANG |

Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước thời gian vừa qua đã tích cực tổ chức các chương trình, nhân rộng mô hình, giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hai nàng dâu đặc biệt nhà tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn

AN NGUYÊN |

Tăng Thanh Hà và Linh Rin đều thành công với hoạt động nghệ thuật, trước khi làm dâu gia đình tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn và chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh.

Học sinh đếm từng phút chờ Bộ GDĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025

Trang Hà |

Chiều nay, ngày 29.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Hiện nhiều học sinh đang nóng lòng chờ đợi thông tin.

Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức cùng vợ hầu tòa tội tham ô và rửa tiền

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 29.11, bị cáo Nguyễn Minh Quân (Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) cùng vợ và đồng phạm được đưa đến TAND TPHCM để xét xử về tội "tham ô tài sản", "rửa tiền". Phiên tòa diễn ra trong 3 ngày từ ngày 29.11 - 1.12.

Chính thức áp thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1.1.2024

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Sáng 29.11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, với 462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 93,52%).

Mỗi chữ tôi viết đều là máu và nước mắt từ nỗi đau mất con, từ sóng gió cuộc đời

Hào Hoa (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với tác giả Nguyễn Trí - người đoạt giải Nhất thể loại tiểu thuyết trong cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn giai đoạn 2021-2023 với tác phẩm “Hoa xương rồng”.

Những thành quả ấn tượng trên hành trình giảm nghèo bền vững ở Bắc Kạn

THU TRANG |

Tại tỉnh Bắc Kạn, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 sau hơn 2 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Quản lý hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững

TRÍ MINH |

Những năm vừa qua, tỉnh Tây Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn, qua đó thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Nhân rộng mô hình sáng tạo, giảm nghèo bền vững

THU GIANG |

Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước thời gian vừa qua đã tích cực tổ chức các chương trình, nhân rộng mô hình, giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.