Nhân rộng mô hình sáng tạo, giảm nghèo bền vững

THU GIANG |

Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước thời gian vừa qua đã tích cực tổ chức các chương trình, nhân rộng mô hình, giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hàng loạt mô hình ý nghĩa

Ông Trần Đình Toàn - Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - cho biết, những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều mô hình giảm nghèo, với nhiều ngành nghề từ trồng trọt, chăn nuôi đến tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, buôn bán nhỏ. Các hộ nghèo cũng được hỗ trợ đào tạo nghề để có việc làm phù hợp.

Theo ông Trần Đình Toàn, việc phát triển kinh tế là giải pháp căn cơ, huyện Châu Đức thời gian qua đã tập trung phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi tiềm năng. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, huyện còn huy động nhiều nguồn lực trong xã hội để giúp hộ nghèo tăng nguồn vốn, triển khai mô hình hiệu quả.

Với sự hỗ trợ của chính quyền và sự nỗ lực của hộ nghèo, đến cuối năm 2022, huyện Châu Đức đã không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, tỉ lệ hộ nghèo chuẩn tỉnh giảm còn 1,51% dân số. Huyện Châu Đức đang phấn đấu đến cuối năm 2023 không còn hộ nghèo theo chuẩn tỉnh. Từ hình thức đầu tư trực tiếp, các mô hình này đã giúp hộ nghèo có phương tiện sản xuất, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững, tiến tới thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, trong giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tỉnh dành khoảng 3 tỉ đồng để thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Phú Yên đã triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, góp phần tạo điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, bình quân tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 0,7 - 1%/năm.

Ông Trương Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Phú Yên - thông tin, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực, thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo.

Đến nay đã có hàng trăm mô hình được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên triển khai và nhân rộng, trở thành việc làm thường xuyên, hằng ngày của các tập thể và cá nhân, tạo sức lan tỏa trong xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng như mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã, thôn (buôn) khó khăn và cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo”, “Mỗi khu dân cư đóng góp, trợ giúp 1 hộ nghèo được vay Quỹ Vì người nghèo không tính lãi để sản xuất, kinh doanh thoát nghèo bền vững”...

Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước đang nhân rộng mô hình kinh tế giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống. Ảnh: Thu Giang
Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước đang nhân rộng mô hình kinh tế giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống. Ảnh: Thu Giang

Hỗ trợ chính sách giảm nghèo liên tục, thường xuyên

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh, để giảm nghèo bền vững, chính sách giảm nghèo phải theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách “cho không”, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vừng giai đoạn 2021 - 2025.

Lãnh đạo Bộ LĐTBXH nêu rõ, hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo đã được ban hành đồng bộ, toàn diện. Các chính sách giảm nghèo thường xuyên đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản, chính sách tín dụng xã hội đã hỗ trợ người dân vay vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo sinh kế, nguồn lực xã hội hóa góp phần hỗ trợ người dân giải quyết một số nhu cầu cấp thiết như nhà ở, sinh kế, cải thiện đời sống.

Lãnh đạo Bộ LĐTBXH cho biết, ước tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93% (giảm 1,1%), tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%), tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Dự kiến cuối năm 2023, có thêm 9 xã đặc biệt khó khăn được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Phát triển biển bền vững, hướng đi nào đẩy mạnh nuôi biển tại Việt Nam

Phan Anh |

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn đối diện nhiều khó khăn.

Tạo sinh kế bền vững cho người lao động từ nguồn Quỹ trợ vốn

Mai Dung |

5 năm qua, hàng nghìn lượt CNVCLĐ TP Hải Phòng được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, sửa chữa nhà ở... cải thiện cuộc sống từ nguồn Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo.

Nông dân Hà Nam nhân rộng mô hình sản xuất giỏi, giảm nghèo bền vững

Thu Giang |

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hà Nam những năm qua đã xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát động phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau…

Mối đe dọa với vương vị của đồng USD

Thanh Hà |

Trong bối cảnh petrodollar (mua bán dầu bằng đồng USD) giữ vị trí thống trị, thỏa thuận gần đây giữa Trung Quốc và Saudi Arabia là một bước nhỏ nhưng báo trước tương lai của cách thức giao dịch “petroyuan” (mua dầu bằng nhân dân tệ).

Cháy nhà 4 tầng lúc rạng sáng, 5 người trong nhà thoát nạn qua ban công

Tô Thế |

Tầng 1 của căn nhà 4 tầng bốc cháy dữ dội trong đêm, rất may 5 người trong nhà kịp thoát ra ngoài từ ban công tầng 2.

Nhịp hồi phục của chứng khoán gặp khó ở ngưỡng 1.100 điểm

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán đứt nhịp phục hồi với sự rút đi của dòng tiền đang là điều đáng quan tâm của giới đầu tư.

Có thể sẽ bán đấu giá 2 con lạc đà ở Cao Bằng

An Trịnh |

Liên quan đến việc một số đơn vị muốn nhận nuôi và mua lại 2 con lạc đà, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đã có những thông tin đến Báo Lao Động.

Số phận bạc tỉ của ca khúc Cô đơn trên sofa năm 2023

Bình An |

Năm 2023 chứng kiến nhạc Việt hồi sinh sau quãng thời gian trầm lắng vì đại dịch. Thị trường âm nhạc chứng kiến những màn lội ngược dòng thú vị của loạt ca khúc cũ, trong đó có Cô đơn trên sofa.

Phát triển biển bền vững, hướng đi nào đẩy mạnh nuôi biển tại Việt Nam

Phan Anh |

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn đối diện nhiều khó khăn.

Tạo sinh kế bền vững cho người lao động từ nguồn Quỹ trợ vốn

Mai Dung |

5 năm qua, hàng nghìn lượt CNVCLĐ TP Hải Phòng được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, sửa chữa nhà ở... cải thiện cuộc sống từ nguồn Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo.

Nông dân Hà Nam nhân rộng mô hình sản xuất giỏi, giảm nghèo bền vững

Thu Giang |

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hà Nam những năm qua đã xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát động phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau…