Phạt tiền nếu không dùng găng tay bán thức ăn từ ngày 20.10: Đừng để quy định cho có!

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Kinh doanh thực phẩm tại quán ăn nhỏ lẻ, thực phẩm đường phố là lĩnh vực vô cùng khó quản lý vì tính chất tự phát trong nhân dân. Hầu hết kinh doanh thực phẩm đường phố không hề có đăng ký, không có sự quản lý của cơ quan chức năng. Việc mở ra một gánh hàng rong bán đồ ăn, bán thức ăn vỉa hè là chuyện thường gặp tại Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn và đông dân cư như Hà Nội, TPHCM... Liệu công tác xử phạt theo Nghị định mới có khả thi hay không?

Nhiều chủ hàng quán ăn không đeo găng tay khi tiếp xúc với thức ăn

Ngày 20.10.2018 tới đây, Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay...”. Tuy nhiên, hầu hết người dân tham gia kinh doanh thực phẩm khi được hỏi đến đều không nắm được quy định này cụ thể ra sao, xử phạt như thế nào.

Trao đổi với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Thành (phố Lê Lợi - Sơn Tây - Hà Nội) - chủ một quán cơm bình dân - cho hay: “bao nhiêu năm nay tôi bán quán cơm, vẫn cứ làm theo thói quen, chỉ biết làm sao đảm bảo cho khách ăn sạch mà ngon, chứ còn quy định để mà áp dụng thì nó khó lắm. Nghe thấy đeo găng tay khi chế biến thức ăn đã không khả thi rồi. Chỉ cần tay sạch sẽ là được, đeo găng tay bốc thịt sống rồi lại bốc thịt chín, thì còn bẩn hơn là không đeo găng tay”.

Dọc nhiều tuyến phố đông đúc của Hà Nội, thức ăn đường phố bày bán tràn lan, không che đậy, không có bất cứ quy chuẩn nào, người dân vẫn cứ vô tư sử dụng. Đơn cử như những quán hàng bánh chuối, bánh rán, xúc xích rán trên đường Láng ngồi ngay bên vệ đường bán hàng, không có bất cứ dụng cụ che đậy nào. Mặc những lớp bụi đường “nhìn thấy được” và mùi hôi thối của sông Tô Lịch bốc lên, bám vào thức ăn, các bạn trẻ vẫn nườm nượp kéo vào, ngồi vây xung quanh gánh hàng ăn uống ngon lành. Những quán ăn kiểu này đã tồn tại nhiều năm nay, không người bán hàng nào biết mình đang vi phạm an toàn thực phẩm.

Đồng tình với quy định trên, anh Văn Nam (ngụ Thủ Đức, TPHCM) cho biết, người buôn bán thức ăn cần ý thức về vệ sinh ăn toàn thực phẩm hơn. Bởi, có lần ghé vào quán bán bánh mì cố định trên đường nhưng không dám ăn vì người bán dùng tay trần cầm ổ bánh mì rồi bốc thịt, sau đó lau tay vào khăn bên cạnh.

Mặc dù vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay đã và đang được nhiều người quan tâm, nhiều người lựa chọn những quán ăn, uống… Tuy nhiên thực tế, tại nhiều nơi trên địa bàn TPHCM vẫn còn tồn tại những điểm bán hàng rong, cơ sở buôn bán, kinh doanh cố định vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Còn chị Nguyễn Minh Ánh (người dân trú huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) cho biết, quy định là vậy nhưng chủ yếu do ý thức của mọi người có chịu thực hiện hay là không mà thôi. Bản thân chị cũng luôn thấy mục đích đeo găng tay là để sạch sẽ, nhưng vừa đeo găng tay vừa lấy tiền trả lại cho khách, vừa lấy thức ăn chín cho khách rồi lại lấy thực phẩm sống. Hoặc mang găng tay để đối phó khi các ngành chức năng kiểm tra.

Hành vi dùng tay không đeo găng gây mất an toàn vệ sinh khi bán đồ ăn sẽ bị phạt từ ngày 20.10. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Hành vi dùng tay không đeo găng gây mất an toàn vệ sinh khi bán đồ ăn sẽ bị phạt từ ngày 20.10. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Có đủ lực lượng để đi kiểm tra, xử phạt?

Trao đổi với PV về vấn đề này, TS Luật học Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cho rằng Nghị định ra đời trong bối cảnh đang phải hoàn thiện chính sách về ATTP, về mặt chủ trương là đúng, mục tiêu của Nghị định là mong muốn thiết kế 1 môi trường pháp lý đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao ý thức của các chủ thể, nhà quản lý, người dân, tạo cơ sở pháp lý cho việc thanh kiểm tra, xử lý vi phạm. Các quy định về xử phạt hành vi vi phạm, mức phạt, tôi cho rằng thỏa đáng. Đối với một người buôn bán nhỏ lẻ mà xử phạt đến 500.000 đồng, 1 triệu đồng là cao, đủ sức răn đe. Đối với một cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, mức xử phạt như thế là vừa phải.

Tuy nhiên ông Nhưỡng cũng chỉ ra rằng, Nghị định có những bất cập, thứ nhất là lực lượng tiến hành thanh kiểm tra hiện nay không đủ cơ số người, về chất lượng thì nhiều người không đảm bảo được trình độ để thực hiện được nhiệm vụ. “Đi kiểm tra để xác định người bán hàng có mắc bệnh hay không thì phải là cơ sở y tế. Họ đang kinh doanh như thế, có đưa họ đi khám bệnh ngay được không? Hay xác định có phụ gia độc hại, phải là người hiểu về vấn đề này, chứ không phải dân phòng đi bảo vệ, đi đuổi chợ được” - ông phân tích.

Công tác phối hợp giữa các lực lượng, một mình cơ quan quản lý ATTP là của ngành y tế, y tế địa phương tham gia được đến đâu, phối hợp với các cơ quan trên địa bàn, tăng cường với các lực lượng khác, vai trò của mặt trận trong lĩnh vực này như thế nào. Vấn đề công tác phối hợp lực lượng như nào? Tôi cho rằng, chắc chắn không thể bộ, ngành nào đơn thương độc mã mà có thể xử lý được vấn đề này. Xử lý những việc rất nhạy cảm trên địa bàn như thế, vẫn có tình trạng e dè nể nang, những người có mối quan hệ như thế có làm được không? Hàng xóm anh em, tối lửa tắt đèn có nhau thì có phạt nhau được không?- ông Nhưỡng đặt câu hỏi.

Không phải cứ tăng mức xử phạt là xong

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, phải đi vào tuyên truyền, vận động, phổ biến đối với người dân. Điều quan trọng nhất là tạo ra một xã hội thông thái, vận động làm sao để người tiêu dùng thông minh, cùng nhà nước tẩy chay hàng hóa kém chất lượng, để trang bị cho họ kiến thức để chống lại thực phẩm bẩn. Tuyên truyền giáo dục cho người dân chứ không phải cứ tăng mức phạt lên là xong. Để người dân có thể phát hiện ra hành vi thông thường như thế nào là vi phạm pháp luật, sẽ gây hậu quả đối với người tiêu dùng.

Đồng quan điểm này, ông Trần Ngọc Tụ - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) - cho rằng, trong trường hợp thức ăn đường phố không cần giấy phép chứng nhận nhưng phải thực hiện đầy đủ quy định về an toàn thực phẩm. Việc xử phạt đưa ra thì cá nhân phải thực hiện theo pháp luật. Tuy nhiên để thuận lợi thì phải tuyên truyền, có văn bản hướng dẫn cho người mở các quán ăn, quán nhậu. Nếu họ vẫn cố tình thì xử phạt thật nặng. Song song với việc tuyên truyền, người tiêu dùng cần phải có lựa chọn đúng nếu dịch vụ không đảm bảo an toàn.

“Việc xử phạt chỉ là hình thức răn đe, xử phạt hôm nay nhưng ngày mai họ lại tiếp tục thì không có ý nghĩa. Cái chủ yếu ở đây chính là khách hàng. Nếu cơ sở không đảm bảo khách hàng không đến ăn. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn mọi quy định sẽ thực hiện tốt” - ông Tụ nói thêm.

- Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, việc Chính phủ đưa ra quy định nâng mức xử phạt nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm như người bán thức ăn đường phố để tay trần tiếp xúc thức ăn sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là cần thiết. Tuy nhiên chỉ tăng mức phạt tiền thôi là chưa đủ, vì đây liên quan đến ý thức, trách nhiệm của người bán hàng nên cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân biết rõ để không vi phạm. Theo Luật sư Ứng, thực tế đã có nhiều quy định được ban hành nhưng không thấy thực hiện, chỉ dừng lại ở quy định rồi để đó, như Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, rất nhiều người vẫn hút thuốc lá tại nơi công cộng, công sở nhưng rất ít người bị phạt.

- Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ tịch phường Bình Hưng Hòa A, Bình Tân (TPHCM) - cho biết, phường có 22 điểm kinh doanh thức ăn đường phố. Việc xử phạt theo Nghị định 115 sẽ rất khó, theo đó trước khi lập biên bản xử phạt phải lập biên bản kiểm tra, rồi lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó phải tham mưu UBND ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên những người bán hàng rong, không cố định nên có trường hợp lập biên bản kiểm tra đối với những người này thì họ vẫn ký. Nhưng ngày hôm sau, người bán sẽ chuyển sang chỗ khác bán nên khó xử phạt.

Về vấn đề quản lý, lãnh đạo phường này nhận định, quản lý rất khó khăn, nhiều người dân đi đường vẫn thích sự tiện lợi, ghé vào mua hàng… dọc đường. Ngoài ra, giá trị hàng rong thấp hơn việc xử phạt nên có trường hợp người bán hàng bỏ đi.

- Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng phòng Thanh tra (Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.Đà Nẵng) - cho rằng, Nghị định 115/2018/NĐ-CP trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có mức phạt lớn hơn, hành vi rõ ràng và sát với thực tế hơn so với các nghị định trước đó. Khi tiến hành triển khai Nghị định thì Thanh tra của Ban quản lý An toàn thực phẩm TP sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các cơ sở chế biến thực phẩm cũng như cung cấp thực phẩm, nếu phát hiện những vi phạm trên sẽ xử lý nghiêm. Cạnh đó, Ban quản lý ATTP TP.Đà Nẵng cũng sẽ tổ chức tập huấn phổ biến nội dung của nghị định mới cho các tuyến quận, huyện và phường xã trên địa bàn TP để nắm bắt và triển khai.

Trả lời về vấn đề người dân sẽ tìm cách đối phó với đoàn kiểm tra, ông Hòa cho rằng, sau khi kiểm tra sẽ tiến hành phúc tra kiểm tra đột xuất nếu phát hiện vi phạm sẽ căn cứ vào nghị định và xử lý mạnh hơn.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Mạnh tay xử phạt các quy định về an toàn thực phẩm

TH |

Ngày 20.10 tới, Nghị định số 115/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) bắt đầu có hiệu lực. Nghị định 115 có mức xử phạt "mạnh tay" hơn với các vi phạm về ATTP.

Bán đồ ăn chín không đeo găng tay: Chỉ tăng mức phạt tiền thôi là chưa đủ

CAO NGUYÊN |

Trong tháng 10.2018, nhiều chính sách mới đi vào thực tế. Trong đó có quy định người bán thức ăn chín không đeo găng bị phạt tiền.

Bán đồ ăn chín không đeo găng tay sẽ bị phạt tiền triệu: Quy định ít tính khả thi?

PV (T/H) |

Ngày 20.10 tới đây, những người bán thức ăn nhưng không che đậy ngăn chặn bụi bẩn, bán thức ăn chín không đeo găng tay sẽ bị phạt.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Mạnh tay xử phạt các quy định về an toàn thực phẩm

TH |

Ngày 20.10 tới, Nghị định số 115/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) bắt đầu có hiệu lực. Nghị định 115 có mức xử phạt "mạnh tay" hơn với các vi phạm về ATTP.

Bán đồ ăn chín không đeo găng tay: Chỉ tăng mức phạt tiền thôi là chưa đủ

CAO NGUYÊN |

Trong tháng 10.2018, nhiều chính sách mới đi vào thực tế. Trong đó có quy định người bán thức ăn chín không đeo găng bị phạt tiền.

Bán đồ ăn chín không đeo găng tay sẽ bị phạt tiền triệu: Quy định ít tính khả thi?

PV (T/H) |

Ngày 20.10 tới đây, những người bán thức ăn nhưng không che đậy ngăn chặn bụi bẩn, bán thức ăn chín không đeo găng tay sẽ bị phạt.