Phạt học sinh quỳ: Chuyện thường ngày ở… Long An

Kỳ Quan |

Chuyện “cô giáo quỳ xin lỗi” ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) bắt nguồn từ việc cô giáo Nhung phạt học trò quỳ gối. Khảo sát tình hình chung trong tỉnh Long An, chúng tôi nhận thấy chuyện giáo viên (GV) phạt học sinh (HS) quỳ gối là khá phổ biến…

Từ trường điểm đến trường vùng sâu

Trường TH Võ Thị Sáu (TP.Tân An) là trường TH điểm, quy mô nhất cả tỉnh Long An, rất có uy tín với cha mẹ học sinh (CMHS) nhờ sự nề nếp và chất lượng giáo dục. Nhiều HS cư trú ở ngoài địa bàn, nhưng cha mẹ vẫn cố “chạy” để con được vào học Trường Võ Thị Sáu. Dù vậy, tình trạng phạt HS trái với quy định của ngành giáo dục vẫn không “tha” nơi đây.

Ông Đ, nguyên Phó trưởng Ban Đại diện (BĐD) CMHS Trường TH Võ Thị Sáu, kể: Lần ấy, tại Đại hội CMHS đầu năm học của lớp 5.8, sau các nội dung như thường lệ, bất ngờ cô chủ nhiệm lớp hỏi: “Xin ý kiến các anh chị, có cho phép GV phạt HS quỳ gối hoặc đánh vào tay để răn đe, giúp các cháu học tốt hay không?”. Nhiều CMHS đồng ý, nhiều người không. Cuối cùng, với tư cách Phó trưởng BĐD.CMHS trường (năm học trước), ông Đ đã yêu cầu giáo viên tuân thủ quy định của ngành là không được xúc phạm nhân phẩm, thân thể HS.

Thầy Trần Trung Trí - Phó Hiệu trưởng Trường TH Bình Tâm (TP.Tân An) - kể: Thời gian làm Phó Hiệu trưởng Trường TH Võ Thị Sáu, có lần thầy phải giải quyết khiếu nại của CMHS liên quan tới chuyện giáo viên phạt đánh HS. Thầy đã đứng ra nhận lỗi về phía nhà trường để CMHS nguôi ngoai, sau đó phê bình, kiểm điểm giáo viên. Thầy Trí nói: “Trong trường hợp đó, tuyệt đối không được để CMHS tiếp xúc với GV vì rất dễ xảy ra xung đột, mà lãnh đạo trường phải nhận lỗi. Sau đó xác minh lại, nếu đúng thì kiểm điểm, xử lý GV”.

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu TP.Tân An.
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu TP.Tân An.

Cô Nguyễn Thị Xuân Dương - Phó Hiệu trưởng Trường TH Võ Thị Sáu (vừa nghỉ hưu) - cho biết, dù lãnh đạo trường tháng nào cũng nhắc nhở trong các cuộc họp Hội đồng GV chuyện phải thực hiện đúng quy định về chuyện tôn trọng nhân phẩm, thân thể HS, nhưng cá biệt vẫn có xảy ra, do nhiều CMHS muốn như vậy, nhiều người gửi gắm GV “đánh cho nó nên”.

Theo cô Dương, những năm gần đây tình trạng này đã giảm rất nhiều ở các trường vùng đô thị, còn ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa chưa biết thế nào. Cô Dương cho tôi tiếp xúc với đồng nghiệp ở một trường TH vùng sâu thuộc huyện Tân Hưng (Long An). Đó là cô X, một GV dạy giỏi cấp tỉnh. Cô X cho biết, hầu hết CMHS ở đây là nông dân, họ “gửi gắm” cô, phải đánh cho con họ “nên người”. “Nếu cô không đánh, về nhà tụi tui đánh dữ hơn”, nhiều CMHS nói như vậy.

Chuyện phạt HS “quỳ gối” và đánh nhẹ vào tay để răn đe vì vậy mà khó tránh khỏi. Chính thầy hiệu trưởng ở trường nơi cô X dạy cũng khuyên: “Các thầy cô làm sao khéo thì thôi, có chuyện gì xảy ra tôi không bênh vực được”. Chuyện “khéo” ấy khá đơn giản: CMHS nào không cho phạt thì thôi, không đụng vào, cứ để em nó thoải mái, tránh phiền phức!

Không chỉ phạt quỳ gối

Theo nhiều GV, chuyện “phạt quỳ gối” chỉ là chuyện nhỏ, ít có CMHS nào phản ứng lại. Ở Long An từng có những vụ còn lớn hơn nhiều. Đầu năm 2017, tại Trường TH Võ Văn Mùi (huyện Tân Trụ) cô giáo T.T đã đánh 16/20 HS, gây phản ứng dữ dội trong CMHS.

Theo kết quả xác minh, trong giờ dạy nhạc lớp 5.1, cô giáo T.T khi kiểm tra chỉ có 4 em đạt còn lại 16 em đều không thuộc 2 câu trong bài hát. Cô T.T đưa ra 2 phương án, một là báo về cha mẹ, hai là bị đánh đòn. Các em đều chọn phương án 2. Mức phạt cô giáo T.T đưa ra là mỗi em phải chịu 20 roi vào lòng bàn tay. Một số em bị đau quá rút tay lại bị cô T.T đánh gấp đôi, gấp ba mức ban đầu. Em nặng nhất bị đòn đến 60 roi, có em bị đánh mới được “một nửa” đã bật khóc ngay tại lớp. Vụ việc bị CMHS phản ánh đến tai lãnh đạo huyện Tân Trụ, cô giáo T.T bị kiểm điểm...

Trước đó, cuối năm 2014, một giáo viên tên H ở Trường TH Mỹ Quý Đông 2 (huyện Đức Huệ, Long An) đã bị kỷ luật hình thức cảnh cáo vì đánh một HS nữ đến phải nhập viện. Theo thừa nhận của thầy H, do các HS không làm được bài tập Toán nên thầy có dùng thước kẻ bảng đánh 14 em trong tổng số 16 học sinh lớp 3.1.

Trong đó, em V.T.D (8 tuổi) sau khi bị đánh về thì bỏ cơm, gia đình đưa đến Bệnh viện huyện Đức Huệ để khám thì bệnh viện buộc phải nhập viện điều trị vì xác định em D bị chấn thương ở mông và hông. Trước đó nữa, tại Trường THCS Thống Nhất (TP.Tân An), một giáo viên tên H cũng bị kỷ luật nặng khi đánh HS gây thương tích, bị CMHS phản ứng.

Ngày 6.3, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Long An - ông Nguyễn Thanh Tiệp - đã ký ban hành văn bản “V/v thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức nhà giáo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”. Văn bản này thừa nhận: “Tuy nhiên, vẫn còn một số GV chưa chấp hành theo sự chỉ đạo của Sở GDĐT và vẫn còn GV đánh, phạt HS quỳ gối…”.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Đã có dấu hiệu phạm tội

Kỳ Quan |

Ông Ngô Văn Phê - nguyên Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Long An - cho rằng, với những tình tiết đã rõ, có dấu hiệu phạm tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Từ vụ cô giáo bị bắt quỳ: “Cây roi gia pháp” và xung đột trong tư duy giáo dục

MINH BẰNG |

Câu chuyện cô giáo ở Long An bị phụ huynh bắt quỳ đang gây xôn xao dư luận lại nổi lên vấn đề lớn về xung đột tư duy trong giáo dục hiện nay. Đó là quan điểm về phương pháp khắt khe mang tính kỷ luật “thương cho roi vọt” có còn phù hợp?

Cục trưởng Cục Trẻ em: "Tuyệt đối không được hạ nhục học sinh"

Cường Ngô |

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam, câu chuyện của cô giáo Nhung đang có sự không rạch ròi, minh bạch giữa việc cô là "thủ phạm" của hành vi trừng phạt học sinh quỳ gối và là "nạn nhân" của hành vi bị quỳ gối do phụ huynh ép làm.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Đã có dấu hiệu phạm tội

Kỳ Quan |

Ông Ngô Văn Phê - nguyên Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Long An - cho rằng, với những tình tiết đã rõ, có dấu hiệu phạm tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Từ vụ cô giáo bị bắt quỳ: “Cây roi gia pháp” và xung đột trong tư duy giáo dục

MINH BẰNG |

Câu chuyện cô giáo ở Long An bị phụ huynh bắt quỳ đang gây xôn xao dư luận lại nổi lên vấn đề lớn về xung đột tư duy trong giáo dục hiện nay. Đó là quan điểm về phương pháp khắt khe mang tính kỷ luật “thương cho roi vọt” có còn phù hợp?

Cục trưởng Cục Trẻ em: "Tuyệt đối không được hạ nhục học sinh"

Cường Ngô |

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam, câu chuyện của cô giáo Nhung đang có sự không rạch ròi, minh bạch giữa việc cô là "thủ phạm" của hành vi trừng phạt học sinh quỳ gối và là "nạn nhân" của hành vi bị quỳ gối do phụ huynh ép làm.