Ô nhiễm Kênh, rạch ở Long An: Nhiều doanh nghiệp xả thải trái phép

Huân Cao - Duy Trường |

Huyện Đức Hòa là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp của tỉnh Long An. Đi cùng với sự phát triển này, thời gian qua,  nhiều doanh nghiệp vi phạm về xả thải ra môi trường, bức tử nhiều kênh, rạch và sông trên địa bàn. Kênh rạch ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân, nhưng nhiều năm qua chưa được chính quyền tỉnh Long An giải quyết triệt để vấn đề này.

Đời sống, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Năm 2013, anh Nguyễn Văn Hải từ TPHCM xuống ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa (Long An) để mua đất xây nhà. Địa điểm khu đất anh mua là nằm dọc kênh Bà Cót. Cuối năm 2015, anh Hải xây nhà ở và cất một quán cafe bên con kênh này để kinh doanh. Theo anh Hải, thời gian đầu sinh sống, dòng kênh đã đem lại cho anh cũng như các hộ dân xung quanh không khí sống trong lành bởi dòng nước trong, sạch, có thể tắm giặt. Tuy nhiên, trong vòng 4 năm trở lại đây con kênh ngày càng bị ô nhiễm nặng. “Thời đó, thấy được tiềm năng phát triển của Đức Hòa nên tôi mua đất xây nhà định cư ở đây. Vị trí tôi chọn là gần con kênh nước trong sạch, có thể câu cá, tắm giặt và bơi lội. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây khi nhiều KCN hình thành thì dòng kênh trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, hiện không sử dụng gì được và rất hôi thối” - anh Hải cho biết.

Bà Lê Thị Hai là người đã sinh sống ở khu vực kênh An Hạ từ năm 1980 đến nay. Gần 40 năm bà sinh sống tại đây, con kênh An Hạ đã đem lại cho bà và các thành viên trong gia đình một lượng cá dồi dào. “Trước đây gia đình tôi và người dân ven sông đều múc nước sông này chứa trong lu để sinh hoạt. Ngày trước cá ở đây nhiều lắm, chỉ cần lội xuống xúc vài mẻ lưới là cá ăn không hết. Thế nhưng mấy năm trở lại đây, dòng kênh trở nên đen kịt và đặc quánh nên không ai dám lấy nước để dùng, thậm chí lội xuống còn không dám chứ nói chi là tắm” - bà Hai nói.

Kênh, rạch ô nhiễm nặng do xả thải công nghiệp

Sau nhiều ngày đi dọc các tuyến như kênh Bà Cót, kênh An Hạ, kênh Ranh, kênh T1... Chúng tôi nhận thấy tất cả các kênh này đều ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc trưng của các dòng kênh là một màu đen, hôi thối và ô nhiễm. Điều đáng lo ngại hơn, là các dòng kênh này (trong đó có kênh lớn An Hạ) lại đổ thẳng ra sông Vàm Cỏ Đông. Trong khi sông Vàm Cỏ Đông được xem là một trong những dòng sông lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp nước sinh hoạt và lượng thủy sản lớn cho người dân trong vùng.

Ông Trần Ngọc Bảy (69 tuổi, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) cho biết, cuộc sống người dân ở đây, khi kênh An Hạ chưa ô nhiễm thì dùng nước kênh này để sinh hoạt là chính. “Con kênh này có lâu lắm rồi, trước ai cũng dùng nước để sinh hoạt hằng ngày, giờ bị ô nhiễm vì các khu công nghiệp nó thải ra thúi làm sao mà dùng được” - ông Bảy nói. Cùng quan điểm với ông Bảy, nhiều người dân ở đây cho rằng, sở dĩ sông, kênh rạch trên địa bàn ô nhiễm là do nước thải của nhiều nhà máy sản xuất và doanh nghiệp trên địa bàn xả nước thải gây ô nhiễm. Việc các kênh rạch ô nhiễm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân, nhưng nhiều năm qua vẫn chưa được chính quyền tỉnh Long An giải quyết triệt để.

Doanh nghiệp vi phạm là phần nổi của tảng băng

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Tiến Điệp - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tân Đô (Chủ đầu tư và điều hành KCN Tân Đô) - cho biết, hiện KCN Tân Đô có 83 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, chiếm tỉ lệ lấp đầy 90%. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt quy định về xả thải ra môi trường thì cũng có doanh nghiệp vi phạm. “Vừa qua có một doanh nghiệp vi phạm về xả thải môi trường. Qua kiểm tra thấy có vi phạm nên chúng tôi báo về Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và bị lập biên bản xử lý vi phạm, phạt hơn 100 triệu đồng” - ông Điệp cho biết.

Ông Điệp cũng cung cấp thêm thông tin, hiện KCN Tân Đô có 4 doanh nghiệp nằm trong tầm ngắm để Ban Quản lý KCN theo dõi và giám sát về vấn đề xả thải ra môi trường. Đây là những công ty sản xuất thực phẩm, từng bị Ban Quản lý KCN Tân Đô lập biên bản và yêu cầu xử lý các doanh nghiệp này.

Còn ông Nguyễn Tân Thuấn - PGĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Long An xác nhận với PV Báo Lao Động, nguyên nhân dẫn đến các kênh, rạch trên địa bàn huyện bị ô nhiễm là do việc xả thải trái quy định của nhiều doanh nghiệp tại các KCN. “Sở Tài nguyên và Môi trường đã xác định nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm tại một số tuyến kênh trên địa bàn huyện trong thời gian qua, là do nước thải từ các công ty, xí nghiệp hoạt động trong khu vực chưa xử lý đạt quy chuẩn để xả vào nguồn tiếp nhận. Trong năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 4 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong KCN Đức Hòa 1” - ông Thuấn cho biết.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Long An, vấn đề ô nhiễm tại kênh Ranh và kênh T1 thì nguồn nước ô nhiễm chủ yếu do việc xả thải của gần 300 doanh nghiệp tại 2 Cụm công nghiệp tự phát Đức Hòa Đông và Đức Hòa Hạ. Trong năm 2018, Sở đã tham mưu để UBND tỉnh xử phạt đối với KCN Tân Đức số tiền gần 2 tỉ đồng liên quan đến việc xả thải không đúng quy định. Liên quan đến vấn đề môi trường trong các công ty trên địa bàn tỉnh, sở đã tiến hành kiểm tra và xử lý 32 trường hợp vi phạm với số tiền phạt 6 tỉ đồng.

Huân Cao - Duy Trường
TIN LIÊN QUAN

Thực trạng ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam còn rất nặng nề

ANH THƯ |

Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương, trong đó phần lớn là người lao động chính trong gia đình và trẻ em.

Kiên Giang: Báo động nạn ô nhiễm tại các tuyến kênh ngăn mặn

Lục Tùng |

Bên cạnh tác dụng ngăn mặn, tích ngọt, giúp người dân ổn định sinh hoạt, sản xuất trong mùa hạn, các công trình ngăn mặn trên các tuyến kênh đang bộc lộ thực trạng ô nhiễm có khả năng đe dọa đến sức khỏe người dân với hậu quả rất khó lường.

Cụm công nghiệp chưa hoàn thiện tại Đắk Lắk: Nhiều DN xả thải gây ô nhiễm

Hữu Long |

Đi vào hoạt động từ lâu nhưng Cụm công nghiệp Tân An 1 và Tân An 2 (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chưa được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Không chỉ triển khai dự án chậm trễ, nhiều doanh nghiệp ở cụm công nghiệp này lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo đã liên tục xả trộm nước thải ra ngoài môi trường. Chủ đầu tư là TP.Buôn Ma Thuột dù biết chuyện nhưng đến nay vẫn chưa xử lý tận gốc vấn đề.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Thực trạng ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam còn rất nặng nề

ANH THƯ |

Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương, trong đó phần lớn là người lao động chính trong gia đình và trẻ em.

Kiên Giang: Báo động nạn ô nhiễm tại các tuyến kênh ngăn mặn

Lục Tùng |

Bên cạnh tác dụng ngăn mặn, tích ngọt, giúp người dân ổn định sinh hoạt, sản xuất trong mùa hạn, các công trình ngăn mặn trên các tuyến kênh đang bộc lộ thực trạng ô nhiễm có khả năng đe dọa đến sức khỏe người dân với hậu quả rất khó lường.

Cụm công nghiệp chưa hoàn thiện tại Đắk Lắk: Nhiều DN xả thải gây ô nhiễm

Hữu Long |

Đi vào hoạt động từ lâu nhưng Cụm công nghiệp Tân An 1 và Tân An 2 (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chưa được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Không chỉ triển khai dự án chậm trễ, nhiều doanh nghiệp ở cụm công nghiệp này lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo đã liên tục xả trộm nước thải ra ngoài môi trường. Chủ đầu tư là TP.Buôn Ma Thuột dù biết chuyện nhưng đến nay vẫn chưa xử lý tận gốc vấn đề.