Nữ cán bộ người H’Mông từng bị ép gả năm 15 tuổi và hành trình xóa nạn tảo hôn

Kiên Phan |

Từ một thiếu nữ bị ép gả về nhà chồng ở tuổi 15, chị Lý Thị Cầu - người dân tộc H’Mông ở vùng cao Yên Bái đã vượt qua mọi rào cản để đặt chân vào trường Đại học rồi trở về quê hương vận động người dân xóa nạn tảo hôn.

Tiếp cận tri thức để thay đổi thủ tục lạc hậu

Tranh thủ những ngày nghỉ lễ 30.4 - 1.5, chị Lý Thị Cầu cùng nhiều chị em trong Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đến các bản làng xa xôi tuyên truyền vận động các gia đình về tác hại của tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên.

Túc Đán là xã vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó với hơn 90% người dân tộc H’Mông sinh sống.

Trong trí nhớ của người phụ nữ sinh năm 1995, nơi đây chuyện con gái 12, 13 tuổi đi lấy chồng, phụ nữ 20 tuổi nhưng có đến 3 mặt con là điều không hiếm gặp.

Bản thân chị Lý Thị Cầu cũng là một trong những nạn nhân của hủ tục đó. Năm 15 tuổi, khi đang học cấp 2, chị được bố mẹ ép gả chồng vì sợ con gái ế.

Chị Lý Thị Cầu (ngoài cùng bên phải) chia sẻ về câu chuyện lấy chồng ở tuổi 15. Ảnh: Phan Kiên
Chị Lý Thị Cầu (ngoài cùng bên phải) chia sẻ về câu chuyện lấy chồng ở tuổi 15. Ảnh: Phan Kiên

Từ ngày về nhà chồng, cô gái H’Mông chỉ quanh quẩn ở nhà làm những công việc nội trợ, chăm lo cho các em nhỏ của chồng.

Trong một lần lên thị trấn, thấy các bạn cùng trang lứa trên tay cầm quyển sách, gương mặt tươi vui, Lý Thị Cầu khát khao được quay trở lại trường học.

Đến một ngày, trên đường đi làm nương về nhà, chị bất ngờ nhặt được một tờ thông báo tuyển sinh bổ túc THPT. Nung nấu ước mơ đã lâu, chị đã mạnh dạn xin gia đình và chồng cho mình tiếp tục được đi học, tiếp cận tri thức.

“Nhà nghèo không có tiền nên mỗi ngày đi học tôi phải gói cơm nắm mang đi để ăn trưa. Khi học về, tôi lại tranh thủ lên nương rẫy làm bù công việc”, chị Cầu kể lại quãng thời gian vất vả tìm con chữ.

Nhờ được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành con em người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị Cầu quyết tâm thi Đại học và trúng tuyển Ngành quản lí văn hoá của Đại học Văn hóa Hà Nội.

Một buổi đi tuyên truyền về tác hại của tảo hôn tại các thôn bản của chị Lý Thị Cầu. Ảnh: Phan Kiên
Một buổi tuyên truyền về tác hại của tảo hôn tại các thôn bản của chị Lý Thị Cầu. Ảnh: Phan Kiên

Khi đó, Lý Thị Cầu là số ít người hiếm hoi, mà lại là phụ nữ trong cộng đồng người H’Mông trúng tuyển Đại học. Thấy mình may mắn khi được ăn học, chị càng thương phận phụ nữ vùng cao phải chịu nhiều bất công khi phải bỏ học dở chừng để cưới chồng, sinh con, cả đời chỉ quanh quẩn trong bản làng.

Nghĩ vậy, sau khi tốt nghiệp chị quyết định trở về mảnh đất Túc Đán nghèo khó làm cán bộ với hy vọng - sẽ chung tay đẩy lùi hủ tục, giúp chị em nơi đây có cuộc sống tốt hơn.

Với nhiệt huyết của mình, chị Lý Thị Cầu đã năng nổ tham gia mọi phong trào của xã và các đoàn thể. Sau đó, chị được giới thiệu vào vị trí Chủ tịch Liên hiệp Phụ nữ xã Túc Đán - nữ cán bộ trẻ nhất huyện Trạm Tấu thời điểm đó.

Mưa dầm thấm lâu

Hiểu tập tục, cộng thêm lòng kiên trì nhẫn nại, chị Lý Thị Cầu đã thành công vận động nhiều phụ nữ ở các độ tuổi tham gia Hội Liên hiệp Phụ nữ xã.

Khi có hội viên đông đảo, chị Lý Thị Cầu bắt đầu triển khai các mô hình “nói không với tảo hôn”, không hôn nhân cận huyết thống; "không sinh con thứ 3 trở lên”, “100% học sinh nữ trong độ tuổi ra lớp ở các cấp học được đi học đầy đủ”...

Chị Lý Thị Cầu (ngoài cùng bên phải) và quyết tâm xoá bỏ hủ tục tảo hôn khắp các bản làng vùng cao. Ảnh: Phan Kiên
Chị Lý Thị Cầu (ngoài cùng bên phải) chia sẻ tác hại về hủ tục tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên. Ảnh: Phan Kiên

Theo chị Cầu, hủ tục tảo hôn đã ăn sâu trong tâm trí của đồng bào dân tộc H’Mông, vậy nên để xóa bỏ hoàn toàn là việc rất khó. Vậy nên chị chọn cách mưa dầm thấm lâu, hàng tuần lại khăn gói đi bản làng, trò chuyện, vận động bà con.

Hay mỗi khi có cơ hội, chị lại phối hợp tổ chức các chương trình, cuộc thi, tiểu phẩm có nội dung tuyên truyền nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn.

Gắn bó 10 năm ở vị trí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Túc Đán, chị Lý Thị Cầu trở thành nữ thủ lĩnh của chị em vùng cao. Ảnh: Phan Kiên
Gắn bó 10 năm ở vị trí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Túc Đán, chị Lý Thị Cầu được chị em tin tưởng. Ảnh: Phan Kiên

Lãnh đạo UBND xã Túc Đán chia sẻ, nhờ những nỗ lực của chị Lý Thị Cầu và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, số cặp tảo hôn từ hàng chục đã giảm còn trên đầu ngón tay.

Bên cạnh đó, chị Lý Thị Cầu còn tích cực giúp đỡ các hộ hội viên nghèo được vay vốn để chăn nuôi trâu bò, giúp nhiều gia đình thoát nghèo nhờ thực hiện mô hình nuôi dê…

Bà Hảng Thị Dông - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trạm Tấu cũng bày tỏ: “Có những việc rất khó làm ở cơ sở hội khác nhưng chị Lý Thị Cầu vẫn tìm ra cách triển khai để giúp chị em phụ nữ nhận ra giá trị của bản thân, khẳng định vị thế của mình với gia đình và xã hội”.

Kiên Phan
TIN LIÊN QUAN

Yên Bái liên tiếp xảy ra dông lốc gây thiệt hại nặng nề

Đinh Đại |

Trận mưa to kèm theo dông lốc đêm ngày 19.4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 150 nhà dân cùng 2 nhà xưởng bị sập và tốc mái, gãy đổ hơn 200ha hoa màu, cây lâm nghiệp.

Người dân vùng cao Yên Bái chật vật với khô hạn, thiếu nước

Đinh Đại |

Dù mới bắt đầu mùa nắng nóng đầu hè nhưng hàng trăm hộ dân ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chật vật vì thiếu nước sinh hoạt.

Yên Bái tặng bằng khen cho lao động có thành tích xuất sắc

Phan Kiên |

Ngày 19.4, Công đoàn các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Yên Bái tổ chức hoạt động hưởng ứng “Tháng công nhân, tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động” năm 2024 với chủ đề “Cảm ơn đoàn viên”.

Đắk Nông ngăn chặn nạn tảo hôn

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Năm 2023, huyện Đắk Glong đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng đến việc chấm dứt tình trạng tảo hôn ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Cách tra cứu điểm thi lớp 10 tại Hà Nội và các tỉnh thành

Vân Trang |

Phụ huynh, học sinh theo dõi cách tra cứu điểm thi lớp 10 tại Hà Nội và các tỉnh thành năm 2024.

Xóa sổ loại "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hiện nay, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh các quyết định giao đất, cho thuê đất từ loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở" sang đất thương mại, dịch vụ tại dự án Sông Lô Nha Trang.

Yên Bái liên tiếp xảy ra dông lốc gây thiệt hại nặng nề

Đinh Đại |

Trận mưa to kèm theo dông lốc đêm ngày 19.4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 150 nhà dân cùng 2 nhà xưởng bị sập và tốc mái, gãy đổ hơn 200ha hoa màu, cây lâm nghiệp.

Người dân vùng cao Yên Bái chật vật với khô hạn, thiếu nước

Đinh Đại |

Dù mới bắt đầu mùa nắng nóng đầu hè nhưng hàng trăm hộ dân ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chật vật vì thiếu nước sinh hoạt.

Yên Bái tặng bằng khen cho lao động có thành tích xuất sắc

Phan Kiên |

Ngày 19.4, Công đoàn các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Yên Bái tổ chức hoạt động hưởng ứng “Tháng công nhân, tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động” năm 2024 với chủ đề “Cảm ơn đoàn viên”.

Đắk Nông ngăn chặn nạn tảo hôn

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Năm 2023, huyện Đắk Glong đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng đến việc chấm dứt tình trạng tảo hôn ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.