Đắk Nông ngăn chặn nạn tảo hôn

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Năm 2023, huyện Đắk Glong đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng đến việc chấm dứt tình trạng tảo hôn ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Vẫn còn tình trạng tảo hôn

Cách đây 4 năm, chị C ở xã Đắk P'lao đã lấy chồng khi mới 16 tuổi. Hiện chị C đang có 2 người con. Thời điểm đó, chồng chị C mới 19 tuổi nên hai người không đủ điều kiện đăng ký kết hôn. Hiện nay, do kinh tế gia đình khó khăn, đến nay đôi vợ chồng trẻ vẫn chưa có điều kiện ra ở riêng.

Chia sẻ về việc này chị C cho biết, cùng lứa tuổi, nhiều bạn bè đang đi học còn mình thì quanh quẩn với việc bếp núc, con cái, nương rẫy.

Gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền cộng với việc bất đồng quan điểm sống… là những nguyên nhân khiến vợ chồng hay mâu thuẫn, cãi vã. Nghĩ lại chị C cảm thấy mình vẫn còn quá trẻ, chưa thể quán xuyến công việc gia đình.

Mới đây, thông qua công tác phổ cập giáo dục, chính quyền địa phương và giáo viên Trường mầm non Hoa Lan, xã Quảng Khê (Đắk Glong) phát hiện ra 3 trẻ em ở bon R’Dạ chưa được khai sinh. Cả 3 đang sống cùng ông bà ngoại, còn bố và mẹ của các em đã bỏ đi biệt tích từ lâu.

Điều đáng nói, mẹ của những đứa trẻ này sinh con khi chưa đủ tuổi kết hôn. Cũng vì thế, cả 3 đứa trẻ trước đó không được khai sinh và không được đến trường học.

Theo UBND xã Quảng Khê, trong năm 2023, trên địa bàn xã Quảng Khê phát hiện 5 cặp có nguy cơ tảo hôn. Sau khi nắm bắt tình hình, chính quyền địa phương đã vào cuộc can thiệp kịp thời.

Nâng cao nhận thức cho người dân

Theo UBND huyện Đắk Glong, trong năm 2023, địa phương đã tổ chức hơn 30 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với hơn 1.700 lượt người tham dự.

Hiện huyện Đắk Glong đã triển khai thành lập nhiều điểm truyền thông, vận động và các câu lạc bộ, các nhóm nòng cốt để tuyên truyền, góp phần thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó, huyện Đắk Glong cũng huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm thực hiện việc ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Hoàng Thị Mỵ, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đắk Glong cho biết, tình trạng tảo hôn ở huyện Đắk Glong đã giảm mạnh nhưng vẫn còn xảy ra ở một số nơi, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số như người Mạ, người Mông sinh sống.

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn không phải là chuyện một sớm một chiều và cần sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ hơn của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Trong quá trình thực hiện, các địa phương phát huy vai trò của các nhà trường và đội ngũ cán bộ thôn, bon để giúp người dân nâng cao nhận thức về tảo hôn và những hậu quả do tảo hôn mang lại.

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Huyện Tân Lạc tăng cường tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Đinh Đại |

Thời gian qua, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã tích cực tuyên truyền, phổ biến đến đồng bào dân tộc thiểu số các kiến thức về hôn nhân gia đình, nâng cao nhận thức trong hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Thái Nguyên vẫn còn tình trạng tảo hôn

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Theo khảo sát, rà soát từ các trạm y tế tuyến xã từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 44 trường hợp tảo hôn.

Nan giải câu chuyện tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con ở vùng cao

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Dù chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã quan tâm, áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động… tuy nhiên tình trạng tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn diễn ra.

Tảo hôn tăng vì phụ huynh bị xử phạt hành chính quá nhẹ

HƯNG THƠ |

Chỉ 6 tháng đầu năm, chỉ 1 xã ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có đến 18 trường hợp tảo hôn. Để con tảo hôn, các phụ huynh chỉ bị xử phạt hành chính với mức nhẹ.

Tế bào gốc từ người chưa được cấp phép cho các cơ sở làm đẹp, y tế tư nhân

NHÓM PV |

Sử dụng tế bào gốc từ người trong điều trị bệnh mãn tính (tiểu đường, xơ gan, mỡ máu...) và làm đẹp hiện chưa được cấp phép rộng rãi tại nước ta. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng chi tiền, nhiều cơ sở khám chữa bệnh và làm đẹp vẫn đang lợi dụng công nghệ tế bào gốc từ người để quảng cáo, kinh doanh trục lợi.

Bên trong nhà máy gạch có Giám đốc vừa bị khởi tố vì khai thác đất trái phép

Đinh Đại |

Ngày 2.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hòa Bình) đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Công ty Công ty Cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình vì khai thác trái phép trên 47.000 m3 đất để làm nguyên liệu sản xuất gạch, tổng giá trị gần 6 tỉ đồng.

Bảo Hân phim “Về nhà đi con” tiết lộ may mắn lớn nhất ở tuổi 19

Bình An |

Bảo Hân chia sẻ, cô hiểu vì sao nhiều khán giả luôn nhận định, nữ diễn viên là người may mắn. Bởi ngay từ vai diễn đầu tiên Ánh Dương trong phim “Về nhà đi con” đã giúp Bảo Hân nổi tiếng, khi mới 19 tuổi.

Cựu Giám đốc CDC Hải Dương nhờ bảo vệ nhận hộ 22 tỉ đồng

Việt Dũng |

Ngoài hành vi che giấu việc nhận tiền từ Việt Á, Phạm Duy Tuyến còn trình bày trước tòa về số tiền 27 tỉ đồng đã chi cho nhiều cá nhân, trong đó có cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng.

Huyện Tân Lạc tăng cường tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Đinh Đại |

Thời gian qua, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã tích cực tuyên truyền, phổ biến đến đồng bào dân tộc thiểu số các kiến thức về hôn nhân gia đình, nâng cao nhận thức trong hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Thái Nguyên vẫn còn tình trạng tảo hôn

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Theo khảo sát, rà soát từ các trạm y tế tuyến xã từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 44 trường hợp tảo hôn.

Nan giải câu chuyện tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con ở vùng cao

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Dù chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã quan tâm, áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động… tuy nhiên tình trạng tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn diễn ra.

Tảo hôn tăng vì phụ huynh bị xử phạt hành chính quá nhẹ

HƯNG THƠ |

Chỉ 6 tháng đầu năm, chỉ 1 xã ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có đến 18 trường hợp tảo hôn. Để con tảo hôn, các phụ huynh chỉ bị xử phạt hành chính với mức nhẹ.