Nỗi lo của làng nuôi cá chép đỏ phục vụ dịp ông Công ông Táo

Lương Hà |

Hải Phòng - Chỉ còn khoảng một tuần nữa là làng nuôi cá chép đỏ ở Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng vào vụ thu hoạch. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, trời lạnh kéo dài khiến người nuôi cá chép đỏ ngày đêm lo lắng.

Vốn là vùng trũng bên dòng sông Hóa, làng Hội Am (xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) có nghề truyền thống hơn 45 năm là nuôi, ươm cá giống. Trong đó, nghề nuôi cá chép đỏ để làm "phương tiện" tiễn ông Công, ông Táo về trời phục vụ cho thị trường vốn đã nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc.

Những chú cá chép đỏ tại các ao nuôi cá  giống của người dân làng Hội Am (xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng). Ảnh: T.Hà
Những con cá chép đỏ tại các ao nuôi cá giống của người dân làng Hội Am (xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng). Ảnh: T.Hà

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động chiều 4.1, nhiều hộ dân tại khu vực đầm nuôi cá giống làng Hội Am đang thấp thỏm lo lắng, túc trực tại đầm cả ngày để nắm bắt tình hình, kiểm soát lượng cá ngoi lên mỗi lần cho ăn.

Rắc những âu cám xuống ao cho cá ăn, ông Nguyễn Văn Lượng - người có kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi cá giống ở làng Hội Am - trăn trở: "Đây là thời điểm rất quan trọng đối với chúng tôi, bởi mùa này, cá hay bị các bệnh, nhất là nấm mà chết. Những ngày trời lạnh, thời tiết mưa rét, cá ngoi lên ít, mỗi lần cho ăn, tôi đều phải chú ý kiểm soát lượng cá (tang cá) để cho số lượng đồ ăn phù hợp. Nhiều hôm, tôi không dám về nhà mà ngủ lại ao để tiện trông nom, xem lượng nước trong ao".

Anh Lượng cho cá chép vàng ăn cám. Ảnh: T.Hà
Ông Lượng cho cá chép đỏ ăn cám. Ảnh: T.Hà

Theo ông Lượng, nuôi cá chép đỏ đòi hỏi phải tỉ mỉ hơn các loại cá thông thường. Ngoài việc phải thường xuyên vệ sinh ao chuôm hết sức cẩn thận, trong quá trình chăm sóc, phải cho cá ăn thức ăn đảm bảo, không được cho cá ăn những loại cám kích thích không rõ nguồn gốc.

Chỉ cách khu đầm nhà ông Lượng 200m, gia đình chị Hoàng Thị Tốt - 41 tuổi, cũng không khỏi lo lắng bởi thời tiết lạnh, cá ít ngoi lên mặt nước. "Nhà tôi lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn sàng máy bơm nước, máy khuấy tạo ô-xy, để sử dụng khi cần điều tiết nước, điều hòa ô-xy trong nước cho cá" - chị Tốt nói.

 
 
Khu đầm với 5 ao thả đủ các loại cá giống khác nhau, được nhà chị Hoàng Thị Tốt quy hoạch, đầu tư hệ thống thiết bị nuôi hiện đại. Ảnh: T.Hà

Cũng theo chị Tốt, thông thường cá chép đỏ sẽ được vào giống cá (thả cá giống) từ khoảng tháng 6 - 7 (dương lịch) để kịp cho lứa cá dịp 23 tháng Chạp.

Bên cạnh đó, muốn có cá tốt, khâu đầu tiên là phải chọn được cá bố mẹ. Cá mẹ đầu phải mình thon, cân đối, vây đuôi vàng, không rách, vẩy phải đều, đặc biệt khi lộ dưới ánh nắng phải óng ánh.

 
 
Hàng ngày, cá chép đỏ sẽ được người nuôi cho ăn 2 bữa/ngày. Ảnh: T.Hà

“Nhà tôi dành riêng 1 ao với diện tích 2 sào để thả 2 vạn cá chép đỏ, đến giờ có khoảng 5 tạ cá. Ít nữa, đến ngày cúng ông Công, ông Táo, tôi phải huy động thêm lao động để tập trung thu hoạch cá bán, giao cho thương lái. Năm nay, người nuôi bán với giá khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg cho thương lái tại đầm. Đến thời điểm này, sản lượng cá đạt hơn năm trước, mặc dù, thời tiết rét sâu và liên tục kéo dài, cũng bớt được phần nào nỗi lo của chúng tôi” - ông Lượng chia sẻ.

Ông Đào Xuân Luân - Chủ tịch UBND xã Cao Minh - cho biết, hiện nay, địa phương có khoảng hơn 300 hộ dân nuôi cá giống. Trước sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, để phát triển nghề nuôi cá giống hiệu quả, bền vững, địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người nuôi cá làng Hội Am cần chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ứng phó, thích nghi, nhất là khi thời tiết mùa đông có nhiều thay đổi như năm nay.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Bánh đúc Tàu - hương vị đất Cảng ngày đông

Lương Hà |

Bánh đúc Tàu là món ăn đường phố quen thuộc của người Hải Phòng, nhất là những ngày vào đông. Khoảng 50 năm trước, một số người Trung Quốc đến Hải Phòng và đã làm, bán món bánh đúc này ở đây.

Chiêm ngưỡng những gốc đào thế cực chất chỉ thuê, không bán ở Hải Phòng

Lương Hà |

Hải Phòng - Những gốc đào thế hàng chục năm tuổi ở các tỉnh miền núi phía Bắc được các chủ vườn đào ở An Dương - Hải Phòng  mua về ghép cành, chăm sóc. Các chủ vườn không bán đào, mà chỉ cho thuê với giá ít nhất từ 20 - 60 triệu đồng/cây trong những ngày Tết.

Những gốc hoa sứ vài chục triệu nằm im trong vườn không người mua

Thiên Hà |

Hải Phòng - Hơn 20 gốc hoa sứ trên 30 năm tuổi có giá trị vài chục triệu đồng/cây ở làng hoa Kiều Trung (xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP Hải Phòng) bỏ không, nằm im trong vườn không người mua.

Hà Giang làm rõ vụ bà Hoàng Hường gọi mèn mén là cám lợn

Phong Quang |

Công an tỉnh Hà Giang, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ thông tin vụ việc bà Hoàng Thị Hường gọi người kinh doanh dịch vụ ở Dốc Thẩm Mã là những người ăn xin và gọi mèn mén là cám lợn.

Kiểm định viên quân sự làm đăng kiểm: Nhanh, chuyên nghiệp, thoát ùn tắc

MINH HÀ - HÀ CHI |

Sau 1 ngày chính thức có sự tham gia hỗ trợ đăng kiểm xe của lực lượng kiểm định viên quân sự, các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội đã tăng năng suất kiểm định, góp phần nhanh chóng giải tỏa ùn tắc.

Kiểm tra, xử lý xây dựng trái phép ở xã Hiệp Hòa sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Sau phản ánh của Báo Lao Động về vi phạm, tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng trái phép ở xã Hiệp Hòa, UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) đã nhanh chóng tiếp nhận thông tin, chỉ đạo kiểm tra làm rõ, xử lý theo quy định.

Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà xử lý các công trình sai phép

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi đang là điểm nóng về tình trạng vi phạm xây dựng trái phép và sử dụng đất sai mục đích. Trước thực trạng này, nhà chức trách đang có biện pháp mạnh, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 ở Hà Nội

Bích Hà |

Trong hai ngày 7 và 8.4, toàn bộ học sinh lớp 12 ở Hà Nội sẽ làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức tương tự như kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bánh đúc Tàu - hương vị đất Cảng ngày đông

Lương Hà |

Bánh đúc Tàu là món ăn đường phố quen thuộc của người Hải Phòng, nhất là những ngày vào đông. Khoảng 50 năm trước, một số người Trung Quốc đến Hải Phòng và đã làm, bán món bánh đúc này ở đây.

Chiêm ngưỡng những gốc đào thế cực chất chỉ thuê, không bán ở Hải Phòng

Lương Hà |

Hải Phòng - Những gốc đào thế hàng chục năm tuổi ở các tỉnh miền núi phía Bắc được các chủ vườn đào ở An Dương - Hải Phòng  mua về ghép cành, chăm sóc. Các chủ vườn không bán đào, mà chỉ cho thuê với giá ít nhất từ 20 - 60 triệu đồng/cây trong những ngày Tết.

Những gốc hoa sứ vài chục triệu nằm im trong vườn không người mua

Thiên Hà |

Hải Phòng - Hơn 20 gốc hoa sứ trên 30 năm tuổi có giá trị vài chục triệu đồng/cây ở làng hoa Kiều Trung (xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP Hải Phòng) bỏ không, nằm im trong vườn không người mua.