Những giai điệu từ Kim Liên

Quỳnh Trang |

Họ không diễn, nhưng cách mà những hướng dẫn viên tại Khu di tích Kim Liên ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) thuyết minh, kể những câu chuyện về Bác xứng đáng được nâng lên thành một nghệ thuật. Bởi từng lời nói, câu chữ xuất phát từ tình cảm thật, từ tấm lòng của người con xứ Nghệ dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những người tiếp khách cho gia đình Bác

Tôi trở lại khu di tích Kim Liên ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) buổi chiều chớm đông, trời lắc rắc mưa phùn báo hiệu mùa đông đã đến.

Khu vườn nhà Bác, thấp thoáng những nụ hoa dâm bụt đang e ấp, khép mình dưới những tàu lá xanh mỡ. Kí ức này, khung cảnh chẳng khác nào ngày Bác chưa đi xa…

Chuyến đi này, tôi có một trọng trách đặc biệt. Đó là trao một món quà được gửi từ Hà Nội vào cho một thuyết minh viên. Người gửi quà là một nhà giáo đã nghỉ hưu, lần đầu đến thăm quê Bác vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Người ngày 19/5/2023. Trở về Hà Nội, những câu chuyện về thời thơ ấu và sự nghiệp cách mạng của Bác qua lời kể bằng tiếng Nghệ thân thương của người hướng dẫn viên đã làm bà giáo ấn tượng và xúc động.

Chị Nguyễn Thị Thanh - người hướng dẫn viên tại làng Kim Liên khi nhận món quà giản dị đã mừng như muốn khóc. Chị bảo: “Những món quà của du khách thật sự đáng trân trọng, khiến chúng tôi yêu công việc hơn, gắn bó hơn với nghề”.

Ở tại cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên có tất cả 16 người làm công việc đón khách, chia đều cho ba khu vực. Hàng năm Kim Liên đón hàng triệu du khách về thăm trong đó có cả một lượng khách quốc tế không hề ít. Chính vì thế nên các hướng dẫn viên còn phải thông thạo Anh ngữ để thuyết minh cho khách quốc tế.

Chị Nguyễn Thị Thanh – thuyết minh viên tại Khu di tích Kim Liên vẫn luôn tìm thấy sự mới mẻ và tình yêu với công việc. Ảnh: Quỳnh Trang
Chị Nguyễn Thị Thanh – thuyết minh viên tại Khu di tích Kim Liên vẫn luôn tìm thấy sự mới mẻ và tình yêu với công việc. Ảnh: Quỳnh Trang

Công việc thuyết minh ở quê Bác thoạt nghe tưởng đơn giản nhưng là một việc rất khó. Chị Thanh tâm sự: “Để làm được công việc thuyết minh tại khu di tích đăc biệt này, ngoài những điều kiện bắt buộc phải có sẵn như “giọng Nghệ ấm áp, tiếng Việt chuẩn, cử chỉ từ ánh mắt, âm điệu khi phát âm đến trang phục, ngoại hình tiêu biểu thì còn phải là người có tình cảm đặc biệt dành cho Bác. Phải cảm nhận được, hiểu một cách cặn kẽ những gốc cau, mái rạ nơi đây. … Mỗi lời nói, mỗi câu chuyện phải chứa đựng tình cảm, xuất phát từ trái tim của người thuyết minh. Bởi chúng tôi xác định đây không chỉ đơn thuần là một công việc mà là một trọng trách, một vinh dự: Chúng tôi là những người tiếp khách cho gia đình Bác”.

Giai điệu Kim Liên

Tôi gặp Trần Thanh Thùy (quê ở TP. Vinh, Nghệ An), mới 24 tuổi, nhưng đĩnh đạc, chín chắn và đặc biệt khiêm tốn. Thanh Thuỳ kể, khi còn học tiểu học, trong một lần được theo mẹ về thăm quê, thăm nhà Bác, được chứng kiến các cô thuyết minh mặc áo dài hăng say hướng dẫn cho khách trên quê Bác, cô thầm ao ước một ngày mình sẽ trở thành một người như thế. Và hy vọng ấy cứ lớn dần lên trong trong suy nghĩ.

Năm 2020, sau khi tốt nghiệp Khoa Văn của Trường Đại học Vinh, cùng lúc đó Khu Di tích Kim Liên thông báo tuyển dụng hướng dẫn viên. Thế là Thuỳ đến Khu di tích nộp hồ sơ để rồi sau gần ba tháng học tập tại khu di tích Kim Liên, Thanh Thuỳ được tuyển chọn về làm nhiệm vụ tiếp khách cho gia đình Bác đúng như mơ ước bấy lâu.

Thuỳ nói: “Trước đây, du khách thường xin địa chỉ, viết thư bày tỏ nỗi niềm. Tới giờ tất cả những bức thư đó tôi đều giữ gìn cẩn thận, đặc biệt có một bức thư viết bằng mực tím của một bác cựu chiến binh ở Tiên Lữ, Hưng Yên. Phía sau phong bì bác còn viết thêm: "Do thương Bác quá nên tôi vừa viết thư cho chị vừa khóc nên đã nhòe mất một số chữ, mong chị thông cảm".

Khu vườn nhà Bác, thấp thoáng những nụ hoa dâm bụt đang e ấp, khép mình dưới những tàu lá xanh mỡ. Ảnh: Quỳnh Trang
Khu vườn nhà Bác, thấp thoáng những nụ hoa dâm bụt đang e ấp, khép mình dưới những tàu lá xanh mỡ. Ảnh: Quỳnh Trang

Hay gần đây khi thuyết minh tiếng Anh cho một gia đình đến từ nước Mỹ, người vợ gốc Việt. Khi nói đến đoạn Bác mất mẹ và em trai khi mới 11 tuổi, thì người đàn ông Mỹ bỗng nghẹn ngào thành tiếng. Lúc đó, tôi không biết làm như thế nào nên quay sang nhìn người vợ, chị giơ ra hiệu cứ nói tiếp, sau đó chị giải thích: Do anh ấy quá xúc động và thương Bác. Chúng tôi hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn và yêu Việt Nam hơn…”.

Còn thuyết minh viên Phùng Thị Hương Giang chia sẻ: "Có lần thuyết minh cho một vị khách người Nhật đến thăm nhà Bác, trước khi chia tay, thông qua người phiên dịch, ông nói:“ Dù không hiểu được hết, nhưng tôi đọc được sự chân thành trong đôi mắt của cô. Tôi nghe như một giai điệu...”

Cũng bởi công việc đặc biệt quan trọng nên mỗi lần thuyết minh cho du khách chỉ kéo dài trong 30 phút, mỗi người một ngày đảm nhiệm khoảng 3 đến 5 ca vào một ngày. Điều kiện công việc với những đòi hỏi cao như vậy, nhưng đến nay chưa có trường lớp nào để đào tạo nghề thuyết minh cho các hướng dẫn viên tại Khu di tích Kim Liên. Họ phải tự trau dồi, học hỏi lẫn nhau. Đặc biệt là sự dẫn dắt chỉ bảo của các bậc đàn chị đi trước.

“Công việc không chỉ yêu cầu trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, không được phép sai sót mà quan trọng không kém là chuyển tải được trọn vẹn và chân thực nhất về thời thơ ấu của Bác, những tình cảm thiêng liêng của Người đối với quê hương và của quê hương dành cho Người", thuyết minh viên Nguyễn Thị Thanh chia sẻ.

Khi nghe tôi nói “Làm hướng dẫn viên tại quê Bác cũng giống như những nghệ sĩ” thì không ai dám nhận. Thanh nói: “Không, chúng em chỉ là người tiếp khách cho gia đình Bác. Các nghệ sỹ thì diễn, còn “Người tiếp khách” chúng em không được phép “diễn”. Mà phải tuyệt đối trung thực trong quá trình chuyển tải câu chuyện về gia đình Bác đến với khách ghé thăm”.

16 thuyết minh viên, có người mới vào, đang trong thời gian học hỏi, có người đã gắn bó với công việc đặc biệt này từ 20 năm đến gần 30 năm nhưng chưa bao giờ thấy công việc của mình là nhàm chán. Ở trong họ đều có sự tồn tại song song của hai con người: một thuyết minh viên nghiêm túc, đĩnh đạc trong công việc bất kể ngày, đêm, mưa, nắng và một con người đời thường vô cùng giản dị, trẻ trung.

Với yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ thuyết minh viên Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên hiện có 6 người có thể hướng dẫn, thuyết minh bằng tiếng Anh. Thời gian tới, sẽ có thêm nhiệm vụ thuyết minh bằng tiếng Lào cho khách đến từ nước bạn Lào.

Có thể những người thuyết minh ở cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên không nhận mình là nghệ sĩ nhưng tình cảm của họ, cách mà họ truyền tải câu chuyện về Bác, cất lên như những giai điệu. Giai điệu từ Kim Liên…

Quỳnh Trang
TIN LIÊN QUAN

Công an Nghệ An được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Quang Đại |

Cùng với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Nghệ An được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nghệ An lọt vào top 3 địa phương mua nhiều ôtô nhất cả nước

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp |

Trong năm 2023, tỉnh Nghệ An lọt top 3 địa phương mua xe cao nhất cả nước, chỉ xếp sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Người dân vui mừng khi đền Kim Liên được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Cát Tường - Văn Thắng |

Đền Kim Liên vinh dự đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt trong ngày Lễ hội truyền thống 16.3 âm lịch (16.4.2022), cũng là ngày sinh thần Cao Sơn Đại Vương.

Tận thấy báu vật nghìn năm tuổi còn sót lại từ rừng lim xanh Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Cả rừng lim xanh rộng hàng chục ha ở núi Mả Sở (xã Hoà Bình, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) đến nay chỉ còn sót lại 2 cây lim phía sau đền Nghè Hà Phú. Một trong 2 cây lim đã có tuổi đời hơn 1.000 năm, được công nhận là cây di sản.

Độc đáo những chiếc đũa buông chôn dưới đất 10 năm không mục

Duy Tuấn |

Bình Thuận – Để làm ra những đôi đũa buông truyền thống phải chọn sóng buông già có tuổi đời 50 năm, trải qua nhiều công đoạn từ cắt gỗ, làm nhám, rồi đánh bóng bằng sáp ong mới hoàn thành các đôi đũa bền đẹp. Đũa từ sóng buông tự nhiên không sử dụng hóa chất, không bị mối mọt nên được thị trường ưa chuộng.

Chuyện dọc đường nước Mỹ

Ngọc Vân |

Tháng 10 năm 2023, tôi vừa có chuyến đi đầu tiên trong đời tới Mỹ theo lời mời của phía bạn dành cho các nhà báo ASEAN, tới hai thành phố nổi tiếng là Thủ đô Washington D.C và New York. Không ít choáng ngợp và đôi chút… hụt hẫng trong lần đầu tiên ấy.

400 con rồng quy tụ ở ngôi đình cổ Hải Phòng

Mai Dung |

Đình Hàng Kênh – ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi là di tích đặc biệt, tiêu biểu của thành phố Cảng - Hải Phòng. Ngôi đình còn nổi tiếng bởi lối kiến trúc độc đáo với các mảng chạm khắc gần 400 con rồng cầu kỳ, tinh xảo, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.

Giá thuê nhà tăng, nhiều khách thuê choáng váng

ANH HUY |

Dù trải qua một năm khó khăn nhưng giá nhà cho thuê tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn liên tục tăng khiến khách choáng váng. Các chuyên gia dự báo, trong năm 2024, thị trường này sẽ hạ nhiệt nhờ các giải pháp đưa ra để giảm giá nhà.

Công an Nghệ An được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Quang Đại |

Cùng với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Nghệ An được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nghệ An lọt vào top 3 địa phương mua nhiều ôtô nhất cả nước

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp |

Trong năm 2023, tỉnh Nghệ An lọt top 3 địa phương mua xe cao nhất cả nước, chỉ xếp sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Người dân vui mừng khi đền Kim Liên được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Cát Tường - Văn Thắng |

Đền Kim Liên vinh dự đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt trong ngày Lễ hội truyền thống 16.3 âm lịch (16.4.2022), cũng là ngày sinh thần Cao Sơn Đại Vương.