Nhiều công trình cấp nước miền núi Bình Định xuống cấp

Diễm Phúc |

Bình Định bắt đầu bước vào thời điểm nắng nóng kéo dài, thế nhưng hiện nay, hầu hết công trình cấp nước sinh hoạt ở các huyện miền núi đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Người dân lo lắng không đủ nước sinh hoạt trong thời điểm này.

Xây dựng ở đâu, bỏ hoang ở đó

Trên địa bàn nông thôn 3 huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định, tính đến cuối năm 2021, có 94 công trình cấp nước tập trung vùng nông thôn. Trong đó 87 công trình do cộng đồng quản lý, 5 công trình do đơn vị sự nghiệp công lập quản lý và 2 công trình do UBND xã quản lý vận hành; 53 công trình đã được bàn giao cho địa phương quản lý.

Riêng huyện Vân Canh có 17 công trình cấp nước tự chảy thì không có công trình nào hoạt động bền vững, tương đối bền vững; 12 công trình hoạt động kém bền vững và có tới 5 công trình không hoạt động.

Ông Trần Phong Năng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Canh cho biết, hầu hết những công trình phục vụ nước sinh hoạt trên địa bàn đơn giản, có quy mô nhỏ, là những công trình nước tự chảy do Nhà nước đầu tư cho đồng bào miền núi. Những công trình này chỉ phục vụ lấy nước đem về không qua lọc.

“Những công trình này, huyện giao về cho xã, xã giao về cho thôn, làng bà con tự quản lý không có thu tiền, nên kinh phí để phục vụ tu sửa công trình hạn hẹp. Qua kiểm tra, đến hiện nay không có công trình nào nguyên vẹn.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và thay đổi hiện trạng rừng đã làm cạn dần nguồn nước khiến việc cấp nước cho người dân những tháng mùa khô gặp nhiều khó khăn. Hiện nay chỉ có 4 -5 công trình cấp đủ nước còn lại chỉ cấp đủ nước vào mùa mưa”, ông Năng nói.

Đập dâng khu vực Suối Đá, thôn Hà Văn Trên, xã Canh Thuận cũng là 1 trong 17 công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở huyện Vân Canh. Công trình này được xây dựng hơn 10 năm trước, cấp nước sinh hoạt phục vụ gần 100 hộ dân đồng bào Ba Na ở thôn Hà Văn Trên nay cũng đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Ông Đinh Văn Đông (57 tuổi, trú thôn Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh) cho biết, năm 2020, nước lũ từ thượng nguồn đổ về làm bối lấp mặt đập dâng, hệ thống đường ống sắt dẫn nước về làng bị hư hỏng khoảng 100m. Sau đó, bà con trong thôn Hà Văn Trên đã góp tiền, bỏ công để nối lại đường ống. Hiện cứ vào mùa khô, Suối Đá cạn nước, người dân thôn Hà Văn Trên lại chật vật tìm nước sinh hoạt.

“Công trình đưa nước về thôn Hà Văn Trên bây giờ đã xuống cấp, đề nghị nâng lên 1m để cung cấp nước sinh hoạt đầy đủ cho người dân”, ông Đông nói.

Giao cho dân tự vận hành, không hiệu quả

Theo kết quả kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, trong tổng thể 94 công trình cấp nước tập trung vùng nông thôn thì chỉ có 1 công trình hoạt động bền vững, 72 công trình hoạt động kém bền vững và có tới 21 công trình không hoạt động. Trong đó chỉ có 2 công trình có công nghệ xử lý nước hoàn chỉnh lắng, lọc, khử trùng, đảm bảo chất lượng nước còn 92 công trình còn lại cấp nước không đạt chất lượng theo quy định.

Nhìn chung, các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân ở các huyện miền núi còn nhiều tồn tại như: Khu vực đầu mối không được vệ sinh; khu vực xây dựng đập dâng bị cát, lá cây vùi lấp cửa lấy nước; cát ở thượng lưu đập không được xả định kỳ; một số đập dâng không có hố thu nước và bể lọc thô; Một số công trình có bể lọc nhưng không hoạt động, không có hệ thống khử trùng, công tác vệ sinh bên ngoài công trình nước sạch không được quan tâm, không có tường rào bảo vệ; nhiều đường ống bị hư hỏng, rò rỉ…

Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do hầu hết các công trình cấp nước vùng miền núi quy mô nhỏ, phần lớn là các công trình tự chảy, công nghệ xử lý nước đơn giản và lạc hậu, công trình qua nhiều năm hoạt động bị xuống cấp, hư hỏng nặng, hầu hết các công trình không thu phí sử dụng nước nên không có nguồn kinh phí để duy tu, bảo dưỡng.

Nguồn nước chủ yếu lấy từ các khe suối nhỏ, thường bị khô trong mùa nắng nóng kéo dài, do việc khai thác rừng đầu nguồn làm chất lượng thảm thực vật vùng sinh thủy ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến lưu lượng nguồn nước thô, nhiều công trình không hoạt động cấp nước trong thời gian dài.

Ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, mô hình quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt ở vùng núi chủ yếu là mô hình cộng đồng là cán bộ thôn, bản làm việc kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành, không có phụ cấp, không có xây dựng phương án quản lý vận hành. Công tác sửa chữa, nâng cấp, bảo trì công trình cấp nước ở các cấp chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức.

“Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã đề nghị UBND tỉnh Bình Định cho chủ trương lập Đề án đánh giá hiện trạng công trình nước sạch nông thôn miền núi và các giải pháp thực hiện. Qua đó khảo sát hiện trạng; đánh giá nguồn nước, chất lượng nước; đề xuất các giải pháp”, ông Hồ Đắc Chương nói.

Diễm Phúc
TIN LIÊN QUAN

Sống cạnh công trình cấp nước, người dân vẫn thiếu nước sinh hoạt

Trần Trọng |

Yên Bái - Tốn hàng chục triệu đồng để dẫn nước về nhà, nhiều hộ dân vẫn đau đáu nỗi lo thiếu nước sinh hoạt dù công trình cấp nước được xây dựng ngay tại bản.

Sà lan trôi trong lũ, đánh sập đường ống cấp nước sinh hoạt của TPNha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hai chiếc sà lan trôi từ thượng nguồn sông Cái Nha Trang về phía khu vực cầu Hà Ra, làm sập một phần đường ống dẫn nước.

Khổ vì nước sinh hoạt có mùi hôi không thể sử dụng

An Trọng |

Sơn La - Nước sinh hoạt từ nhà máy có mùi hôi khó chịu nhiều hộ dân không thể sử dụng, sự cố đang xảy ra ngay trên địa bàn huyện Mai Sơn.

Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu thường niên trước Quốc hội Liên bang Nga chiều 21.2, giờ Việt Nam.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Vụ dối trá trong kiểm soát giết mổ: Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý

Nhóm PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Dối trá trong kiểm soát giết mổ heo ở Long An", cơ quan chức năng tỉnh Long An đã vào cuộc kiểm tra và xử lý những vi phạm được báo phản ánh.

Con trai bà Nguyễn Phương Hằng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ

Tú Ly |

TPHCM - Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn (con ruột của bà Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn gửi cơ quan chức năng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.

Sống cạnh công trình cấp nước, người dân vẫn thiếu nước sinh hoạt

Trần Trọng |

Yên Bái - Tốn hàng chục triệu đồng để dẫn nước về nhà, nhiều hộ dân vẫn đau đáu nỗi lo thiếu nước sinh hoạt dù công trình cấp nước được xây dựng ngay tại bản.

Sà lan trôi trong lũ, đánh sập đường ống cấp nước sinh hoạt của TPNha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hai chiếc sà lan trôi từ thượng nguồn sông Cái Nha Trang về phía khu vực cầu Hà Ra, làm sập một phần đường ống dẫn nước.

Khổ vì nước sinh hoạt có mùi hôi không thể sử dụng

An Trọng |

Sơn La - Nước sinh hoạt từ nhà máy có mùi hôi khó chịu nhiều hộ dân không thể sử dụng, sự cố đang xảy ra ngay trên địa bàn huyện Mai Sơn.