Nhân rộng những mô hình giảm nghèo hiệu quả trên cả nước

KHÁNH AN |

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các địa phương trên cả nước đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ đó đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tại tỉnh Bạc Liêu, gia đình chị Trần Thị Hiền (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) có đất sản xuất nhưng lại thiếu vốn đầu tư. Do đó, khi nhận được nguồn vốn vay 25 triệu đồng từ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, chị đã cải tạo đất, trồng các loại rau màu.

Tùy vào thời tiết và nắm bắt nhu cầu thị trường mà lúc thì chị xuống giống trồng hẹ bông, khi thì trồng rau quế. Có vốn, gia đình chị mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước tự động, vừa tiết kiệm được lượng nước tưới tiêu, vừa tận dụng thời gian để làm thêm công việc khác.

"Nhờ đó mà cuộc sống của gia đình tôi ngày càng được cải thiện. Thu nhập từ bông hẹ, lá hẹ, rau quế… mang về cho gia đình khoảng 16 triệu đồng/tháng” - chị Hiền cho biết.

Chị Trần Thị Hiền (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) chăm sóc, cắt tỉa rau quế. Ảnh: MTTQ Việt Nam
Chị Trần Thị Hiền (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) chăm sóc, cắt tỉa rau quế. Ảnh: MTTQ Việt Nam

Tại Bắc Giang, gia đình chị Hoàng Thị Thế (sinh năm 1973, dân tộc Tày ở thôn Hố Luồng) là một trong những hộ nghèo được hưởng lợi từ dự án hỗ trợ sinh kế. Chị Thế vẫn còn nhớ, khoảng 10 năm trước, cuộc sống gia đình chị vô cùng khó khăn.

Do chồng chị sức khoẻ không tốt nên một mình chị chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, lo trang trải cuộc sống gia đình 5 nhân khẩu, 3 con còn nhỏ. Trở ngại nhất với gia đình lúc đó là không có vốn và chưa tìm được hướng sản xuất phù hợp nhưng chị Thế luôn mong mỏi thoát nghèo.

Năm 2017, chị và 8 hộ nghèo khác trong xã, mỗi hộ được hỗ trợ 2 con bò sinh sản từ dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo của huyện. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tỉ mỉ quy trình nuôi, vệ sinh chuồng trại, phòng dịch bệnh, đến nay, chị đã xuất bán được 4 lứa.

Từ nguồn tích luỹ, cùng với vay mượn thêm người thân, năm 2019, chị Thế còn cải tạo khu vườn đồi cằn cỗi trồng 50 gốc vải thiều trước đó. Nhờ mạnh dạn đầu tư thêm từ nguồn hỗ trợ ban đầu, năm 2022, gia đình chị đã ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Tương tự, gia đình anh Tạ Văn Mạnh (sinh năm 1979, thôn Lãng Sơn, xã Đông Hưng, Lục Nam, Bắc Giang) cũng thoát nghèo nhờ nguồn hỗ trợ vốn vay.

Trước đây, ngoài làm nông, vợ chồng anh Mạnh không có việc làm thêm, điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn. Năm 2019, nhờ Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp, gia đình anh được vay 90 triệu đồng từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm (do Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quản lý).

Thêm nữa, được cán bộ chuyên môn tư vấn lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp ở địa phương, anh Mạnh đầu tư thêm vốn trồng hơn 1 ha rừng keo và gần 100 cây bưởi Diễn. Lấy công làm lãi, vợ chồng anh chăm chỉ vun trồng, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc của chủ vườn đi trước ở địa phương.

Đến nay, rừng keo đang phát triển tốt, chỉ còn hơn 1 năm nữa được thu hoạch, lứa bưởi đầu cho năng suất cao. Anh Mạnh đã tự nguyện xin thoát nghèo vào đợt rà soát năm 2022.

Thực tế trong nhiều năm qua, “rào cản” lớn nhất đối với hộ nghèo, cận nghèo trong phát triển kinh tế gia đình là vốn đầu tư và khoa học - kỹ thuật. Nhưng “rào cản” này đã được nhiều địa phương tháo gỡ bài bản thông qua việc huy động các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội cùng vào cuộc.

Bằng cách trao cho người nghèo “chiếc cần câu”, như: hỗ trợ vốn vay, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề và chia sẻ kinh nghiệm… đã giúp nhiều người nghèo được tiếp cận các “điều kiện cần” để phát triển kinh tế gia đình.

Hầu hết những hộ nghèo sau khi được hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng mô hình kinh tế, chủ yếu là mô hình chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ hoặc tham gia một số dịch vụ khác như rửa xe, sửa chữa xe máy đã nhanh chóng ổn định cuộc sống.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân để thoát nghèo bền vững

Thu Giang |

Bên cạnh các chính sách kịp thời, nhiều địa phương trên cả nước thời gian qua đã có những giải pháp tích cực trong công tác dạy nghề, tạo công ăn việc làm, góp phần giảm tỉ lệ nghèo bền vững trên địa bàn.

Nhiều hộ gia đình ở Bắc Giang làm đơn xin thoát nghèo

KHÁNH AN |

Trong năm 2023, tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có 50 hộ làm đơn xin thoát nghèo.

Những thành quả ấn tượng trên hành trình giảm nghèo bền vững ở Bắc Kạn

THU TRANG |

Tại tỉnh Bắc Kạn, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 sau hơn 2 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Kiến nghị có gói vay trả lãi đa dạng, phù hợp thu nhập của người lao động

Nguyễn Thị Anh Thư (Đoàn viên CĐCS Công ty TNHH NV Apprel - An Giang) |

Người lao động chúng tôi vui mừng đến rớt nước mắt khi được tin Công đoàn là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Rừng bị phá trong lúc chờ nhà đầu tư mới

PHAN TUẤN - BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk vẫn có dấu hiệu tiếp diễn, nhất là tại vùng dự án đang chờ bàn giao cho đơn vị mới tiếp tục đầu tư.

“Mong ước kỷ niệm xưa” và dấu ấn nhạc phim của cố nhạc sĩ Xuân Phương

Anh Trang |

Trước khi qua đời, nhạc sĩ Xuân Phương giảng dạy tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và làm nhạc phim cho nhiều series truyền hình nổi tiếng do VFC sản xuất.

Nữ nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Đặng Phương Hoài Tâm - Trưởng Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được bà chủ Trương Mỹ Lan tin tưởng, giao quản lý, theo dõi các tài sản riêng lẻ của Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này.

Rơi máy bay quân sự Mỹ chở 8 người gần Nhật Bản

Ngọc Vân |

Máy bay quân sự Mỹ V-22 Osprey rơi xuống biển phía tây Nhật Bản ngày 29.11 với 8 người trên máy bay.

Dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân để thoát nghèo bền vững

Thu Giang |

Bên cạnh các chính sách kịp thời, nhiều địa phương trên cả nước thời gian qua đã có những giải pháp tích cực trong công tác dạy nghề, tạo công ăn việc làm, góp phần giảm tỉ lệ nghèo bền vững trên địa bàn.

Nhiều hộ gia đình ở Bắc Giang làm đơn xin thoát nghèo

KHÁNH AN |

Trong năm 2023, tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có 50 hộ làm đơn xin thoát nghèo.

Những thành quả ấn tượng trên hành trình giảm nghèo bền vững ở Bắc Kạn

THU TRANG |

Tại tỉnh Bắc Kạn, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 sau hơn 2 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.