Nghề đan, vá lưới giúp tăng thu nhập cho chị em vùng biển

BÍCH NGỌC |

Những năm gần đây, nghề đan, vá lưới đã và đang là thu nhập chính của nhiều gia đình. Tại cảng Trần Đề, Sóc Trăng nhiều chị em phụ nữ nhận lưới về làm để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Xuất phát từ nhu cầu thuê nhân công đan, vá lưới của nhiều chủ tàu sau mỗi chuyến ra khơi, nhiều chị em sống gần khu vực cảng biển đã nhận làm thuê công việc này để kiếm thêm thu nhập.

Ảnh: Bích Ngọc
Nhiều chị em trên địa bàn nhận đan, vá lưới thuê để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Bích Ngọc

Hơn 15 năm gắn bó với nghề vá lưới thuê, chị Nguyễn Thị Thủy (Trần Đề, Sóc Trăng) đã quen với công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn của cái nghề này.

Theo chị Thuỷ, ban đầu người dân đánh bắt nhỏ lẻ nên thường chỉ vá lưới của gia đình. Nhưng sau này, nhiều chủ tàu có nhiều tàu cá nên cần nhiều nhân công để làm thuê.

"Lúc đầu là vá lưới của gia đình, chồng tôi đi biển cũng mười mấy năm, mỗi khi đánh bắt về lưới thường bị rách nên tôi phải vá lại. Dần dần quen tay nên nhận vá lưới thuê cho những chủ tàu khác", chị Thuỷ cho biết

Công việc vá lưới không quá nặng nhọc như nghề biển nhưng đòi hỏi sự khéo tay và kiên trì nên phù hợp với chị em phụ nữ tranh thủ thời gian nông nhàn để kiếm thêm thu nhập.

"Từ khi làm công việc vá lưới thuê gia đình cũng đỡ một phần trang trải chi phí sinh hoạt. Nếu lúc trước kinh tế gia đình đều phụ thuộc vào những lần ra khơi của chồng thì nay công việc vá lưới này giúp gia đình có thêm chút tiền mua rau, thịt cho mỗi bữa cơm", chị Thuỷ chia sẻ.

Những năm gần đây, các phương tiện đánh bắt thuỷ sản được trang bị quy mô về cả chất lượng và số lượng vì thế nhà tàu nào có tàu cá nhiều thì thuê nhân công để vá lưới càng đông.

Trung bình mỗi chủ tàu thuê từ 3 - 5 nhân công để vá lưới, nhiều hơn thì từ 10 - 15 lao động, nhờ vậy đã tạo được việc làm cho chị em phụ nữ trên địa bàn. Mỗi ngày nhân công thu nhập từ 100.000 - 150.000 đồng từ công việc này. 

Công việc đan, vá lưới thuê đã tạo việc làm cho chị em phụ nữ trên địa bàn. Ảnh: Bích Ngọc
Công việc đan, vá lưới thuê đã tạo việc làm cho chị em phụ nữ trên địa bàn. Ảnh: Bích Ngọc

Cũng như chị Thuỷ, chị Loan (Trần Đề, Sóc Trăng) làm công việc đan, vá lưới thuê đã gần 10 năm.

Do truyền thống của nghề đi biển mà nhiều người dân ở địa phương học nghề lẫn nhau và truyền nghề cho con cháu từ việc sửa chữa tàu ghe, đánh bắt cá cho đến việc vá lưới.

"Gia đình tôi sống bằng nghề đi biển nên từ nhỏ, tôi được cha dạy cho nghề đan lưới. Sau này, khi chồng tôi đi biển, tôi ở nhà vừa chăm con, vừa nhận lưới để đan, vá thuê cho các ghe tàu để trang trải cuộc sống", chị Loan cho biết.

Theo chị Loan, trung bình mỗi ngày kiếm được khoảng 200.000 đồng, gần 10 năm nay nhờ việc làm thuê này đã giúp gia đình nuôi con ăn học, trang trải chi phí cuộc sống.

Những năm gần đây, nghề đan, vá lưới không còn nhỏ lẻ mà tập hợp thành nhóm, cũng như nhu cầu thuê nhân công của các chủ tàu càng cao đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều chị em phụ nữ trên địa bàn nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

BÍCH NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Mùa nhãn trổ bông trên cồn Mỹ Phước ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Cồn Mỹ Phước từ lâu đã là một địa điểm du lịch sinh thái ở Sóc Trăng nổi tiếng với những vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả...

Nước lên là lở, Sóc Trăng, Hậu Giang chờ một giải pháp căn cơ chống sạt lở

Văn Sỹ |

Chỉ tính riêng từ tháng 12.2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang xảy ra gần 20 vụ sạt lở bờ sông, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản và việc đi lại của người dân. Đáng lo ngại hơn, theo dự báo của ngành chức năng, tình trạng sạt lở sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.

Rộn ràng Lễ hội Nghinh Ông ở Sóc Trăng

Văn Sỹ |

Sáng 10.5 (tức 21.3 âm lịch), tại Lăng Ông Nam Hải, cửa biển Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, thu hút hàng nghìn ngư dân trong và ngoài tỉnh đến dự.

Đồng USD thất thế trong giao thương Nga - Trung Quốc

Song Minh |

Phần lớn các khoản thanh toán giữa Nga và Trung Quốc không còn liên quan đến đồng USD.

Hàng loạt mặt bằng trên đất vàng ở trung tâm TP Hồ Chí Minh bị bỏ trống

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

Hàng loạt mặt bằng trên nhiều tuyến đường trung tâm TP Hồ Chí Minh "cửa đóng then cài" với chi chít bảng rao cho thuê.

Nới visa, nút mở để bứt tốc ngành du lịch năm 2023

Thái Mạnh |

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua nghị quyết chung về một số thay đổi trong chính sách visa như nâng thời hạn thị thực tại Việt Nam. Theo đó nhiều du khách ngoại đang kỳ vọng chính sách sẽ sớm được thông qua để không còn chịu cảnh du lịch "hối hả" khi tới Việt Nam.

Nở rộ livestream, hội nhóm mua bán số lô, đề trên mạng xã hội

THU GIANG |

Thời gian qua trên các trang mạng xã hội, nhiều đối tượng đã tìm cách lôi kéo người dân đánh bạc bằng hình thức bán số lô, đề. Đáng chú ý, nhiều đối tượng này còn công khai livestream rao bán số lô, đề với cam kết trúng 100%.

Dự báo xuất khẩu lạc quan, không lo vải thiều rớt giá

Long Vũ |

Hàng năm, sản lượng quả vải cả nước đạt khoảng 200.000-250.000 tấn, tập trung chính ở Bắc Giang, Hải Dương và một số vùng lân cận khác. Dự báo năm nay, sản lượng vải thiều tốt, tiêu thụ thuận lợi khi các công đoạn để xuất khẩu vải vào các thị trường chính đã được khởi động sớm.

Mùa nhãn trổ bông trên cồn Mỹ Phước ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Cồn Mỹ Phước từ lâu đã là một địa điểm du lịch sinh thái ở Sóc Trăng nổi tiếng với những vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả...

Nước lên là lở, Sóc Trăng, Hậu Giang chờ một giải pháp căn cơ chống sạt lở

Văn Sỹ |

Chỉ tính riêng từ tháng 12.2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang xảy ra gần 20 vụ sạt lở bờ sông, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản và việc đi lại của người dân. Đáng lo ngại hơn, theo dự báo của ngành chức năng, tình trạng sạt lở sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.

Rộn ràng Lễ hội Nghinh Ông ở Sóc Trăng

Văn Sỹ |

Sáng 10.5 (tức 21.3 âm lịch), tại Lăng Ông Nam Hải, cửa biển Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, thu hút hàng nghìn ngư dân trong và ngoài tỉnh đến dự.