Mùa xuân đến sớm với những người Lào được nhập quốc tịch Việt Nam

Quách Du |

Sau mấy chục năm sinh sống, làm việc ở huyện biên giới Mường Lát, Quan Sơn (Thanh Hóa), hơn 50 người Lào như vỡ òa khi được nhập quốc tịch Việt Nam. Cầm trên tay những tờ quyết định, nhiều người (còn chưa nói rõ Tiếng Việt) đã tuôn trào nước mắt. Họ khóc vì sung sướng, hạnh phúc bởi đây là “một mùa xuân đầu tiên” họ đón tết khi là công dân nước Việt Nam.

Những cuộc tình xuyên biên giới

Huyện Mường Lát là một huyện miền núi vùng biên của tỉnh Thanh Hóa, nơi đây tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào, vậy nên, việc thông thương, trao đổi và giao lưu giữa người Việt và người Lào hết sức thuận tiện. Đây cũng chính là lý do để nhiều tình yêu chớm nở, nhiều cặp vợ chồng Việt – Lào, Lào – Việt nên đôi.

 
Chị Thao Thị Mỵ (người Lào, trú tại bản Chim, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) vui mừng sau khi được công nhận là công dân nước Việt Nam. Ảnh: Quách Du

Chị Thao Thị Mỵ (SN 1978, trú tại bản Chim, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát) cho biết, chị sinh ra và lớn lên ở bản Hưu Đăm, cụm Năm Ngà, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Đến tuổi cập kè đôi lứa, chị đã gặp và đem lòng thương mến anh Sùng Văn Tông (SN 1975), trong những phiên chợ tình và ngày hội vùng biên.

Trải qua một thời gian tìm hiểu, thương mến nhau, năm 1999, chị theo anh Tông về làm dâu tại bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn. Sau 3 năm sống tại đây, anh chị đã di cư về ở tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát. Qua nhiều năm chung sống, vợ chồng anh chị sinh được 4 người con mang hai dòng máu Việt – Lào. Hiện, người con đầu của anh chị đã 18 tuổi và theo bố đi làm ăn, đứa út giờ cũng đã lên 8 tuổi.

 
Ngôi nhà của vợ chồng chị Mỵ tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát. Ảnh: Quách Du

Kể về thời gian lấy chồng sang Việt Nam sinh sống, chị Mỵ chia sẻ; “Những ngày đầu sang làm dâu rất cơ cực, ngoài gánh nặng đói nghèo thì tôi còn không nói được tiếng Việt, không được pháp luật Việt Nam công nhận, vậy nên mọi giấy tờ từ hộ khẩu, căn cước, giấy kết hôn…đều không có”.

“Lúc đó, tôi như người đi ở chui, trong sổ hộ khẩu của gia đình chỉ có tên gia đình nhà chồng và các con. Còn tôi mấy chục năm nay, chưa từng có tên trong cuốn hộ khẩu. Vào những ngày lễ tết, chứng kiến cảnh những người nghèo trong bản đều được đi nhận chút quà, ít gạo để ăn tết, còn tôi thì không. Thật sự, tôi cũng thấy tủi lắm nhưng chẳng biết làm sao cả, chỉ biết phải cố gắng thêm” – chị Mỵ nói.

Anh Thao Văn Ly (SN 1981, trú tại bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn) cho biết, cách đây hơn chục năm về trước, sau nhiều lần sang nhà bà con ở Bản Pưng, cụm Huổi Hiền, huyện Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) chơi, anh đã bắt quen và cảm mến cô gái Ly Pa Dế (SN 1994) đương tuổi xuân thì. Sau nhiều lần gặp gỡ, hẹn hò ở các phiên chợ tình, anh chị đã bén duyên và quyết định về chung sống trăm năm.

 
Anh Thao Văn Ly và vợ là chị Ly Pa Dế đã tổ chức liên hoan, sau khi biết tin chị Dế được nhập quốc tịch Việt Nam. Ảnh: Quách Du

“Năm 2012, sau khi cả hai quyết đến với nhau, tôi đã thưa chuyện với gia đình, họ hàng và sau đó đoàn nhà trai sắm sửa đồ lễ, chạy xe máy hàng giờ đồng hồ từ trung tâm xã Nhi Sơn để đến huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn rước dâu. Ngày Dế về làm dâu, cả bản Pá Hộc ai cũng vui và đến chúc mừng gia đình” – anh Thao Văn Lý nhớ lại chuyến đón dâu xuyên biên giới.

Rời xã Nhi Sơn, chúng tôi đến xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), nơi có 14 trường hợp (chủ yếu là phụ nữ Lào sang lấy chồng Việt Nam). Tại đây, anh Lương Văn Ke (SN 1972, hiện trú tại bản Sáng, xã Quang Chiểu), là người đàn ông duy nhất trong 14 trường hợp công dân Lào di cư sang xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát sinh sống và lập gia đình.

Đang cùng tổ thợ cưa đục những cây gỗ để dựng ngôi nhà mới đón tết, anh Ke dừng tay và tiếp chuyện chúng tôi. Anh Ke kể mình sinh ra và lớn lên ở bản Piềng Khay, xã Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Cách đây tròn 20 năm (năm 1999), trong một lần sang dự đám cưới của người bạn ở bản Sáng, xã Quang Chiểu, anh đã bắt quen và cảm mến người vợ bây giờ là chị Lộc Thị Yến (SN 1974).

 
Niềm vui của anh Lương Văn Ke (người Lào sống tại bản Sáng, xã Quang Chiểu) khi cầm trên tay tờ giấy kết hôn. Ảnh: Quách Du

“Ngày đó, để chiếm được cảm tình của bạn gái, cứ một tháng, đôi lần tôi đi bộ chừng 20km từ Lào sang xã Quang Chiểu, mỗi lần sang chừng 5 đến 7 ngày và phải ở nhờ nhà bạn. Rồi một thời gian sau, cảm nhận được tấm chân tình của tôi, Yến đã chấp nhân tiến đến hôn nhân. Kể từ đó, tôi chuyển về quê vợ sinh sống” – anh Ke nói.

Cũng theo anh Ke, sau 20 năm chung sống, vợ chồng anh đã có với nhau 2 người con và nay đã khôn lớn trưởng thành. Tuy nhiên, đến nay vợ chồng anh mới được pháp luật nước Việt Nam công nhận là vợ chồng chính thức.

Mở tiệc liên hoan

Theo anh Thao Văn Ly, sau khi nhận được tin vợ mình (chị Ly Pa Dế) được công nhận là công dân Việt Nam, hai vợ chồng vỡ òa trong hạnh phúc, cả đêm không ngủ được, chỉ mong trời sáng thật mau để hai vợ chồng đến trung tâm huyện Mường Lát, nhận quyết định và hoàn thiện các thủ tục nhập quốc tịch.

“Hôm đó, trời mưa phùn và khá lạnh, hai vợ chồng dậy từ lúc 5 giờ sáng để chuẩn bị, sau đó đi xe máy tới trung tâm huyện. Khi tới nơi tôi đã thấy nhiều cặp vợ chồng khác có mặt, tất cả ai nấy cũng đều cười nói rôm rả. Sau buổi nhận quyết định, xã và huyện tổ chức bữa cơm nho nhỏ, chúc mừng các đôi vợ chồng chính thức được công nhận sau nhiều năm. Riêng tôi, sau khi về đến nhà, đã gọi điện thông báo đến người thân, bạn bè và làm mâm cơm liên hoan, để mọi người cùng chung vui” – anh Ly phấn khởi chia sẻ.

 
Gia đình anh Lương Văn Ke đang khẩn trương dựng căn nhà mới, chuẩn bị đón cái tết đầu tiên sau khi được công nhận là công dân nước Việt Nam. Ảnh: Quách Du

Cùng chung tâm trạng với anh Ly, anh Lương Văn Ke cho biết, ngày nhận được quyết định trở thành công dân Việt Nam, anh và gia đình vô cùng phấn khởi. Cả nhà đã làm bữa cơm để mọi người quây quần, chia vui. “Trong bữa cơm đầm ấm, nhiều anh em, bạn bè còn trêu đùa rằng trước đây, tôi chỉ thuộc diện mượn vợ để dùng tạm, nay được công nhận rồi thì sử dụng thoải mái. Lúc đó, mọi người cười phá lên trong vui vẻ” – anh Ke hài hước kể.

Ông Hà Văn Hoàn – Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát cho biết, vào đầu tháng 10.2019 vừa qua, trên địa bàn xã có 14 trường hợp người Lào được công nhận là công dân Việt Nam. Đa phần các trường hợp này là phụ nữ lấy chồng sang đây. Những cặp vợ chồng này đều là người dân tộc Thái của Lào và Việt Nam, vậy nên, từ ngôn ngữ đến văn hóa đều có nét tương đồng. Mặc dù, biết thời điểm họ lấy nhau, sinh con đẻ cái là không có hôn thú và chưa được pháp luật công nhận.

“Tuy nhiên, đây là vùng đất khó khăn, giáp biên giới với các nền văn hóa dân tộc đa dạng, nên sau khi các cặp vợ chồng về địa phương sinh sống, chính quyền địa phương cũng phải cố gắng để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn họ sớm hoàn thiện các thủ tục khai báo để được phát luật công nhận” – ông Hoàn cho hay.

Theo ông Hoàn, sau khi những trường hợp người Lào tại địa phương được công nhận là công dân Việt Nam, chính quyền xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát đã khẩn trương phối hợp, hướng dẫn những trường hợp này hoàn thiện các thủ tục để được nhập khẩu, cấp căn cước công dân và hưởng các chế độ theo quy định. Đến thời điểm này, tất cả 14 trường hợp đã hoàn tất các thủ tục và ổn định cuộc sống.

Trước đó, thực hiện Thỏa thuận hợp tác của Chính phủ hai nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào về vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú tại khu vực biên giới hai nước; Quyết định số 1373/QĐ-CTN ngày 14.8.2019, của Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 20.9.2019, của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về công bố, trao Quyết định nhập Quốc tịch Việt Nam cho người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào trên địa bàn tỉnh; ngày 5.10.2019, UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ công bố, trao Quyết định nhập quốc tịch cho 51 công dân Lào được nhập Quốc tịch Việt Nam, trong đó tại huyện Mường Lát có 44 người và huyện Quan Sơn có 7 người.

Quách Du
TIN LIÊN QUAN

Trao quyết định nhập quốc tịch cho 350 người dân

HÀN NGUYÊN |

Ngày 2.10, Sở Tư pháp Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) tổ chức trao quyết định của Chủ tịch Nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với một số người dân ở 4 xã: Ba Tầng, A Túc, Xy và A Xing.

Việt Nam - Lào ký kết 8 văn kiện hợp tác

Thanh Hà - Sơn Tùng |

Sau hội đàm chiều ngày 1.10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã chứng kiến lễ ký và trao 8 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, giáo dục, tài chính, ngân hàng, năng lượng, hàng không.

Vườn cây hữu nghị ở biên giới Việt Nam - Lào

HƯNG THƠ |

Nhiều năm nay, người dân ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây nông nghiệp cho những nông dân Lào ở bên kia biên giới. Nhận được sự hỗ trợ, người dân Lào không chỉ có thêm thu nhập, mà quan trọng là ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó ở hai bên biên giới.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Trao quyết định nhập quốc tịch cho 350 người dân

HÀN NGUYÊN |

Ngày 2.10, Sở Tư pháp Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) tổ chức trao quyết định của Chủ tịch Nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với một số người dân ở 4 xã: Ba Tầng, A Túc, Xy và A Xing.

Việt Nam - Lào ký kết 8 văn kiện hợp tác

Thanh Hà - Sơn Tùng |

Sau hội đàm chiều ngày 1.10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã chứng kiến lễ ký và trao 8 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, giáo dục, tài chính, ngân hàng, năng lượng, hàng không.

Vườn cây hữu nghị ở biên giới Việt Nam - Lào

HƯNG THƠ |

Nhiều năm nay, người dân ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây nông nghiệp cho những nông dân Lào ở bên kia biên giới. Nhận được sự hỗ trợ, người dân Lào không chỉ có thêm thu nhập, mà quan trọng là ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó ở hai bên biên giới.