Mở rộng không gian ngầm ở trung tâm TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM – Không chỉ đường Tôn Đức Thắng dự kiến sẽ được ngầm hóa, khu vực đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và công viên bến Bạch Đằng, công trường Mê Linh cũng được định hướng là không gian ngầm phục vụ đi lại, mua sắm, giải trí...

Ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng

Đường Tôn Đức Thắng nằm ở trung tâm Quận 1, dài khoảng 2 km, điểm đầu giao với đường Lê Duẩn, sau đó chạy qua khu Ba Son rồi uốn theo công viên bến Bạch Đằng ven sông Sài Gòn đến cầu Khánh Hội. Trục đường này kết nối trực tiếp phố đi bộ Nguyễn Huệ, công trường Mê Linh, bến Bạch Đằng và là một trong tuyến chính qua lại giữa khu trung tâm với Quận 4, 7.

Theo quy hoạch mở rộng không gian đô thị về phía sông Sài Gòn, giao thông trên đường Tôn Đức Thắng sẽ chuyển xuống dưới mặt đất, phía trên chủ yếu dành cho không gian đi bộ và xe điện.

Đường Tôn Đức Thắng đoạn tiếp giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến Bạch Đằng sẽ được ngầm hóa.  Ảnh: Anh Tú
Đường Tôn Đức Thắng đoạn tiếp giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến Bạch Đằng sẽ được ngầm hóa. Ảnh: Anh Tú

Để ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng, mới đây Sở GTVT TPHCM đề xuất làm hầm chui dưới tuyến đường này dài khoảng 1 km, chạy dọc công viên Bến Bạch Đằng (từ cầu Khánh Hội đến cầu Ba Son), rộng 20,5 m cho 4 làn xe lưu thông hai chiều. Tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỉ đồng, triển khai giai đoạn 2024 – 2028

Trước mắt, Sở GTVT TPHCM đề xuất ngân sách TPHCM chi 500 triệu đồng để lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án trong giai đoạn 2024 – 2025.

Việc ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng giúp kết nối phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng. Ảnh: Anh Tú
Việc ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng giúp kết nối phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng. Ảnh: Anh Tú

Hiện nay, công viên bến Bạch Đằng mới được chỉnh trang, thu hút nhiều người đến vui chơi, giải trí, nhưng khó kết nối qua trục Nguyễn Huệ. Điều này gây mất an toàn cho người đi bộ khi phải băng ngang đường Tôn Đức Thắng vốn có lượng xe qua lại rất cao. Do đó, nếu ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng, khu vực trên có thể hình thành một trục không gian công cộng hấp dẫn.

"Cần quy hoạch ngầm cho cả những khu đất thuộc tư nhân"

Ngoài ra, khu trung tâm TPHCM có nhiều không gian ngầm đã hình thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Đó là nhà ga Bến Thành (thuộc tuyến Metro số 1) với bốn tầng hầm phục vụ cho các tuyến metro trong tương lai và các trung tâm thương mại, dịch vụ kèm theo.

ga ngầm Bến Thành thuộc tuyến Metro số 1.  Ảnh: Anh Tú
Ga ngầm Bến Thành thuộc tuyến Metro số 1. Ảnh: Anh Tú

Ga Nhà hát Thành phố cũng đã hoàn thiện tất cả các khâu chờ bàn giao và hoạt động. Tuyến Metro số 1 chạy từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát, qua ga Ba Son đều đi trong không gian ngầm trước khi "nổi" lên mặt đất và đi trên cao qua khu vực quận Bình Thạnh.

Mới đây, Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu chính sách mời gọi đầu tư không gian ngầm khu vực nhà ga Bến Thành, Công viên 23 tháng 9, trình UBND TPHCM trong tháng 1.

Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - chuyên về quy hoạch đô thị, khu vực nên làm không gian ngầm nhất hiện nay ở TPHCM là khu Công viên 23 tháng 9 vì nơi đây dễ dàng kết nối với không gian ngầm của ga metro Bến Thành.

Đồng thời, TPHCM cần khai thác không gian ngầm dưới toàn bộ đường Nguyễn Huệ giúp kết nối các nhà ga metro đi thẳng qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cũng theo ông Sơn, hiện trung tâm thành phố ngoài các không gian ngầm công cộng được quy hoạch như các ga thuộc tuyến Metro số 1 còn nhiều nơi khác dưới các toà nhà, cao ốc... Tuy nhiên những nơi này đang rời rạc, nên TPHCM cần tính toán kết nối tầng ngầm các công trình tư nhân vào không gian ngầm công cộng khác để mang lại hiệu quả.

TPHCM sẽ mời gọi đầu tư không gian ngầm khu vực nhà ga Bến Thành, Công viên 23 tháng 9.  Ảnh: Anh Tú
TPHCM sẽ mời gọi đầu tư không gian ngầm khu vực nhà ga Bến Thành, Công viên 23 tháng 9. Ảnh: Anh Tú

Đồng quan điểm, Kiến trúc sư Khương Văn Mười - nguyên phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, không gian ngầm của TPHCM phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của đô thị. Giá trị của không gian ngầm sẽ đóng góp vào cấu trúc đô thị, gắn liền với cuộc sống của người dân.

Hiện TPHCM đang quy hoạch không gian ngầm trên cơ sở các vùng đất trống như Công viên 23.9, đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, đường Tôn Đức Thắng chứ chưa quy hoạch cho các khu đất thuộc quyền sử dụng của khối tư nhân.

“Theo tôi, cần quy hoạch ngầm cho cả những khu đất thuộc tư nhân này, có các chỉ tiêu quy hoạch ngầm như không gian trên mặt đất nhằm tăng cao tính kết nối và hiệu quả sử dụng đất...” – ông Mười nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM sắp làm đường ven sông Sài Gòn gần 3.400 tỉ đồng đi qua khu đất vàng

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu) dài gần 4km, tổng mức đầu tư khoảng 3.380 tỉ đồng dự kiến được đầu tư giai đoạn 2024 - 2030 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) trả chậm bằng tiền theo cơ chế trong Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Nguy hiểm rình rập khi băng qua đường ở Công viên bến Bạch Đằng

Phương Ngân - Anh Tú |

Sau khi được chỉnh trang và đưa vào hoạt động cuối năm 2021, Công viên bến Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, đã thu hút đông đảo du khách đến vui chơi, chụp ảnh. Tuy nhiên, việc đi lại từ trung tâm qua Công viên bến Bạch Đằng vẫn còn bất tiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

Những hình ảnh trái ngược tại công viên bến Bạch Đằng

Ngân Chân |

TPHCM - Sau một thời gian được cải tạo, công viên bến Bạch Đằng (Quận 1) trở nên sạch đẹp, tuy nhiên bờ sông cạnh công viên lại nhếch nhác bởi rác thải, gây mất cân đối cảnh quan tại khu vực trung tâm TPHCM, nơi thu hút nhiều khách du lịch.

Bất thường trong việc xuất phiếu cân tại mỏ đá Núi Nứa ở Đồng Nai

Nhóm PV |

Đồng Nai - Qua nhiều ngày thâm nhập điều tra, nhóm phóng viên Báo Lao Động phát hiện dấu hiệu bất thường tại mỏ đá Núi Nứa (Đồng Nai), khi trong một lần mua hàng nhưng xuất 2 phiếu cân có sự chênh lệch về khối lượng hàng bán ra và số tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) thực đóng.

Thái Nguyên: Lợn giống trong dự án giảm nghèo vừa cấp đã ốm, chết hàng loạt

Lam Thanh |

Sau vài ngày đưa về chuồng, hàng loạt lợn giống hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào dân tộc tại xã Cây Thị (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) có biểu hiện ho, ốm. Nhiều con chết bất thường khiến người dân đứng ngồi không yên.

Điện Biên tạm dừng cấp bò giống, doanh nghiệp cam kết hoàn lại tiền sau phản ánh của Lao Động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Liên quan đến dự án cấp bò giống thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia tại Điện Biên, sau khi Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về những bất cập, chính quyền đã yêu cầu tạm dừng dự án và thu hồi toàn bộ nguồn vốn.

Casino lớn nhất Quảng Ninh lỗ 17 quý liên tiếp, cắt giảm gần 100 nhân sự

Đức Mạnh |

Casino lớn nhất tại Quảng Ninh báo lỗ sau thuế hơn 18 tỉ đồng trong quý IV/2023, đánh dấu quý thua lỗ thứ 17 liên tiếp. Tính chung cả năm qua, doanh nghiệp này chỉ hoàn thành 45% doanh thu và lỗ đậm so với mục tiêu đã đề ra.

Không khí lạnh tăng cường tác động mạnh, miền Bắc sắp mưa kèm rét cắt da

AN AN |

Theo biểu đồ nhiệt của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, ngoài việc nhiệt độ giảm thấp do không khí lạnh mạnh tác động, miền Bắc sắp có mưa nhỏ nhiều nơi.

TPHCM sắp làm đường ven sông Sài Gòn gần 3.400 tỉ đồng đi qua khu đất vàng

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu) dài gần 4km, tổng mức đầu tư khoảng 3.380 tỉ đồng dự kiến được đầu tư giai đoạn 2024 - 2030 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) trả chậm bằng tiền theo cơ chế trong Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Nguy hiểm rình rập khi băng qua đường ở Công viên bến Bạch Đằng

Phương Ngân - Anh Tú |

Sau khi được chỉnh trang và đưa vào hoạt động cuối năm 2021, Công viên bến Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, đã thu hút đông đảo du khách đến vui chơi, chụp ảnh. Tuy nhiên, việc đi lại từ trung tâm qua Công viên bến Bạch Đằng vẫn còn bất tiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

Những hình ảnh trái ngược tại công viên bến Bạch Đằng

Ngân Chân |

TPHCM - Sau một thời gian được cải tạo, công viên bến Bạch Đằng (Quận 1) trở nên sạch đẹp, tuy nhiên bờ sông cạnh công viên lại nhếch nhác bởi rác thải, gây mất cân đối cảnh quan tại khu vực trung tâm TPHCM, nơi thu hút nhiều khách du lịch.