ĐBQH tỉnh Điện Biên nói về việc cấp bò giống giá cao gấp 2-3 lần giá thị trường

THÀNH CHƯƠNG - MAI HỒNG |

Phát biểu tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, bà Lò Thị Luyến - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên đã nêu những ý kiến về tiêu chuẩn con giống để gỡ vướng trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Ngày 16.1, tham gia phát biểu ý kiến kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV, bà Lò Thị Luyến - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên đã có những ý kiến phát biểu thảo luận tại tổ và tại hội trường tham gia vào dự thảo Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia - sau khi Báo Lao Động có loạt bài liên quan đến những bất cập trong việc cấp bò giống tại Điện Biên.

Theo đại biểu Lò Thị Luyến, về việc mua sắm giống cây trồng, vật nuôi, mặc dù Nghị định 38/2023/NĐ-CP có quy định “ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hoá, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án…”. Tuy nhiên, các địa phương chưa triển khai được do vướng mắc về tiêu chuẩn của con giống và việc xác định giá thị trường.

Bà Luyến cho rằng, Cục Chăn nuôi có văn bản đề nghị tiêu chuẩn của giống vật nuôi phải đáp ứng yêu cầu theo Luật Chăn nuôi và các văn bản có liên quan. Trong khi đó, người dân trên địa bàn các xã khó khăn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, giống bản địa, không thể đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật Chăn nuôi (phải có chứng nhận nguồn gốc bố mẹ, được chứng nhận là giống tiến bộ, được nuôi theo quy chuẩn chuồng trại, quy chuẩn thức ăn....).

Theo các quy định hiện hành thì Điện Biên không có đơn vị nào đủ điều kiện để cung ứng nên các địa phương phải hợp đồng với đơn vị từ địa bàn khác. Do vậy dẫn đến giá giống vật nuôi cao gấp 2 đến 3 lần con giống của bà con bán tại địa phương (được nuôi chăn thả thông thường) vì phải chịu chi phí vận chuyển, chi phí nuôi theo quy chuẩn... Bên cạnh đó, do vận chuyển xa, con giống chưa thích ứng với khí hậu nên dễ bị bị ốm.

Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đang triển khai tại Điện Biên gặp nhiều khó khăn do các quy định về tiêu chuẩn con giống. Ảnh: Lao Động
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đang triển khai tại Điện Biên gặp nhiều khó khăn do các quy định về tiêu chuẩn con giống. Ảnh: Lao Động

"Vừa qua báo chí tập trung phản ánh là giá vật nuôi cao, vật nuôi bị ốm, người dân được nhận hỗ trợ không đồng thuận... gây nên những ý kiến trái chiều, dư luận không tốt, cơ quan quản lý thì băn khoăn" - đại biểu Lò Thị Luyến nêu ý kiến.

Từ những nội dung trên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cho rằng, người dân đề nghị được mua con giống tại địa phương là giống bản địa, được lựa chọn theo tri thức bản địa, cảm quan, kinh nghiệm chăn nuôi về chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng cổ, màu da, màu lông... và là những giống phù hợp với điều kiện khí hậu nên sinh trưởng, phát triển tốt.

“Tôi đề nghị bổ sung vào dự thảo nghị quyết nội dung như sau: Trường hợp mua sắm giống cây trồng, vật nuôi do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án thì giống cây trồng, vật nuôi đó chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo định mức kinh tế kỹ thuật do cấp tỉnh ban hành và được UBND cấp xã xác nhận” - đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị.

Liên quan đến việc định giá giống cây trồng, vật nuôi, dự thảo Nghị quyết quy định “Cơ quan tài chính cùng cấp, hoặc UBND cấp xã chịu trách nhiệm xác định giá thị trường của hàng hóa trong trường hợp thanh toán theo giá thị trường”. Đại biểu đề nghị quy định theo hướng giao cho cấp huyện thành lập tổ thẩm định, định giá giống vật nuôi trên địa bàn làm cơ sở để triển khai thực hiện.

“Phải quy định cụ thể về tiêu chuẩn con giống và việc xác định giá. Như vậy thì địa phương mới triển khai việc ưu tiên sử dụng giống địa phương được” - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên khẳng định.

Trước đó, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh liên quan đến việc triển khai các dự án cấp bò giống thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Theo đó, có nhiều con bò giống gầy trơ xương đã được cấp cho nhiều hộ dân với giá cao; vì khó triển khai, nhiều xã đã trả lại nguồn vốn nhưng huyện không nhận và nhiều xã đã tiếp nhận bò giống trong khi đơn vị cung cấp con giống chưa cung cấp đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc.

Tại buổi họp báo thông tin về dự án cấp bò giống sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động được tổ chức vào sáng 10.1, đại diện lãnh đạo huyện Điện Biên cho biết, việc triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 gặp rất nhiều khó khăn, do bất cập trong quy định nên toàn bộ nguồn vốn sự nghiệp năm 2021, 2022 không thực hiện được phải chuyển nguồn sang năm 2023.

Khi có Nghị quyết số 38 của Chính phủ, Thông tư 55 của Bộ Tài chính và văn bản của Cục Chăn nuôi, huyện đã tích cực triển khai để người dân sớm được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước sau 3 năm chờ đợi.

Sau khi tiếp nhận thông tin Báo Lao Động phản ánh, huyện đã tổ chức đoàn đi kiểm tra thực tế và ghi nhận hồ sơ con giống chưa đảm bảo; chất lượng con giống cũng chưa đảm bảo về trọng lượng, độ tuổi; một số có biểu hiện lạ nước, kém ăn, một số con bị tiêu chảy dẫn đến thể trạng gầy, suy nhược...

THÀNH CHƯƠNG - MAI HỒNG
TIN LIÊN QUAN

Tiếp tục kiểm tra, giám sát dự án cấp bò giống sau phản ánh của Báo Lao Động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 10.1, UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã họp báo thông tin về dự án cấp bò giống sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động.

Nhiều xã ở Điện Biên muốn trả lại nguồn tiền dự án cấp bò giống nhưng huyện không nhận

NHÓM PV |

Điện Biên - Giá con giống của dự án giảm nghèo cấp bò giống sinh sản bị đội lên cao gấp 2-3 lần nên nhiều xã muốn trả lại nguồn dự án.

Dự án giảm nghèo cấp bò giống gầy trơ xương, giá cao cho nhiều hộ nghèo miền núi

NHÓM PV |

Theo phản ánh của nhiều người dân tại Điện Biên, một số dự án giảm nghèo đang triển khai cấp bò giống gầy trơ xương và có giá cao gấp 2-3 lần giá trị thực.

Lý do loạt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang liên tiếp bị bắt

Việt Bắc |

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp cựu Giám đốc và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ của cơ quan này bị khởi tố, bắt giam.

Công an TPHCM cho đặt tiền bảo lãnh để khỏi giam xe nhưng ít người lựa chọn

MINH QUÂN |

TPHCM – Cho người vi phạm giao thông đặt tiền bảo lãnh để tự bảo quản phương tiện là một trong các giải pháp được Công an TPHCM áp dụng nhằm giảm bớt việc tạm giữ xe máy, hạn chế quá tải cho kho tang vật.

Lan truyền tin xe Thành Bưởi hoạt động lại, Sở GTVT TP Cần Thơ đề nghị công an vào cuộc

Tạ Quang |

Cần Thơ – Trước thông tin nhà xe Thành Bưởi hoạt động trở lại tuyến TP Cần Thơ đi TP Hồ Chí Minh và ngược lại, Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ có công văn gửi Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố để đề nghị hỗ trợ xử lý.

Tài chính thông minh: 2,5 tỉ đồng mua chung cư hay nhà đất sẽ sinh lời hơn?

Nhóm PV |

Vợ chồng chị Mai, anh Dương 29 tuổi vừa kết hôn và có kế hoạch sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Với khoản tiền 2,5 tỉ đồng, anh chị đang phân vân không biết nên mua chung cư hay nhà đất để vừa an cư, vừa yên tâm tài sản tăng trưởng tốt. Bà Nguyễn Thị Thu Uyên từ CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT sẽ chia sẻ chi tiết trong Tài chính thông minh số này.

Giờ thứ 9: Không vợ nào có thể làm được - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Vì tình yêu mù quáng, người đàn ông sẵn sàng đánh đổi gia đình con cái để chạy theo người tình của anh ta. Người vợ dù biết nhưng lại cố gắng nhẫn nhịn để níu giữ một gia đình trọn vẹn. Cuộc hôn nhân này liệu sẽ đi về đâu?

Tiếp tục kiểm tra, giám sát dự án cấp bò giống sau phản ánh của Báo Lao Động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 10.1, UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã họp báo thông tin về dự án cấp bò giống sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động.

Nhiều xã ở Điện Biên muốn trả lại nguồn tiền dự án cấp bò giống nhưng huyện không nhận

NHÓM PV |

Điện Biên - Giá con giống của dự án giảm nghèo cấp bò giống sinh sản bị đội lên cao gấp 2-3 lần nên nhiều xã muốn trả lại nguồn dự án.

Dự án giảm nghèo cấp bò giống gầy trơ xương, giá cao cho nhiều hộ nghèo miền núi

NHÓM PV |

Theo phản ánh của nhiều người dân tại Điện Biên, một số dự án giảm nghèo đang triển khai cấp bò giống gầy trơ xương và có giá cao gấp 2-3 lần giá trị thực.