Lo lắng bệnh tật khi nước sinh hoạt chứa đầy Amoni, Nitrat

Khánh Linh |

Những ngày qua, hàng nghìn cư dân sống tại Khu đô thị Thanh Hà, ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội có hiện tượng khó thở, tức ngực, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt mũi. Nguyên nhân được cho là do nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng.

Hàng nghìn cư dân Hà Nội khốn khổ vì nước sinh hoạt ô nhiễm

Kết quả thử nghiệm mẫu nước do người dân cung cấp từ Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) thể hiện, hàm lượng Amoni chung (gồm Amoni NH3 và Amoniac NH4) trong nước là 11,46 mg/l, gấp 38,2 lần ngưỡng giới hạn cho phép, hàm lượng Clo cũng vượt ngưỡng cho phép hàng chục lần.

Ngoài ra, Nitrat cũng có hàm lượng gấp đôi ngưỡng cho phép với 3,99mg/l.

Lý giải nguyên nhân, lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà cho biết, lưu lượng nước từ các đơn vị khác cung cấp không đủ dùng nên đơn vị đã đứng ra cấp bù.

a
Cư dân Khu đô thị Thanh Hà căng băng rôn yêu cầu xem xét lại nguồn nước sinh hoạt cấp cho người dân. Ảnh: Khánh Linh

Nguồn nước cấp bù được lấy từ nguồn nước ngầm tại chỗ. Vì thay đổi lưu lượng, đồng thời bổ sung nước sạch quá gấp nên chưa kịp xử lý các vấn đề vi sinh về chất lượng.

Đối với phản ánh nước sạch bốc mùi nồng nặc, đại diện doanh nghiệp cho biết cần đợi kết quả kiểm định chất lượng nước mới kết luận được nguyên nhân.

Nước ô nhiễm và mối lo gây ung thư

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, Amoni là chất thường gặp trong đời sống.

Trong đó, việc hàm lượng Amoniac tăng lên là kết quả của quá trình phân giải chất hữu cơ có chứa protein. Quá trình này được sinh ra từ nước thải trong sản xuất nước đậu nành, đậu phụ, giết mổ động vật... Protein khi được phân giải bởi vi sinh vật thì sẽ sinh ra Amoniac.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khi nước được thải xuống kênh rạch, cống thoát nước, chất Protein sẽ phân giải và ngấm xuống nước ngầm.

a
Kết quả thử nghiệm của Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) cho thấy Amoni/Amoniac vượt 38,2 lần ngưỡng cho phép. Ảnh: Người dân cung cấp

Việc Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà khai thác nước ngầm, sau đó xử lý không triệt để nhưng đã bơm lên cho người dân, đồng nghĩa với việc nguồn nước sinh hoạt có nhiễm chất độc.

Ông Thịnh lý giải, Amoniac là loại độc chất, hít phải với hàm lượng thấp có cảm giác cay buốt, hàm lượng cao có thể làm mù mắt hoặc gây dị ứng nghiêm trọng. Độc tính của chất này tùy thuộc vào nồng độ và dạng tiếp xúc. Chất này được xem là nguyên nhân lâu dài của bệnh viêm cuống phổi.

"Ngoài lượng Amoniac còn có Nitrat, đây là chất được sinh ra trong quá trình phân giải của phân bón. Chất này cũng ngấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm.

Nguồn nước nhiễm Amoniac sẽ có song song nhiễm độc amoniac và nhiễm độc nitrat. Động vật ăn còn ảnh hưởng đến sức khoẻ chứ chưa nói đến con người" - vị chuyên gia cho hay.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: NVCC
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: NVCC

Nói về giải pháp, ông Thịnh nói, khi dùng phân bón, nông dân cần dùng đủ mức, không dư thừa để hạn chế ngấm xuống nước ngầm. Ngoài ra, nguồn nước nông nghiệp, các lò mổ, xưởng sản xuất cần dẫn ra kênh, để thải ra sông.

Với nguồn nước như Sông Đà xử lý đơn giản vì chỉ cần xử lý tạp chất nhưng với nước ngầm thì rất khó xử lý. Nếu khai thác vượt mức nước ngầm càng nhiều thì càng nguy hiểm khi năng lực xử lý nước sạch không đủ mạnh.

"Các cơ quan chức năng cần vào cuộc, quản lý chặt chẽ việc xử lý nước đạt chuẩn của các nhà máy trước khi bơm lên cho người dân sử dụng. Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà cần xử lý để đạt được tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại 1 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Trong trường hợp sử dụng nguồn nước tạm thời có chứa Amoni phải có hệ thống bể phơi nắng ngoài trời sẽ làm cho khí Amoni bay đi. Nếu để thời gian nhất định sẽ giảm đi đáng kể và ánh nắng cũng giúp quá trình tiêu diệt vi sinh vật nhưng nếu dùng lâu sẽ rất có hại cho sức khoẻ" - ông Thịnh nói thêm.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Ô nhiễm chưa hồi kết ở làng tỉ phú Mẫn Xá

Vân Trường |

Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) là làng tái chế nhôm quy mô lớn nhất miền Bắc, với hơn 300 hộ sản xuất. Nghề đúc nhôm mang đến cuộc sống khấm khá cho người dân, song cũng để lại hệ lụy về môi trường.

Kiểm tra đột xuất công ty xả thải làm ô nhiễm sông Sa Lung, lộ các tồn tại

HƯNG THƠ |

Sau khi phát hiện Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị xả nước thải trái phép, gây ô nhiễm sông Sa Lung (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã kiểm tra đột xuất công tác bảo vệ môi trường tại công ty này.

Nhiều khách sạn ở Móng Cái dùng nước giếng khoan, nguy cơ ô nhiễm nước ngầm

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Không phải đến bây giờ khi lượng du khách đến đông nhưng lượng nước máy tiêu thụ của các nhà hàng, khách sạn rất thấp mới lộ ra một sự thật: Nhiều nhà hàng, khách sạn ở Móng Cái, Quảng Ninh chủ yếu dùng nước giếng khoan, chứ không dùng nước máy.

Nợ thuế, một doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản

QUANG ĐẠI |

Nợ thuế kéo dài với số tiền hơn 11 tỉ đồng, Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng (địa chỉ trụ sở tại TP Vinh) bị Cục Thuế tỉnh Nghệ An đề nghị thu hồi giấy phép.

Chịu tương tác với không khí lạnh, bão số 5 diễn biến phức tạp

Hoàng Xuyến - Minh Hà |

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào thời điểm sáng đến trưa chiều 20.10, bão số 5 sẽ có tương tác với không khí lạnh nên nguy cơ xuất hiện dông lốc mạnh tại khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ.

Lùm xùm công tác bổ nhiệm viên chức quản lý giáo dục ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Thời gian gần đây, dư luận bức xúc khi ở huyện Ea H'leo có hai phó hiệu trưởng cùng thiếu "Chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng" nhưng một người thì được Chủ tịch UBND huyện ký quyết định bổ nhiệm lại viên chức quản lý, trong khi người còn lại thì không.

Tôn tạo di tích Nhà nước Đại Cồ Việt, có nghị quyết mà không thực hiện vì... sợ sai

Trần Lâm |

Dự án Bảo quản, tu bổ, tôn tạo và mở rộng phạm vi một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư. Nhưng sau 8 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa thực hiện xong.

Xin đất làm dự án xây Bệnh viện Ngọc Tâm nhưng chỉ để trục lợi

Bảo Chương |

TPHCM - Công ty Cổ phần Bệnh viện Ngọc Tâm xin đất công xây dựng bệnh viện nhưng không hề triển khai mà dùng chính tài sản đó đi vay để đầu tư cho nhiều dự án khác. Và đến nay, khu đất "vàng" này vẫn chưa được thu hồi.

Ô nhiễm chưa hồi kết ở làng tỉ phú Mẫn Xá

Vân Trường |

Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) là làng tái chế nhôm quy mô lớn nhất miền Bắc, với hơn 300 hộ sản xuất. Nghề đúc nhôm mang đến cuộc sống khấm khá cho người dân, song cũng để lại hệ lụy về môi trường.

Kiểm tra đột xuất công ty xả thải làm ô nhiễm sông Sa Lung, lộ các tồn tại

HƯNG THƠ |

Sau khi phát hiện Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị xả nước thải trái phép, gây ô nhiễm sông Sa Lung (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã kiểm tra đột xuất công tác bảo vệ môi trường tại công ty này.

Nhiều khách sạn ở Móng Cái dùng nước giếng khoan, nguy cơ ô nhiễm nước ngầm

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Không phải đến bây giờ khi lượng du khách đến đông nhưng lượng nước máy tiêu thụ của các nhà hàng, khách sạn rất thấp mới lộ ra một sự thật: Nhiều nhà hàng, khách sạn ở Móng Cái, Quảng Ninh chủ yếu dùng nước giếng khoan, chứ không dùng nước máy.