Làng nghề di sản Định Yên giữa vực dậy kinh tế và lưu giữ truyền thống

HOÀNG LỘC |

Nối dài truyền thống làng nghề dệt chiếu Định Yên - Định An từ áp dụng công nghệ đến xuất khẩu chiếu và kết nối du lịch, xây dựng vùng nguyên liệu dệt chiếu, nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề.

Máy móc "cứu" làng nghề

Có 4 đời gắn bó với dệt chiếu, chủ nhân cơ sở chiếu Thanh Hùng ở xã Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) từng có thời gian định bỏ nghề vì dệt chiếu thủ công thu nhập thấp. Tuy nhiên, nhờ áp dụng hệ thống máy dệt chiếu giúp sản lượng đạt nhiều, mang lại lợi nhuận cao mà duy trì đến ngày nay.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh (58 tuổi) - chủ cơ sở chiếu Thanh Hùng - cho biết, hàng ngày mỗi người dệt chiếu bằng máy đạt từ 10 - 12 chiếc chiếu, còn dệt bằng tay thì phải 2 người dệt và đạt chỉ 4 - 5 chiếc chiếu. Với công dệt 15.000 đồng/chiếc chiếu, mỗi người thu nhập được khoảng 150.000 - 180.000 đồng/ngày.

Người dân làng nghề dệt chiếu Định Yên áp dụng dệt chiếu bằng máy thay cho dệt thủ công. Ảnh: Hoàng Lộc
Người dân làng nghề dệt chiếu Định Yên áp dụng dệt chiếu bằng máy thay cho dệt thủ công. Ảnh: Hoàng Lộc

“Ngày trước, gia đình gắn với trồng lát làm nguyên liệu dệt chiếu. Đến đời tôi sản xuất nhiều thì bắt đầu chuyển sang hướng kinh doanh. Vừa tăng thu nhập, vừa giúp người dân tiêu thụ sản phẩm chiếu nhiều hơn”, ông Thanh nói thêm.

Cũng theo ông Thanh, mỗi tháng cơ sở ông dệt và mua chiếu thành phẩm từ người dân địa phương đi tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và xuất khẩu sang nước bạn Campuchia được trên 2.000 chiếc chiếu.

“Mặc dù trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm như chiếu nhựa, nệm, nhưng người tiêu dùng vẫn quay lại chọn sử dụng chiếu lát nhiều vì nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, không hóa chất độc hại, người dân an tâm sử dụng”, ông Thanh cho biết thêm.

Cũng áp dụng công nghệ hiện đại vào trong dệt chiếu, bà Nguyễn Thị Kim Quí (61 tuổi ở ấp An Khương, xã Định Yên) phấn khởi chia sẻ: “Nếu không có máy dệt chiếu có lẽ tôi đã nghỉ dệt vì lớn tuổi. Dệt chiếu mỗi ngày không được bao nhiêu tiền công mà phải tốn công của 2 người. Còn dệt máy, một mình đã có thể hoàn thành được trên 10 chiếc mỗi ngày”.

Bà Quí cũng cho hay, chiếu dệt thành phẩm không chỉ được bán đến tay người tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu nên nhu cầu tiêu thụ chiếu Định Yên hiện nay rất nhiều, không lo phần đầu ra.

Vẫn còn một số hộ dân sản xuất thủ công để giới thiệu cho con cháu và khách du lịch. Ảnh: Hoàng Lộc
Vẫn còn một số hộ dân sản xuất thủ công để giới thiệu cho con cháu và khách du lịch. Ảnh: Hoàng Lộc

Lưu giữ truyền thống làng nghề di sản

Bên cạnh áp dụng máy móc để sản xuất vì mục đích kinh tế, tại Định Yên vẫn còn một số hộ dân dệt chiếu thủ công với mục đích lưu giữ truyền thống của ông bà xưa giới thiệu với con cháu trong gia đình và hơn hết là thông tin đến khách du lịch khi đến với làng nghề.

Với tiền công chỉ 15.000 đồng, dù đã bước sang tuổi U70, vợ chồng ông Huỳnh Văn Chiến hàng ngày vẫn ngồi tỉ mỉ dệt từng sợi lát thành chiếc chiếu đẹp. Ông Chiến cho biết: “Ngày nào khỏe, vợ chồng tôi dệt được 2 chiếc, tiền công được 30.000 đồng. Không đủ sinh hoạt nhưng vẫn làm vì góp phần lưu giữ truyền thống của địa phương”.

Ngày 31.7, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Kiệt - Trưởng phòng VHTT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp - thông tin, hiện nay, tình hình sản xuất chiếu của người dân làng nghề được áp dụng công nghệ hiện đại, sản lượng ngày càng nhiều. Không chỉ tiêu thụ trong nước, hàng của làng nghề làm ra còn được xuất bán nhiều nơi, đặc biệt được xuất khẩu sang các nước bạn như Campuchia, Lào.

Theo ông Kiệt, bên cạnh sản xuất bằng máy móc, huyện cũng có những chính sách hỗ trợ người dân giữ gìn dệt chiếu truyền thống, tổ chức nhiều cuộc thi về dệt chiếu. Bên cạnh đó, huyện hướng đến phát triển du lịch, tái hiện lại khung cảnh “chợ ma” là nơi giao thương những sản phẩm chiếu của người dân xã Định Yên trước đây.

“Ngoài ra, trong quá trình bảo tồn, phát huy được giá trị làng nghề truyền thống dệt chiếu Định Yên, huyện đang nghiên cứu thực hiện vùng trồng lát. Bước đầu quy hoạch ở xã Định Yên và Định An với quy diện tích vài hécta”, ông Kiệt nói.

Làng nghề chiếu Định Yên - Định An được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 09.9.2013. Hiện tại, xã Định Yên và xã Định An có trên 800 hộ dệt chiếu, trong đó có trên 60 hộ dệt chiếu thủ công.

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Làng nghề nhộn nhịp một thời ở Cần Thơ đỏ mắt tìm truyền nhân

MỸ LY - BÍCH NGỌC |

Lớp cao niên lão làng không đủ sức bám trụ, những người trẻ lại chẳng thiết tha với nghề vì thu nhập bấp bênh. Đó là hoàn cảnh hiện tại của làng nghề dệt chiếu Cái Chanh từng nhộn nhịp một thời ở phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Làng nghề xuồng ghe trăm năm nuôi hy vọng hưng thịnh trở lại

HOÀNG LỘC |

Làng nghề đóng xuồng ghe rạch Bà Đài xã Long Hậu, huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) đã tồn tại trên 100 năm nhưng đang dần mai một do không tìm được đầu ra. Tuy nhiên, nhiều hộ dân làng nghề vẫn nuôi hy vọng chờ ngày làng nghề được hưng thịnh trở lại.

Gia đình liệt sĩ tố người phụ nữ giả hồ sơ nhận chế độ vợ liệt sĩ cô đơn

Khánh Linh |

Hà Nam - Gửi đơn đến Báo Lao Động, gia đình liệt sĩ Trần Đình Dũng (tức Dáy), tố bà Nguyễn Thị Hạnh (trú tại xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý) làm giả hồ sơ, giấy tờ để nhận chế độ vợ liệt sĩ cô đơn.

Xét xử 9 bị cáo trong vụ án Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay (2.8), Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 9 bị cáo trong vụ án Sân bay Điện Biên.

Mong giáo viên mầm non được đưa vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại

Tất Thảo |

Tại Diễn đàn người lao động năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Đề xuất này được nhiều người trong cuộc là các giáo viên mầm non đồng tình, ủng hộ.

Đến Côn Đảo thăm nơi ra đời bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”

Lâm Điền |

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được Phan Châu Trinh sáng tác trong thời gian bị cầm tù tại trại giam Phú Hải, Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).

PODCAST: Sinh viên ra trường làm trái ngành liệu có lãng phí?

Nhóm PV |

Tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường là mong ước của hầu hết sinh viên, thế nhưng trong thời buổi thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay để tìm được công việc đúng ngành, đúng nghề với ngành học của mình là một việc không hề đơn giản. Chính bởi vậy, nhiều người buộc phải lựa chọn công việc làm trái với ngành học hoặc rẽ ngang sang một hướng hoàn toàn khác.

Dự báo thời tiết hôm nay 2.8: Nhiều khu vực mưa dông xối xả

MINH HÀ |

Dự báo thời tiết hôm nay 2.8, mưa dông diện rộng; nhiều khu vực trời nhiều mây, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Làng nghề nhộn nhịp một thời ở Cần Thơ đỏ mắt tìm truyền nhân

MỸ LY - BÍCH NGỌC |

Lớp cao niên lão làng không đủ sức bám trụ, những người trẻ lại chẳng thiết tha với nghề vì thu nhập bấp bênh. Đó là hoàn cảnh hiện tại của làng nghề dệt chiếu Cái Chanh từng nhộn nhịp một thời ở phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Làng nghề xuồng ghe trăm năm nuôi hy vọng hưng thịnh trở lại

HOÀNG LỘC |

Làng nghề đóng xuồng ghe rạch Bà Đài xã Long Hậu, huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) đã tồn tại trên 100 năm nhưng đang dần mai một do không tìm được đầu ra. Tuy nhiên, nhiều hộ dân làng nghề vẫn nuôi hy vọng chờ ngày làng nghề được hưng thịnh trở lại.