Lạc quan tín hiệu xuất khẩu lao động ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã triển khai hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và đã đạt nhiều kết quả nổi bật.

Gần 1.000 lao động đi làm việc nước ngoài

Ngày 31.8, thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đưa gần 1.000 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 58,9% kế hoạch năm.

Có người nhà đi xuất khẩu lao động, anh Trần Quang Mạnh (huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk) cho hay, tôi có người con đi xuất khẩu lao động tại thị trường Nhật Bản. Mỗi tháng, cháu vẫn hay gửi tiền về chu cấp cho bố mẹ tại Việt Nam.

"Cháu bảo bên Nhật Bản làm việc có mức lương ổn định, nếu tăng ca còn được thưởng thêm. Bữa ăn do công ty phục vụ bảo đảm dinh dưỡng, môi trường lao động hài hòa, ít tranh chấp..." - ông Mạnh chia sẻ.

Cán bộ tỉnh Đắk Lắk tuyên truyền giới thiệu việc làm gắn với hỗ trợ xuất khẩu lao động cho người dân khu vực vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Bảo Trung
Cán bộ tỉnh Đắk Lắk tuyên truyền giới thiệu việc làm gắn với hỗ trợ xuất khẩu lao động cho người dân khu vực vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Bảo Trung

Đầu tháng 8.2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk đã phối hợp với một doanh nghiệp đóng chân tại địa bàn Hà Nội tổ chức phỏng vấn, kiểm tra tay nghề lao động đi làm việc có thời hạn tại thị trường Algeria. Đợt này tỉnh Đắk Lắk có 9 lao động có nhu cầu sang thị trường Algeria làm ngành nghề xây dựng có thời hạn.

Lãnh đạo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk cho rằng, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được tỉnh quan tâm thực hiện và đạt kết quả đáng kể.

Từ đó, người lao động tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Người lao động ở Đắk Lắk được hướng dẫn, đào tạo nghề trước khi đi xuất khẩu lao động. Ảnh: Bảo Trung
Người lao động ở Đắk Lắk được hướng dẫn, đào tạo nghề trước khi đi xuất khẩu lao động. Ảnh: Bảo Trung

Kênh xóa nghèo bền vừng

Hiện nay, xuất khẩu lao động vẫn là kênh thoát nghèo bền vững của nhiều lao động, nhất là lao động người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Giai đoạn 2024 - 2026, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đưa 7.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động của tỉnh, đặc biệt là lực lượng thanh niên, bộ đội xuất ngũ, sinh viên, học viên tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp… Người lao động sẽ có việc làm ổn định, tiến tới việc làm bền vững, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bà Trần Thị Minh Lý - Trưởng phòng Lao động, Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk) thông tin, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu, hiện đại đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

Cơ quan chức năng sẽ tăng cường tuyển sinh các nghề trọng điểm, các nghề được chuyển giao từ Úc, các ngành nghề đã được đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài; gắn sâu sắc đào tạo nghề với giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp, xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo lao động tìm kiếm việc làm ổn định.

"Các địa phương trong tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, tập trung về đặc sắc về hình ảnh, đa dạng hình thức, nâng tầm quy mô và chất lượng; đặc biệt đối với công tác tuyên truyền phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp nhằm gieo hạt, xây dựng và lan tỏa phong trào “Giáo dục nghề nghiệp là con đường tạo dựng nghề nghiệp tiên quyết” trong thanh niên", bà Lý nói thêm.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Đồng Tháp cảnh báo nạn lừa đảo xuất khẩu lao động

Lâm Điền |

UBND tỉnh Đồng Tháp cảnh báo và kêu gọi các đơn vị, ban ngành, địa phương khẩn cấp vào cuộc với nạn lừa đảo xuất khẩu lao động.

Miền núi Quảng Nam giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Hoàng Bin |

Tỉnh Quảng Nam đang đẩy mạnh đào tạo nghề, xuất khẩu lao động ở khu vực miền núi. Thu nhập hàng tháng của mỗi lao động xuất ngoại cao gấp nhiều lần so với làm việc tại quê nhà, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào.

Đắk Nông có hơn 1.600 lượt người tham gia xuất khẩu lao động

PHAN TUẤN |

Giai đoạn 2019-2023, toàn tỉnh Đắk Nông có 1.609 tham gia chương trình xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động, cơ hội việc làm cho thu nhập cao

NGUYỄN TRƯỜNG |

Thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, vừa giúp người lao động có thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống. Đây cũng là sự lựa chọn của nhiều lao động trẻ tại Ninh Bình.

Thấy gì từ tranh cãi Kỳ Duyên "chưa đọc hết 1 cuốn sách"?

Thùy Trang |

Những chia sẻ của Hoa hậu Kỳ Duyên về chuyện đọc sách thu hút tranh luận nhiều ngày qua.

Những ngõ phố ẩm thực chốn Hà Thành: Huyền thoại ngõ Cấm Chỉ

aN lê |

Ngõ Cấm Chỉ là một địa chỉ khá đặc biệt và thú vị của khu phố cổ Hà Nội. Ngõ này nằm ở đầu đường Hàng Bông, đoạn ra giao lộ Cửa Nam, nên còn gọi là ngõ số 2 Hàng Bông.

Theo chân CSGT Tiền Giang, Bến Tre xử lý các "ma men" dịp lễ

Thành Nhân |

Trong dịp nghỉ lễ 2.9, lực lượng Cảnh sát giao thông của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vẫn tiếp tục duy trì, ra quân xử lý các "ma men".

Ghé thăm những di tích lịch sử Cách mạng ở Hà Nội

Tùng Giang |

Trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2.9, nhiều người dân đã ghé thăm các địa điểm di tích lịch sử Cách mạng ở Thủ Đô.

Đồng Tháp cảnh báo nạn lừa đảo xuất khẩu lao động

Lâm Điền |

UBND tỉnh Đồng Tháp cảnh báo và kêu gọi các đơn vị, ban ngành, địa phương khẩn cấp vào cuộc với nạn lừa đảo xuất khẩu lao động.

Miền núi Quảng Nam giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Hoàng Bin |

Tỉnh Quảng Nam đang đẩy mạnh đào tạo nghề, xuất khẩu lao động ở khu vực miền núi. Thu nhập hàng tháng của mỗi lao động xuất ngoại cao gấp nhiều lần so với làm việc tại quê nhà, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào.

Đắk Nông có hơn 1.600 lượt người tham gia xuất khẩu lao động

PHAN TUẤN |

Giai đoạn 2019-2023, toàn tỉnh Đắk Nông có 1.609 tham gia chương trình xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động, cơ hội việc làm cho thu nhập cao

NGUYỄN TRƯỜNG |

Thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, vừa giúp người lao động có thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống. Đây cũng là sự lựa chọn của nhiều lao động trẻ tại Ninh Bình.