Kỳ vọng Luật Thủ đô (sửa đổi) giúp Hà Nội giải quyết những hạn chế, bất cập

Bảo Bình |

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại Hội trường vào sáng 27.11. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thành Hà - Chủ tịch công ty luật SB Law, Đoàn Luật sư Hà Nội về vấn đề này.

Sau 10 năm triển khai Luật Thủ đô, ông đánh giá thế nào về những hiệu quả Luật mang lại?

Luật Thủ đô năm 2012 được ban hành không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn hướng tới các chính sách riêng về văn hóa, lịch sử và bảo tồn nhằm duy trì những bản sắc riêng biệt của Hà Nội.

Sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền và nhân dân Thủ đô. Cùng với các cơ chế chính sách đặc thù được ban hành đã từng bước đi vào cuộc sống, giúp cho TP Hà Nội chủ động hơn trong ưu tiên đầu tư thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng, thể hiện được thế mạnh Thủ đô.

Trong những năm thi hành Luật Thủ đô, theo UBND TP Hà Nội, kinh tế TP Hà Nội tăng trưởng khá và đóng góp tích cực trong tăng trưởng của cả nước. Ngoài ra, Luật cũng giúp môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú; phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng; phát triển khoa học và công nghệ được đẩy mạnh; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân được bảo đảm và nâng cao…

Luật sư Nguyễn Thành Hà đặt kỳ vọng lớn vào tác động của Luật Thủ đô. Ảnh Minh An
Luật sư Nguyễn Thành Hà đặt kỳ vọng lớn vào tác động của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh Minh An

Theo Luật sư, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã tập trung giải quyết những vấn đề bất cập gì?

Nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này bám sát 9 nhóm chính sách, trong đó, tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Cơ chế thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Cơ chế huy động nguồn lực, nâng cao năng lực tài chính - ngân sách cho phát triển của Thủ đô; Hoàn thiện các quy định về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô.

Cơ chế, chính sách xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; Cơ chế, chính sách phát triển văn hóa và giáo dục, đào tạo Thủ đô; Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Cơ chế, chính sách phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; cơ chế, chính sách liên kết, phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, văn minh, năng động, trở thành khu vực trọng điểm.

Luật Thủ đô (sửa đổi) còn phải giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ...

Tuy nhiên, những vấn đề này đang được xem xét và lấy ý kiến, chúng ta cùng chờ đợi phương án cuối cùng trong dự thảo Luật hoàn chỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với việc sửa Luật Thủ đô, ông kỳ vọng sẽ có sự thay đổi gì trong phát triển kinh tế và xã hội của Thủ đô Hà Nội?

Từ đề xuất của TP Hà Nội về việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô, chúng ta cùng kỳ vọng vào việc sửa đổi này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh.

Dự án Luật không chỉ được cơ quan Nhà nước các cấp quan tâm mà cộng đồng các doanh nghiệp cũng mong đợi, kỳ vọng Luật ban hành sẽ góp phần khơi thông các nguồn lực của Thủ đô, tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho cả vùng và đất nước...

Trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm với Thủ đô các nước phát triển trong khu vực; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua quá trình thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Ngoài ra, Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; có vai trò lan tỏa, thúc đẩy vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Bảo Bình
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng cơ chế đặc thù, rõ ràng trong thu hút, sử dụng nhân tài khi sửa Luật Thủ đô

Phạm Đông |

ĐBQH cho rằng, cần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong chính sách về thu hút nhân tài tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó phải thể hiện rõ chế độ thù lao dành cho ứng viên tài năng, chất lượng cao và nên có sự tách bạch giữa nhân tài trong khu vực công và tư.

Lương công chức Hà Nội tăng thêm bao nhiêu khi sửa Luật Thủ đô?

Huy Hùng |

Điều 18 dự thảo Luật Thủ đô quy định chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.

Sửa đổi Luật Thủ đô, cần phân cấp mạnh mẽ hơn cho Hà Nội

Thùy Linh - Phạm Đông |

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đã bày tỏ nhất trí cao với việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) và đóng góp thêm các ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật có ý nghĩa đặc biệt này.

Hàng xóm bất ngờ khi công an đến khám xét nhà ông Lưu Bình Nhưỡng ở quê Thái Bình

Trung Du |

Thái Bình - Lãnh đạo xã Hùng Dũng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) và hàng xóm tỏ ra hết sức ngỡ ngàng, bất ngờ khi ngôi nhà ở quê của ông Lưu Bình Nhưỡng bị công an đến khám xét vào đêm qua (14.11).

Hàng trăm công nhân may TP Vinh ngừng việc tập thể đòi quyền lợi

QUANG ĐẠI |

Hàng trăm công nhân Công ty Cổ phần May HALOTEXCO (phường Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An) ngừng việc đòi quyền lợi.

4 du khách Hàn Quốc bị lũ cuốn tử vong, công an bắt tạm giam Phó giám đốc khu du lịch

Mai Hương |

Ngày 15.11, Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố, bắt tạm giam Ngô Thanh Nghĩa - Phó Giám đốc Khu du lịch Làng Cù Lần về tội vô ý làm chết người.

Đề xuất không hủy dự toán 16.000 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Nếu không được kéo dài nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023 khoảng 16.000 tỉ đồng. Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, nếu cắt nguồn vốn này thì áp lực giải ngân của Chính phủ có giảm đi, nhưng lại thiệt thòi cho các địa phương.

Xóa tư cách Chủ tịch Quảng Ninh với ông Nguyễn Văn Đọc và Nguyễn Đức Long

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đối với ông Nguyễn Văn Đọc và ông Nguyễn Đức Long.

Xây dựng cơ chế đặc thù, rõ ràng trong thu hút, sử dụng nhân tài khi sửa Luật Thủ đô

Phạm Đông |

ĐBQH cho rằng, cần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong chính sách về thu hút nhân tài tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó phải thể hiện rõ chế độ thù lao dành cho ứng viên tài năng, chất lượng cao và nên có sự tách bạch giữa nhân tài trong khu vực công và tư.

Lương công chức Hà Nội tăng thêm bao nhiêu khi sửa Luật Thủ đô?

Huy Hùng |

Điều 18 dự thảo Luật Thủ đô quy định chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.

Sửa đổi Luật Thủ đô, cần phân cấp mạnh mẽ hơn cho Hà Nội

Thùy Linh - Phạm Đông |

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đã bày tỏ nhất trí cao với việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) và đóng góp thêm các ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật có ý nghĩa đặc biệt này.