Tiền công đức - Vẫn mãi là chuyện bí mật

Kỳ 2: Ai quản tiền công đức tại ngôi chùa

NGUYỄN HÙNG - NGUYỄN TRƯỜNG |

Làm thế nào để đồng tiền công đức ở quần thể chùa Bái Đính với diện tích 1.700ha là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam hiện nay được thu-chi một cách minh bạch, rõ ràng, công tâm - vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Tiền lẻ rải khắp nơi

Được biết, từ nhiều năm nay, chùa Bái Đính đã được giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường - đơn vị đầu tư xây dựng và quản lý. Theo ghi nhận của PV, ngay từ cổng chùa vào, dọc theo 2 hành lang La Hán cảnh tượng du khách chen nhau tay cầm tiền lẻ xoa lên các pho tượng La Hán. Khách tham quan đặt lên các bệ đỡ của các pho tượng những đồng tiền lẻ có mệnh giá từ 500 đồng đến 20.000 đồng.

Tại các điểm như điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Phật Bà Quan Âm, tháp chuông… đều có rất nhiều hòm công đức. Tại điện Tam Thế, ngoài việc đặt gần 10 hòm công đức, ở đây còn được bố trí nhiều bàn có nhân viên ghi tiền công đức.

Ngoài việc bỏ tiền vào hòm công đức, nhiều du khách còn đặt tiền trực tiếp lên các bàn nơi thờ tự… Tại bàn ghi công đức điện Tam Thế, du khách xếp hàng dài để được ghi công đức với các mức từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng.

Tại các điểm đặt hòm công đức hay các nơi thờ tự, những nơi du khách đặt nhiều tiền lẻ, đều có từ 1-2 nhân viên mặc áo nâu, đeo biển tên, xách giỏ đi thu gom tiền công đức du khách đặt bên ngoài để cho vào hòm công đức.

Theo chân một nhân viên làm nhiệm vụ thu gom tiền tại hành lang La Hán, chúng tôi quan sát thấy người này xách giỏ đi dọc hành lang La Hán nhặt tiền ở bệ đỡ các pho tượng La Hán cho vào giỏ, sau đấy mang đến những điểm có hòm công đức cho hết vào hòm, không để tiền nhiều quá rơi vãi xuống lối đi.

Cô N.T.P - một người làm nhiệm vụ thu gom tiền tại hành lang La Hán - cho biết được doanh nghiệp thuê làm nhiệm vụ thu gom tiền công đức của du khách đặt ở dọc hành lang La Hán để cho vào hòm công đức. Mỗi ngày cô đi 2 vòng, có ngày đông khách cô phải đi tới 5 vòng mới thu gom hết tiền để cho vào hòm công đức, mỗi ngày như vậy cô được doanh nghiệp trả công 150.000 đồng.

“Ngày nào cũng vậy, cứ tầm 5h chiều thì sẽ có nhân viên đi mở các hòm công đức để cho tiền vào bao tải và cho lên ôtô chở đi, chúng tôi làm ở đây nhưng cũng không biết tiền được chở đi và sử dụng vào mục đích gì” - cô P. chia sẻ.

 Cung tiến công đức tại chùa Bái Đính.
Cung tiến công đức tại chùa Bái Đính.

“... Vấn đề vô cùng nhạy cảm và phức tạp...”

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở VHTT tỉnh Ninh Bình - cho biết: Chùa Bái Đính hiện tại đã được giao cho Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đầu tư xây dựng và quản lý, việc quản lý và sử dụng tiền công đức ở đây cụ thể mỗi năm là bao nhiêu, quản lý như thế nào và sử dụng ra sao chúng tôi cũng không nắm được.

“Đụng vào tiền bạc tại chốn tâm linh là vấn đề vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Hơn nữa, chùa đã được giao cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư, xây dựng và quản lý nên việc quản lý, sử dụng tiền công đức ở đây như thế nào là do doanh nghiệp tự tính toán” - ông Cường nói.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó trưởng Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình - cho biết: Trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 70 cơ sở tôn giáo được xếp hạng di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia. Tiền công đức ở các di tích này hầu như rất ít, không đáng là bao, riêng chỉ có một số điểm gần khu du lịch như chùa Bái Đính thì mới có nhiều vì lượng khách đến tham quan đông.

“Chúng tôi chỉ quản lý về các hoạt động chuyên môn, các hoạt động tuyên truyền… còn vấn đề quản lý và sử dụng tiền công đức ở đây như thế nào thì chúng tôi không nắm được” - ông Sơn nói.

Theo Sư thầy Thích Minh Quang - Phó trụ trì chùa Bái Đính: Toàn bộ tiền công đức ở chùa do Ban trụ trì chùa quản lý và sử dụng vào việc chi trả tiền điện hằng tháng, tiền lương cho hơn 300 nhân viên làm việc trong chùa và một phần dùng để duy tu, sửa chữa lại các hạng mục trong chùa. “Mỗi tháng nhà chùa phải chi trả hơn 400 triệu đồng tiền điện, năm 2017 kính duy tu, sửa chữa các hạng mục trong chùa cũng đã mất hơn 40 tỉ đồng, trả tiền công cho nhân viên... Tiền công đức ở chùa không đủ nên phía Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn phải bỏ ra để đầu tư xây dựng, các hạng mục trong chùa” - sư thầy Minh Quang nói.

NGUYỄN HÙNG - NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Tiền công đức: Vẫn mãi là chuyện bí mật

NGUYỄN HÙNG - NGUYỄN TRƯỜNG |

Việc thu phí tham quan Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) từ đầu năm 2018 đã tạo nên những ý kiến trái chiều. Tại quần thể chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý và sử dụng tiền công đức cũng đang “nằm trong vòng bí mật”. Dư luận một lần nữa mong muốn phải công khai tiền cũng như việc sử dụng tiền công đức tại các đền, chùa…

Quản lý phí tham quan đình chùa, tiền công đức: Phải công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích

NGUYỄN HÙNG - QUANG ĐẠI - LINH ANH |

Mùa lễ hội - du xuân cũng là dịp để BTC các lễ hội, BQL các di tích, thắng cảnh có những khoản thu khổng lồ từ tiền công đức. Mùa lễ hội năm nay, dư luận “sôi” lên với câu hỏi về một số điểm tham quan thu phí khá cao mà có người gọi là “BOT tâm linh”. Vậy việc quản lý sử dụng những khoản tiền này cần phải như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm...

“Nhập nhèm” phí gửi xe, la liệt hòm công đức tại di tích đền Chợ Củi

QUANG ĐẠI |

Theo quy định của tỉnh Hà Tĩnh, phí gửi ôtô tại di tích lịch sử văn hóa là 20 nghìn đồng/lượt vào ban ngày, nhưng tại di tích đền Chợ Củi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), ban quản lý đã thu tăng lên 30 nghìn đồng/lượt, bất kể ngày đêm.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Tiền công đức: Vẫn mãi là chuyện bí mật

NGUYỄN HÙNG - NGUYỄN TRƯỜNG |

Việc thu phí tham quan Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) từ đầu năm 2018 đã tạo nên những ý kiến trái chiều. Tại quần thể chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý và sử dụng tiền công đức cũng đang “nằm trong vòng bí mật”. Dư luận một lần nữa mong muốn phải công khai tiền cũng như việc sử dụng tiền công đức tại các đền, chùa…

Quản lý phí tham quan đình chùa, tiền công đức: Phải công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích

NGUYỄN HÙNG - QUANG ĐẠI - LINH ANH |

Mùa lễ hội - du xuân cũng là dịp để BTC các lễ hội, BQL các di tích, thắng cảnh có những khoản thu khổng lồ từ tiền công đức. Mùa lễ hội năm nay, dư luận “sôi” lên với câu hỏi về một số điểm tham quan thu phí khá cao mà có người gọi là “BOT tâm linh”. Vậy việc quản lý sử dụng những khoản tiền này cần phải như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm...

“Nhập nhèm” phí gửi xe, la liệt hòm công đức tại di tích đền Chợ Củi

QUANG ĐẠI |

Theo quy định của tỉnh Hà Tĩnh, phí gửi ôtô tại di tích lịch sử văn hóa là 20 nghìn đồng/lượt vào ban ngày, nhưng tại di tích đền Chợ Củi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), ban quản lý đã thu tăng lên 30 nghìn đồng/lượt, bất kể ngày đêm.