KỲ 2 - LÀNH MẠNH HÓA VĂN HÓA TÂM LINH

Quản lý phí tham quan đình chùa, tiền công đức: Phải công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích

NGUYỄN HÙNG - QUANG ĐẠI - LINH ANH |

Mùa lễ hội - du xuân cũng là dịp để BTC các lễ hội, BQL các di tích, thắng cảnh có những khoản thu khổng lồ từ tiền công đức. Mùa lễ hội năm nay, dư luận “sôi” lên với câu hỏi về một số điểm tham quan thu phí khá cao mà có người gọi là “BOT tâm linh”. Vậy việc quản lý sử dụng những khoản tiền này cần phải như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm...

Đúng - sai “BOT” danh thắng?

Từ đầu mùa lễ hội, tại chùa Hương - danh thắng nổi tiếng và có thời gian lễ hội dài nhất nước, giá vé tham quan, tiền các loại hình dịch vụ được niêm yết công khai và trên cả trang web chính thức của BTC lễ hội.

Trong khi việc thu phí tham quan ở chùa Hương được thực hiện không có điều tiếng, thì việc từ 1.1.2018 Quảng Ninh đã cho thu phí tham quan Yên Tử, với mức từ 20.000 - 40.000 đồng/lượt khách gây nhiều ý kiến. Ông Vũ Văn Hợp - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh - cho biết, việc thu phí tham quan Yên Tử từng được thực hiện trước năm 2007 và dừng từ 10 năm nay.

Theo lãnh đạo Sở TTTT Quảng Ninh, việc thu phí tham quan Khu Danh thắng Yên Tử đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh diễn ra vào tháng 11.2017, 100% đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân tỉnh trong đó có nội dung về việc chấp thuận thu phí tham quan Khu danh thắng Yên Tử.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khẳng định, việc thu phí tham quan danh thắng Yên Tử là đúng với quy định của pháp luật về phí và lệ phí; kinh phí từ vé tham quan để dùng vào việc đầu tư, tôn tạo khu danh thắng Yên Tử, từ đó phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách, phật tử khi đến với Yên Tử…

Theo ông Phạm Văn Dược - Phó trưởng Ban QLDT-RQG Yên Tử - đến nay, rất nhiều người vẫn nghĩ hai khoản thu chính - cáp treo và tiền công đức, giọt dầu trên Yên Tử - đều do ban này quản lý. Vì thế, có người chất vấn, họ đã công đức rồi sao còn bị thu phí tham quan? Tuy nhiên, tiền thu từ dịch vụ cáp treo là của Cty CP Tùng Lâm; còn tiền công đức, giọt dầu (hàng chục tỉ đồng/năm) đều do nhà chùa quản lý và sử dụng.

Ông Vũ Văn Hợp cho rằng, việc thu phí là nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời có thêm và chủ động nguồn vốn cho việc bảo vệ, quản lý di tích...

Ước tính, từ 1.1.2018 đến nay, số tiền thu phí tham quan Yên Tử đạt trên 10,5 tỉ đồng. Dự kiến, 20% tổng số tiền thu phí sẽ dành nuôi bộ máy Ban QLDT-RQG Yên Tử và các khoản chi khác; 80% còn lại nộp ngân sách nhà nước để bổ sung cho TP.Uông Bí thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư và quản lý danh thắng Yên Tử.

Như vậy, câu chuyện từ chùa Hương tới Yên Tử cho thấy, việc du khách phải trả tiền phí tham quan là đúng quy định và cũng góp phần cùng BTC danh thắng có nguồn tiền để chỉnh trang, phục vụ du khách tốt hơn.

Tiền công đức quản thế nào?

Một nguồn tiền khác cũng được dư luận quan tâm là tiền công đức của dân được sử dụng thế nào? Ai quản lý? Quản lý ra sao?

Vấn đề này không mới, nhưng lại không hề dễ với cơ quan quản lý vì chưa thống nhất được phân cấp quản lý. Tháng 6.2017, trong văn bản gửi Chính phủ về tình hình thực hiện pháp luật trong công tác quản lý lễ hội trong tình hình hiện nay, Bộ VHTTDL cho rằng: Việc phân cấp quản lý lễ hội và di tích chưa thống nhất: Có nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý (Ủy ban nhân dân xã, phường, Ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền, công ty khai thác dịch vụ), việc phân cấp quản lý lễ hội, di tích của từng địa phương cũng khác nhau, có nơi do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức và quản lý lễ hội; có nơi giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức và quản lý; có nơi do Ban quản lý chuyên môn, công ty kinh doanh khai thác các hoạt động vận chuyển và dịch vụ.

Điều này khiến công tác quản lý chồng chéo, trong đó có việc quản lý tiền công đức bởi tại mỗi địa phương khác nhau việc thu, chi và quản lý tiền công đức, tiền giọt dầu cũng được thực hiện theo kiểu mạnh ai nấy làm.

Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8.11.2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định rõ: “Nguồn thu từ công đức, tài trợ cho cơ sở và nguồn thu khác thu được từ việc tổ chức lễ hội của cơ sở tôn giáo đã xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phải được công khai trong Ban quản lý di tích. Nguồn thu này được sử dụng để phục vụ cho việc quản lý, tu bổ di tích, hoạt động tôn giáo và đảm bảo đời sống bình thường của chức sắc, nhà tu hành tại cơ sở đó”.

Vấn đề khó nhất là tính minh bạch bởi chuyện tiền công đức thường rất… nhạy cảm. Từ năm 2010, Bộ VHTTDL đã ban hành Chỉ thị 16/CT-BVHTTDL về tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích, trong đó quy định rõ: “Mỗi di tích chỉ nên đặt một hoặc tối đa ba hòm công đức”.

Năm 2012, Bộ VHTTDL lại ban hành Quyết định số 2245 quy định mỗi di tích đặt không quá 3 hòm công đức tại 3 ban thờ chính. Đĩa đặt tiền giọt dầu chỉ đặt trên những ban thờ chính. Khuyến khích tại mỗi di tích (di tích đơn lẻ hoặc di tích thuộc cụm di tích) chỉ đặt một hòm công đức ở vị trí thích hợp.

Nhưng thực tế cho thấy, hầu như không một di tích nào thực hiện quy định này. Không những đặt hòm công đức nhiều quá mức so với quy định, mà nhiều nơi để tồn tại tình trạng tù mù tiền công đức kéo dài trong nhiều năm. Ngay mùa lễ hội này, theo ghi nhận của PV Lao Động, tại di tích đền Chợ Củi - Hà Tĩnh, có rất nhiều hòm công đức, bày khắp nơi. Tính sơ, có hơn chục hòm. Ông Nguyễn Long Thiên, Trưởng ban Quản lý di tích đền Chợ Củi giải thích, di tích chỉ có một hòm công đức, còn lại là thùng đựng tiền giọt dầu (?).

Về chuyện công khai minh bạch tiền công đức, có thể thấy một ví dụ, là năm 2016 câu chuyện “thay quản lý, di tích ông Hoàng Mười tăng 10 lần tiền công đức” gây xôn xao dư luận. Đầu năm 2016, UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 18 về tiếp nhận, sử dụng nguồn công đức tại các di tích.

Tại Quảng Ninh, tránh tình trạng cách thức quản lý, sử dụng tiền công đức tuỳ thuộc vào các địa phương, sư trụ trì; số lượng tiền công đức thu được trong năm hiện nay có địa phương biết, có địa phương không biết; hoặc, có khi xã biết chứ huyện không biết, xã báo cáo bao nhiêu huyện biết chừng ấy chứ không có cơ chế nào để yêu cầu xã báo cáo việc thu, chi cụ thể thế nào, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành quy định việc thu, chi tiền công đức đúng mục đích với yêu cầu hòm công đức phải được niêm phong và chỉ được mở kiểm kê thu bằng 2 chìa khoá (một khoá của đại diện cơ quan quản lý nhà nước và một khoá của người chủ trì cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo).

Đồng thời, định kỳ hàng quý thực hiện niêm yết việc thu, chi công khai tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. 100% tiền công đức là để phục vụ hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, các hoạt động thường xuyên tại đây và công tác từ thiện, nhân đạo chứ tuyệt đối không được sử dụng cho mục đích khác…

NGUYỄN HÙNG - QUANG ĐẠI - LINH ANH
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh nói gì về việc thu phí Yên Tử?

Nguyễn Hùng |

Nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và có thêm nguồn vốn cho Yên Tử, từ tháng 1.2018, Quảng Ninh đã cho thu phí tham quan Yên Tử, với mức từ 20.000 - 40.000 đồng/lượt khách. Việc này đang gây những ý kiến trái chiều.

Đừng vì vài đồng bạc mà làm ô uế chốn Phật môn

Anh Đào |

Thu phí tham quan đối với một ngôi chùa thiêng mà khi đến đó người dân đã dùng tới hai chữ “hành hương” như Yên Tử, chính xác là Quảng Ninh đang “đặt BOT”: Cho xây dựng khu dịch vụ rồi thu phí, bất chấp người dân có sử dụng hay không.

"BOT đền chùa": Có tiền mới được vào cửa Phật?

Xuân Hùng |

Mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất, Yên Tử khai hội. Dòng người từ khắp nơi đổ về khu du lịch tâm linh khiến giao thông tắc nghẽn vài cây số. Khác với mọi năm, từ ngày 1.1 năm nay, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu tiến hành thu phí tham quan với mức 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quảng Ninh nói gì về việc thu phí Yên Tử?

Nguyễn Hùng |

Nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và có thêm nguồn vốn cho Yên Tử, từ tháng 1.2018, Quảng Ninh đã cho thu phí tham quan Yên Tử, với mức từ 20.000 - 40.000 đồng/lượt khách. Việc này đang gây những ý kiến trái chiều.

Đừng vì vài đồng bạc mà làm ô uế chốn Phật môn

Anh Đào |

Thu phí tham quan đối với một ngôi chùa thiêng mà khi đến đó người dân đã dùng tới hai chữ “hành hương” như Yên Tử, chính xác là Quảng Ninh đang “đặt BOT”: Cho xây dựng khu dịch vụ rồi thu phí, bất chấp người dân có sử dụng hay không.

"BOT đền chùa": Có tiền mới được vào cửa Phật?

Xuân Hùng |

Mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất, Yên Tử khai hội. Dòng người từ khắp nơi đổ về khu du lịch tâm linh khiến giao thông tắc nghẽn vài cây số. Khác với mọi năm, từ ngày 1.1 năm nay, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu tiến hành thu phí tham quan với mức 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em.