Kiên Giang sớm lên phương án phòng, chống thiên tai

NGUYÊN ANH |

Trước những dự báo đến cuối năm, tình hình mưa bão, thiên tai sẽ còn phức tạp, khó lường, tỉnh Kiên Giang lên phương án và triển khai đến các cấp, ngành, đơn vị liên quan chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân dự tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm 2023 đến nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1 và số 2, một số địa phương trong tỉnh xảy ra mưa lớn, kèm theo dông lốc đã làm 1 người chết, 17 người bị thương, 459 căn nhà sập và tốc mái, 12 phương tiện tàu, thuyền bị chìm và thiệt hại nhiều tài sản khác của Nhà nước và người dân trên địa bàn tỉnh. Hàng chục nghìn ha lúa hè thu, thu đông bị đổ ngã, ngập úng, các tuyến đường và nhà dân bị ngập làm hư hao một số vật chất... Ước tổng giá trị thiệt hại khoảng 16 tỉ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cho rằng, từ đây tới cuối năm tình hình thiên tai còn diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra ở cấp độ cao, kéo dài từ mùa khô năm 2023 - 2024 đến năm 2025...

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các ngành, các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm việc khắc phục hậu quả thiên tai và chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh. Giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tính mạng, ổn định đời sống cho người dân.

Các lực lượng cùng hỗ trợ người dân bị thiệt hại về nhà ở. Ảnh: Công an Kiên Giang
Các lực lượng cùng hỗ trợ người dân bị thiệt hại về nhà ở. Ảnh: Công an Kiên Giang

Chủ động dự báo, cảnh báo về diễn biến thời tiết, mưa bão, sạt lở để người dân nắm và chủ động phòng tránh. Chú ý những địa bàn thường hay xảy ra mưa dông, lốc xoáy, cần triển khai các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão. Các cấp, ngành, chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Các địa phương phải thường xuyên cập nhật kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó; trang bị kỹ năng, dụng cụ, phương tiện cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), ưu tiên đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.

Ngoài ra, với các địa bàn bị thiệt hại vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ngành cùng địa phương xác minh thiệt hại về sản xuất lúa, hoa màu báo cáo và đề xuất UBND tỉnh quyết định công bố tình huống thiên tai do mưa lớn; hướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, hỗ trợ khôi phục sản xuất bị thiệt hại do thiên tai. Khảo sát nâng cấp các tuyến đê bao, bờ bao, đảm bảo trên mức báo động 2 và phát triển hệ thống trạm bơm chống ngập úng, điều tiết nước phục vụ sản xuất.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Mưa bão tiếp tục phức tạp, Chủ tịch Kiên Giang chỉ đạo triển khai “4 tại chỗ”

NGUYÊN ANH |

Trước diễn biến mưa bão phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị liên quan tăng cường dự báo, cảnh báo, thông tin về diễn biến thời tiết, triển khai các biện pháp ứng phó, sẵn sàng phương án "4 tại chỗ".

Kiên Giang: Mưa dông làm 266 nhà sập, tốc mái, thiệt hại hơn 9,6 tỉ đồng

NGUYÊN ANH |

Mưa dông, lốc xoáy đã làm nhiều người bị thương, sập, tốc mái 266 căn nhà, chìm 3 tàu cá, hàng nghìn ha lúa bị đổ ngã, ngập úng... ở Kiên Giang, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng hơn 9,6 tỉ đồng.

13 người bị thương, gần 200 căn nhà sập, tốc mái ở Kiên Giang vì mưa dông

NGUYÊN ANH |

Đợt mưa lớn xảy ra trên diện rộng kèm lốc xoáy ở Kiên Giang đã làm gần 200 nhà dân sập, tốc mái thiệt hại hơn 2,6 tỉ đồng, nhiều người bị thương, tàu đánh cá bị chìm, cây xanh đổ, ngã, các tuyến đường bị ngập...

Giáo viên kiến nghị điều gì đến Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn?

Trà my |

Thu nhập, thăng hạng giáo viên,... là một trong hàng nghìn câu hỏi của giáo viên gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, nhiều giáo viên còn băn khoăn một số điểm ở Chương trình giáo dục phổ thông mới.

TPHCM phát triển đô thị quanh ga Metro, nút giao Vành đai 3

MINH QUÂN |

TPHCM sẽ áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết 98 để quy hoạch, phát triển đô thị quanh các nhà ga Metro, nút giao Vành đai 3, giúp khai thác hiệu quả quỹ đất tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng.

Diện mạo cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 trước thời điểm thông xe

VĨNH HOÀNG - KHÁNH AN |

Sau gần 3 năm thi công, cầu Vĩnh Tuy 2 đang được hoàn thiện những hạng mục cuối để kịp thông xe theo kế hoạch vào dịp 2.9 tới đây.

Dùng kích điện tận diệt giun đất và những lò mổ giun tự phát tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng người dân sử dụng kích điện để bắt giun đất làm ảnh hưởng đến môi trường. Thậm chí nhiều người còn đầu tư hàng chục bộ kích điện để cho thuê và mở lò thu gom mổ giun tự phát để sơ chế giun và bán cho thương lái.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cao tốc ở Nam Trung Bộ

Hữu Long |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đẩy nhanh tiến độ xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Mưa bão tiếp tục phức tạp, Chủ tịch Kiên Giang chỉ đạo triển khai “4 tại chỗ”

NGUYÊN ANH |

Trước diễn biến mưa bão phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị liên quan tăng cường dự báo, cảnh báo, thông tin về diễn biến thời tiết, triển khai các biện pháp ứng phó, sẵn sàng phương án "4 tại chỗ".

Kiên Giang: Mưa dông làm 266 nhà sập, tốc mái, thiệt hại hơn 9,6 tỉ đồng

NGUYÊN ANH |

Mưa dông, lốc xoáy đã làm nhiều người bị thương, sập, tốc mái 266 căn nhà, chìm 3 tàu cá, hàng nghìn ha lúa bị đổ ngã, ngập úng... ở Kiên Giang, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng hơn 9,6 tỉ đồng.

13 người bị thương, gần 200 căn nhà sập, tốc mái ở Kiên Giang vì mưa dông

NGUYÊN ANH |

Đợt mưa lớn xảy ra trên diện rộng kèm lốc xoáy ở Kiên Giang đã làm gần 200 nhà dân sập, tốc mái thiệt hại hơn 2,6 tỉ đồng, nhiều người bị thương, tàu đánh cá bị chìm, cây xanh đổ, ngã, các tuyến đường bị ngập...