Dùng kích điện tận diệt giun đất và những lò mổ giun tự phát tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng người dân sử dụng kích điện để bắt giun đất làm ảnh hưởng đến môi trường. Thậm chí nhiều người còn đầu tư hàng chục bộ kích điện để cho thuê và mở lò thu gom mổ giun tự phát để sơ chế giun và bán cho thương lái.

Tình trạng người dân dùng kích điện để bắt giun đất xuất hiện nhiều nhất tại khu vực huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp (Ninh Bình), anh V, (trú tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, Ninh Bình) cho biết, mỗi ngày anh có thể gom được khoảng 1-2 tạ giun đất tươi để bán cho các lò mổ. Giun được gom là hàng loại to, có trọng lượng từ 20-25 con/kg (kích thước khoảng bằng ngón tay của người lớn) và chủ yếu được bắt ở đồi núi của Nho Quan và Hòa Bình.

Giun đất được các chủ lò mổ thu gom và sơ chế để bán cho thương lái. Ảnh: Diệu Anh
Giun đất được các chủ lò mổ thu gom và sơ chế để bán cho thương lái. Ảnh: Diệu Anh

Theo anh V, chỉ cần đầu tư một máy kích điện có xuất xứ từ Trung Quốc với giá từ 5-6 triệu đồng là có thể "hành nghề". Khi sử dụng, chỉ cần nối hai đầu dây điện vào hai chiếc tua-vít và cắm xuống đất là những con giun từ to tới bé ở dưới lòng đất cứ vậy bắt đầu ngoi lên.

Với những con không đủ kích thước thì sẽ lọc ra và bán cho các hồ câu, xưởng xay thức ăn gia súc. còn giun to, đạt tiêu chuẩn thì sẽ bán cho các lò mổ giun với giá từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng/kg.

Tương tự, anh T, một người dân tại xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp cũng sắm cho mình 2 bộ kích điện để đi bắt giun, anh T cho biết, tối nào anh cũng đi, có hôm đi xa cả chục km để bắt giun. Với mỗi máy kích điện như vậy, mỗi tối anh bắt được từ 10 đến 20kg giun các loại.

Cả người bắt lẫn các chủ lò mổ đều không biết giun đất được các thương lái mua để làm gì. Ảnh: Diệu Anh
Cả người bắt lẫn các chủ lò mổ đều không biết giun đất được các thương lái mua để làm gì. Ảnh: Diệu Anh

"Giun sau khi bắt về nếu được nhiều thì sáng hôm sau mang đến bán cho các lò mổ với giá từ 40 đến 60.000 đồng/kg, nếu được ít thì phải dồn lại 2-3 ngày mới mang đi bán" - anh T chia sẻ.

Để sơ chế và sấy khô giun, nhiều người đã đầu tư để mở lò mở và máy sấy để sấy cho giun khô rồi mới nhập cho thương lái. Anh L, chủ một cơ sở sơ chế và sấy giun tại thôn 12, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp cho biết, mỗi ngày, lò mổ của anh thu mua khoảng 400kg giun tươi từ các hộ dân trong xã và các xã lân cận sau đấy sơ chế và sấy khô rồi bán cho thương lái.

Vì cái lợi trước mắt, nhiều người dân tại Ninh Bình vẫn ngày đêm lùng sục khắp mọi nơi để bắt giun đất bằng kích điện. Ảnh: Diệu Anh
Vì cái lợi trước mắt, nhiều người dân tại Ninh Bình vẫn ngày đêm lùng sục khắp mọi nơi để bắt giun đất bằng kích điện. Ảnh: Diệu Anh

"Ngoài việc sơ chế và sấy giun khô, gia đình anh cũng đầu tư hơn 40 bộ kích điện để cho người dân thuê. Hiện, mỗi kg giun sau khi được sấy khô sẽ có giá từ 70.000 đồng đến 90.000 đồng/kg" - anh L cho hay.

Mỗi ngày, cơ sở của anh L thu gom hàng tạ giun để sơ chế bán cho thương lái nhưng bản thân anh L và những người hàng ngày đi kích giun cũng không biết giun được các thương lái mua để làm gì. Chỉ cần thấy có lợi nhuận cao, nhiều người dân đã bất chấp quy định pháp luật, lén lút dùng kích điện để bắt giun đất.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Đình Cư - Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cũng thừa nhận, thời gian gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện tình trạng người dân dùng kích điện để bắt giun đất và có một số hộ gia đình đứng ra thu mua lại để sơ chế, sấy khô và bán cho thương lái.

Hiện mỗi kg giun đất sau khi sơ chế và sấy khô sẽ có giá từ 70.000 đồng đến 90.000 đồng. Ảnh: Diệu Anh
Hiện mỗi kg giun đất sau khi sơ chế và sấy khô sẽ có giá từ 70.000 đồng đến 90.000 đồng. Ảnh: Diệu Anh

"Việc dùng kích điện để bắt giun đất là hành động tận diệt giun đất và các sinh vật có ích khác trong đất, làm giảm chất lượng đất canh tác, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, đồng thời cũng là hành động gây nguy hiểm đến tính mạng của con người khi dùng kích điện để bắt giun. Hiện tại, chúng tôi đã giao cho bên lực lượng Công an xã triển khai nắm bắt tình hình và tuyên truyền đến người dân dừng ngay hoạt động bắt giun đất bằng kích điện" - ông Cư cho hay.

Cũng theo ông Cư, hành vi đánh bắt giun đất bằng kích điện đã vi phạm điều cấm theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Tuy nhiên hiện nay, do chưa có chế tài xử phạt hành vi sử dụng máy kích điện để bắt giun nên chỉ dừng lại ở việc lập biên bản, nhắc nhở nên chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, các đối tượng kích điện đánh bắt giun đất thường hoạt động vào lúc nửa đêm, trời mưa, địa bàn đồi núi, đi lại rất khó khăn.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Loay hoay ngăn chặn "giun tặc"

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích trộm giun đất đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có chế tài nào để xử lý vấn đề này.

"Giun tặc" hoành hành: Có gì trong những lò sấy giun xuất khẩu?

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích giun đất trộm làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu, khiến người dân bức xúc. Trong khi các lò sấy, nơi tiếp tay, tiêu thụ cho hoạt động kích giun vẫn hoạt động ngang nhiên.

"Giun tặc" lộng hành, nông dân lao đao, hoa màu kiệt quệ

Minh Nguyễn |

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra tình trạng "giun tặc", hoạt động với quy mô rầm rộ, làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu và khiến người dân bức xúc.

Kiểm tra, ngăn chặn sử dụng kích điện đánh bắt giun đất

TRẦN TUẤN |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh này về việc kiểm tra, tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng sử dụng kích điện đánh bắt giun đất.

Liên tiếp phát hiện, xử lý người dân dùng kích điện bắt cá trên sông Đà

Khánh Linh |

Hòa Bình - Trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, xử lý người dân dùng kích điện bắt cá trên sông Đà.

Liên tục bắt giữ phương tiện dùng kích điện khai thác thủy sản ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chủ tàu khai nhận đã mua kích điện từ Bình Thuận đánh bắt thủy sản ở vùng biển Phú Quốc.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Kpop và giải trí Hàn đang "tấn công" thị trường Việt Nam như thế nào?

Huyền Chi |

Với sự tương đồng về văn hóa, khoảng cách địa lý, Kpop và văn hóa Hàn Quốc nói chung ngày càng ảnh hưởng và được giới trẻ Việt Nam yêu thích.

Loay hoay ngăn chặn "giun tặc"

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích trộm giun đất đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có chế tài nào để xử lý vấn đề này.

"Giun tặc" hoành hành: Có gì trong những lò sấy giun xuất khẩu?

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích giun đất trộm làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu, khiến người dân bức xúc. Trong khi các lò sấy, nơi tiếp tay, tiêu thụ cho hoạt động kích giun vẫn hoạt động ngang nhiên.

"Giun tặc" lộng hành, nông dân lao đao, hoa màu kiệt quệ

Minh Nguyễn |

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra tình trạng "giun tặc", hoạt động với quy mô rầm rộ, làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu và khiến người dân bức xúc.

Kiểm tra, ngăn chặn sử dụng kích điện đánh bắt giun đất

TRẦN TUẤN |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh này về việc kiểm tra, tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng sử dụng kích điện đánh bắt giun đất.

Liên tiếp phát hiện, xử lý người dân dùng kích điện bắt cá trên sông Đà

Khánh Linh |

Hòa Bình - Trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, xử lý người dân dùng kích điện bắt cá trên sông Đà.

Liên tục bắt giữ phương tiện dùng kích điện khai thác thủy sản ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chủ tàu khai nhận đã mua kích điện từ Bình Thuận đánh bắt thủy sản ở vùng biển Phú Quốc.