Giáo dục Việt Nam bị “văng” khỏi bảng xếp hạng toàn cầu:

Học sinh Việt Nam chỉ giỏi học thuật nhưng kém kỹ năng

Đặng Chung |

Đặt mục tiêu tham gia bảng xếp hạng quốc tế PISA để có thể hội nhập về giáo dục, làm cơ sở cho những đề xuất thay đổi chính sách giúp giáo dục tốt lên, nhưng năm nay Việt Nam không có tên trên bảng xếp hạng. Điều này khiến không ít chuyên gia bất ngờ. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là học sinh Việt Nam được trang bị nhiều kiến thức về học thuật, trong khi thiếu trải nghiệm và kỹ năng sống.

Câu hỏi độ khó càng cao, học sinh Việt Nam càng làm tốt

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố kết quả khảo sát PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) 2018 tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là cuộc khảo sát được thực hiện 3 năm một lần với học sinh 15 tuổi nhằm đánh giá mức độ kiến thức và kỹ năng mà các em có được để tham gia vào thị trường lao động.

Việc đánh giá này tập trung vào mức độ thành thục ở các môn Đọc hiểu, Toán, Khoa học và một lĩnh vực mang tính sáng tạo (năm 2018 là năng lực toàn cầu) cũng như mức độ hạnh phúc của học sinh. Việt Nam tham gia chu kỳ đánh giá từ năm 2012.

Theo kết quả mới nhất mà PISA vừa công bố, học sinh Việt Nam đạt 505 điểm Đọc hiểu, cao thứ 13 trong 79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, tăng 19 bậc so với chu kỳ năm 2015. Về Toán học, Việt Nam đạt 496 điểm, cao thứ 24. Còn với Khoa học, Việt Nam đạt 543 điểm, cao thứ 4, tăng 8 hạng so với năm 2015.

Dù đạt kết quả rất tốt, nhưng bất ngờ là Việt Nam không được OECD đưa vào bảng xếp hạng toàn cầu. Theo Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), lý do chính khiến Việt Nam “vắng tên” trên bảng xếp hạng là vì số liệu thu được của Việt Nam không phù hợp với mô hình lý thuyết hồi đáp câu hỏi. Mức độ không phù hợp cao hơn so với các quốc gia khác, có sự khác biệt lớn với mô hình đánh giá của các nước là thành viên của OECD.

Phân tích thêm về điều này, TS Lê Thị Mỹ Hà - Giám đốc quốc gia PISA Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT) - cho biết, thực tế kết quả làm bài của học sinh Việt Nam rất tốt, vì điều này mà có những khác biệt với mô hình đánh giá của PISA.

“Qua phân tích bảng kết quả PISA, có thể thấy câu hỏi mà các nước thành viên trong OECD đánh giá có độ khó càng cao thì học sinh Việt Nam càng làm tốt, câu hỏi mà theo họ là dễ thì học sinh của chúng ta lại làm không tốt.

Ví dụ, các nước OECD coi câu hỏi liên quan đến học thuật là khó và rất khó, còn câu hỏi về trải nghiệm cuộc sống là dễ. Nhưng với học sinh của mình, môi trường sống không hiện đại, chưa được trải nghiệm nên các em không làm được và coi là câu hỏi khó. Chẳng hạn câu hỏi về trải nghiệm đi tàu điện ngầm, đầu tư năng lực tài chính, gọi điện thoại đi quốc tế” - bà Hà phân tích.

Và bà Hà cho rằng, rào cản về kinh tế là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt về mô hình đánh giá của chúng ta với các nước OECD. Vì khác biệt này, mức độ không phù hợp cao hơn so với các quốc gia khác tham gia OECD, nên họ chưa đưa Việt Nam vào bảng so sánh xếp hạng năm nay, mà muốn có thêm thời gian để nghiên cứu.

Cần xem lại mục tiêu và cách thức giáo dục

Còn theo TS Nguyễn Khánh Trung (Tổ chức Giáo dục Emile Việt), cần thiết phải xem lại mục tiêu và cách thức giáo dục ở Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu giáo dục của nhiều nước phát triển, ông Trung nhận thấy mục đích giáo dục của họ rất rõ ràng, là giáo dục học sinh thành những người tự chủ, có khả năng bước đi trên đôi chân của mình.

Ngay từ cấp mẫu giáo, học sinh đã được trang bị kỹ năng sống, giáo dục về giới tính để biết cách bảo vệ mình, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Còn chúng ta, chương trình giáo dục còn quá nặng về kiến thức, mang tính áp đặt. Học sinh học rất nhiều mà không chú trọng dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để tồn tại.

TS Lê Thị Mỹ Hà thừa nhận, từ kết quả mà OECD phân tích, có thể thấy, kiến thức giáo dục phổ thông của Việt Nam đã trang bị rất sâu và rộng về học thuật cho học sinh. Nhưng việc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lại chưa tốt.

“Dù không có tên trên bảng xếp hạng, nhưng như vậy không có nghĩa là thất bại. Những thông tin về kết quả của học sinh Việt Nam mà PISA đánh giá sẽ là bài học hay để chúng ta rút kinh nghiệm phát triển. Đó là giá trị rất lớn. Bộ GDĐT đã có nhiều giải pháp để học sinh có thể vận dụng câu hỏi đã học vào giải quyết vấn đề ngoài cuộc sống.

Nhưng cuộc sống của Việt Nam là cuộc sống của các nước đang phát triển, khác với cuộc sống của các nước OECD, nên việc phát triển về kinh tế cũng là cơ hội rất tốt để học sinh của chúng ta có những trải nghiệm và hội nhập” - TS Lê Thị Mỹ Hà nhấn mạnh.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Lý do Việt Nam "vắng mặt" trên BXH PISA: Vì học sinh quá giỏi học thuật?

Đặng Chung |

Tiến sĩ Lê Thị Mỹ Hà - Giám đốc quốc gia PISA Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT) đã có những trao đổi với Lao Động về lý do Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng PISA, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Hà Nội: Quý I năm 2020 sẽ hoàn thành xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng

Nguyễn Hà - Cường Ngô - Tô Thế |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định trong quý I năm 2020 sẽ hoàn thành mục tiêu xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng.

Giáo dục TP.Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi khi làm sách với Nhà xuất bản

ANH NHÀN - HUYÊN NGUYỄN |

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng ngành GDĐT thành phố có nhiều thuận lợi khi thực hiện công tác phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lý do Việt Nam "vắng mặt" trên BXH PISA: Vì học sinh quá giỏi học thuật?

Đặng Chung |

Tiến sĩ Lê Thị Mỹ Hà - Giám đốc quốc gia PISA Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT) đã có những trao đổi với Lao Động về lý do Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng PISA, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Hà Nội: Quý I năm 2020 sẽ hoàn thành xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng

Nguyễn Hà - Cường Ngô - Tô Thế |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định trong quý I năm 2020 sẽ hoàn thành mục tiêu xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng.

Giáo dục TP.Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi khi làm sách với Nhà xuất bản

ANH NHÀN - HUYÊN NGUYỄN |

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng ngành GDĐT thành phố có nhiều thuận lợi khi thực hiện công tác phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.