Hiên ngang "cột mốc" giữa đại dương

HUY HOÀNG |

Thoạt nhìn nhà giàn DK1/14 từ xa, chúng tôi cảm giác nó thật nhỏ bé, chênh vênh, nhất là khi ba bề bốn bên là mênh mông nước, hun hút đường chân trời. Đi xuồng lại gần mới thấy sự bề thế - một khối thép khổng lồ cắm sâu những chiếc “chân” bêtông vững chãi vào lòng đại dương.

DK1 là tên gọi của cụm Dịch vụ - Kinh tế - Khoa học kỹ thuật được xây dựng tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với những nhà giàn dựng trên mặt biển. Nhiệm vụ của các nhà giàn là lập các đèn biển để thông báo cho tàu thuyền đánh cá và vận tải hàng hải đi lại trong vùng; đặt trạm nghiên cứu khí tượng thủy văn; làm nơi trú tránh bão và ứng cứu ngư dân...

Sự vượt trội của nhà giàn là kết cấu vững chắc, liên hoàn với diện tích lớn.
Sự vượt trội của nhà giàn là kết cấu vững chắc, liên hoàn với diện tích lớn.

Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của DK1 là chốt giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, bảo vệ bình yên cho việc khai thác tài nguyên nơi thềm lục địa.

Bập bùng ghi ta đón khách đất liền.
Bập bùng ghi ta đón khách đất liền.

Đón chúng tôi lên đảo, các cán bộ, chiến sĩ đứng xếp hàng ngay ngắn giơ tay chào đón. Nhìn gương mặt lính đảo, dù đứng nghiêm nhưng đều ánh lên một niềm vui khó tả khi thật lâu rồi mới có khách từ đất liền tới thăm.

Hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời. Mùa mưa bão không có ánh mặt trời, hoặc sương mù, các chiến sĩ vẫn có điện dùng để chiếu sáng, nấu cơm, chạy tủ lạnh, xem tivi.
Hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời. Mùa mưa bão không có ánh mặt trời, hoặc sương mù, các chiến sĩ vẫn có điện dùng để chiếu sáng, nấu cơm, chạy tủ lạnh, xem tivi.

Đứng trên nhà giàn, tôi có thể nhìn thấy từng đàn cá đủ màu sắc bơi qua, bơi lại một cách hồn nhiên. Cá là nguồn thực phẩm tươi quan trọng với chiến sĩ nhà giàn nên mỗi chiều, anh em đều rất hào hứng và chăm chỉ thả câu.

Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm, những đợt tàu ra thăm và mang quà Tết cho các chiến sĩ tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn ĐK1, trong đó có cả những cành đào, chậu quất miền Bắc, chậu mai vàng miền Nam. Trong ảnh: Chậu quất Tết lên đảo Thuyền Chài.
Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm, những đợt tàu ra thăm và mang quà Tết cho các chiến sĩ tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn ĐK1, trong đó có cả những cành đào, chậu quất miền Bắc, chậu mai vàng miền Nam. Trong ảnh: Chậu quất Tết lên đảo Thuyền Chài.

Đại uý Vũ Văn Tưởng, sinh năm 1980, quê Tiên Lãng (Hải Phòng) - Chỉ huy trưởng DK1/14 - chia sẻ, ở đây mọi người thương yêu và đoàn kết lắm. Tình cảm mọi người dành cho nhau cực kỳ chân thành và từ tận đáy lòng.

Để trồng được những luống rau xanh tốt là một sự nỗ lực rất lớn của các chiến sĩ nhà giàn, bên cạnh sự cần mẫn, chịu khó vun xới, chăm bón, che chắn khi thời tiết thay đổi thì vấn đề lớn là thiếu nước trong mùa khô.
Để trồng được những luống rau xanh tốt là một sự nỗ lực rất lớn của các chiến sĩ nhà giàn, bên cạnh sự cần mẫn, chịu khó vun xới, chăm bón, che chắn khi thời tiết thay đổi thì vấn đề lớn là thiếu nước trong mùa khô.

 Không như ở các đảo, dù là đảo nổi hay đảo chìm, vẫn cảm nhận được chút gần gũi với đất liền, ở nhà giàn cái cảm giác cách biệt, cô đơn dường như tăng lên gấp bội.

Những người lính hải quân bám trụ trên biển từ 8 đến 12 tháng, cũng có khi do yêu cầu nhiệm vụ nên phải ở hơn 20 tháng mới vào đất liền.

Vất vả và thiếu thốn đủ bề song những người lính hải quân luôn lạc quan, vững vàng bản lĩnh người chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió.

HUY HOÀNG
TIN LIÊN QUAN

Lính đảo Trường Sa: Đời trai trả nợ nước

THANH HUYỀN |

“Mẹ tôi thường bảo: Đời trai phải trả nợ nước xong, sau đó mới trả nợ đời...”. Đó là dòng mở đầu những tâm sự của trung sĩ Nguyễn Cao Sứ (sinh năm 1994, quê Bình Thuận) trong “Sổ tâm tình đồng đội” - nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ công tác trên quần đảo Trường Sa.

Nhật ký bác sĩ Trường Sa

BẢO DUY |

“Nếu không được chỉ huy và các bác sĩ ở đảo An Bang cứu chữa kịp thời thì chắc chắn tôi đã “đi”. Ơn cứu mạng này tôi không bao giờ quên” - ông Đinh Văn Nam (52 tuổi, ngư dân tàu cá QNa 90668TS) vẫn chưa hết xúc động khi kể lại với phóng viên Báo Lao Động. Trong những chuyến đi biển dài ngày, ông Nam và hàng ngàn ngư dân đang bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ bộ đội và bác sĩ đang thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa.

Uy nghiêm lễ chào cờ và duyệt binh tại đảo Trường Sa

B.D |

Tiếp theo lịch trình công tác, ngày 8.1, đoàn công tác đi chúc Tết và thay thu quân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Đại tá Bùi Hải Phước – Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác đã cập đảo Trường Sa.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Lính đảo Trường Sa: Đời trai trả nợ nước

THANH HUYỀN |

“Mẹ tôi thường bảo: Đời trai phải trả nợ nước xong, sau đó mới trả nợ đời...”. Đó là dòng mở đầu những tâm sự của trung sĩ Nguyễn Cao Sứ (sinh năm 1994, quê Bình Thuận) trong “Sổ tâm tình đồng đội” - nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ công tác trên quần đảo Trường Sa.

Nhật ký bác sĩ Trường Sa

BẢO DUY |

“Nếu không được chỉ huy và các bác sĩ ở đảo An Bang cứu chữa kịp thời thì chắc chắn tôi đã “đi”. Ơn cứu mạng này tôi không bao giờ quên” - ông Đinh Văn Nam (52 tuổi, ngư dân tàu cá QNa 90668TS) vẫn chưa hết xúc động khi kể lại với phóng viên Báo Lao Động. Trong những chuyến đi biển dài ngày, ông Nam và hàng ngàn ngư dân đang bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ bộ đội và bác sĩ đang thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa.

Uy nghiêm lễ chào cờ và duyệt binh tại đảo Trường Sa

B.D |

Tiếp theo lịch trình công tác, ngày 8.1, đoàn công tác đi chúc Tết và thay thu quân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Đại tá Bùi Hải Phước – Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác đã cập đảo Trường Sa.