Hàng rào “nhốt” công viên ở Hà Nội: Không gian công cộng đang bị cô lập

Phạm Đông |

Nhiều Công viên lớn ở Hà Nội đang bị “nhốt” trong hàng rào và bị thu phí vào cửa khiến không gian công cộng quan trọng này bị cô lập, người dân khó tiếp cận, hưởng thụ.

Nghịch lý nhà gần nhưng xa cổng công viên

Dù nhà gần Công viên Thống Nhất (Hà Nội), nhưng chị Nguyễn Ngọc Lê (phố Ô Đồng Lầm, quận Đống Đa) phải đi bộ đến đầu đường Đại Cồ Việt hoặc phố Trần Nhân Tông mới có thể vào được không gian công cộng.

Chị Lê cảm thấy bất tiện khi công viên này rất rộng mà chỉ có một vài cổng vào nhất định. Trong khi cả đoạn đường Lê Duẩn rất dài nhưng do phần mái của cổng cổng xuống cấp, ban quản lý đã dùng xích khóa chặt lại và treo thông báo khu vực nguy hiểm.

"Bản thân tôi muốn hưởng cảm giác thư giãn khi vào công viên mỗi buổi chiều tan tầm. Điều này cũng giúp tôi giảm căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, việc công viên bị rào kín, cổng lại ở quá xa khiến việc tiếp cận gặp rất nhiều khó khăn" - chị Lê nói và cho biết ở nhà gần mà phải đi xe máy đến công viên thì cũng rất mệt mỏi khi tham gia giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm. Chưa kể đến việc phải trả tiền mua vé để được vào cửa công viên.

 
Nhiều người ngại vào công viên vì đi lòng vòng vào cửa

Giống như chị Lê, mỗi lần anh Nguyễn Đình Hải (phường Yên Hòa, Cầu Giấy) muốn vào Công viên Cầu Giấy cũng phải đi bộ rất xa hoặc đi xe đến cổng chính trên phố Thành Thái. Đây là một trong những công viên hiện đại, có riêng cả khu vui chơi cho trẻ em nên được rất nhiều người lui tới. Mặc dù xung quanh công viên có nhiều cổng nhưng chỉ duy nhất một cổng chính được mở.

Dù nhà chỉ cách công viên vài trăm mét nhưng muốn vào anh Hải phải đi gần 2km mới đến được cổng. Anh Hải và nhiều dân sống quanh đây cho rằng không gian công cộng bị cô lập bên trong hàng rào gây lãng phí. Đây cũng là nghịch lý đang diễn ra tại nhiều công viên ở Hà Nội chứ không chỉ riêng ở Cầu Giấy, gây bất tiện cho người dân.

Anh Hải phải đi quãng đường dài mới có thể vào được công viên.
Nhà gần công viên nhưng anh Hải phải đi quãng đường dài mới đến được cổng để vào bên trong

Không gian bị cô lập

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn, trong kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn TP giai đoạn 2021-2025, công viên Thống Nhất là 1 trong 3 công viên được cải tạo cấp độ 1.

Đặc biệt, thành phố định hướng nâng cấp công viên chuyển từ “công viên đóng” sang “công viên mở”, không còn hàng rào và mở cả về quản lý, cơ chế... Đồng thời, với đó là việc tạo lập không gian đi bộ dọc phố Trần Nhân Tông... Từ đó, nâng tầm giá trị không gian cảnh quan, tăng thêm khai thác các giá trị của công viên...

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, việc mở công viên là hết sức cần thiết. Thực tế, những đề xuất liên quan tới việc xóa bỏ lớp hàng rào này đã bắt đầu từ rất lâu. Điển hình, tại cuộc thi ý tưởng thiết kế “Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người” vào năm 2011, nhiều đồ án dự thi đã đề cập tới điều này.

Mặc dù là một trong những công viên lớn nhất của Hà Nội, tuy nhiên, chỉ có 4 cổng ra vào, trong đó 2 cổng chính mới thường xuyên mở cửa. Có nghĩa, muốn vào không gian này, người ta phải đi vòng một đoạn khá dài - chưa kể sẽ mất một quãng đường xa khi muốn... đi ra.

Về bản chất, các vườn hoa, công viên công cộng luôn mang theo mình vai trò tạo điều kiện cho cư dân thư giãn, nghỉ ngơi. Rõ ràng hàng rào hiện có lại đang là một vật cản lớn cho việc phát huy công năng của các công viên.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, ngoài việc là không gian xanh công cộng, các công viên lớn còn là nơi cộng đồng dân cư nâng cao chất lượng sống. Việc xây dựng thành công viên mở là cần thiết và rất đáng hoan nghênh.

Cổng Công viên Thống Nhất mặt đường Đại Cồ Việt.
Cổng Công viên Thống Nhất mặt đường Đại Cồ Việt.

Công viên Thống Nhất đã nhiều lần được cải tạo, nhưng ông Nghiêm đánh giá chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Việc mở cửa cho cộng đồng được thực hiện từ lâu. Từ những năm 2010, chỉ người vào vui chơi, giải trí mới phải mua vé, còn người tập thể dục thể thao thì không.

Ở một góc độ khác, dù mang tính chất bảo vệ an ninh, nhưng lớp rào này cũng vô tình khiến không gian bị cô lập bên trong trở nên mất an toàn, đặc biệt là vào ban đêm, khi kẻ xấu khó có thể bị người ngoài can thiệp vào hành động của mình.

Ở thời điểm hiện tại, việc dỡ bỏ hàng rào trước mắt không chỉ giúp cộng đồng dễ tiếp cận với công viên. Xa hơn, không gian này còn được mở rộng khi kết nối với trục phố Trần Nhân Tông (đang được quy hoạch làm phố đi bộ) và hồ Thiền Quang để tạo thành một quần thể sinh thái quan trọng của Hà Nội.

Tại một số công viên bị “bao kín” của Hà Nội và cả nước, những đề xuất gỡ bỏ hàng rào cũng từng được đưa ra. Và, trong một số trường hợp, khi được triển khai, thực tế cho thấy các không gian này đã phát huy rất hiệu quả chức năng của mình. Do vậy, việc “phá rào” cho những không gian xanh không cần được mở rộng ra những công viên khác.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Người dân bức xúc chuyện thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Nhiều người dân khi đến công viên Thống Nhất tỏ ra bất bình trước việc người ăn mặc chỉn chu bị thu phí vào cửa, trong khi những người mặc quần áo thể thao lại được miễn phí. Sự việc này kéo dài nhiều năm qua và nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc công viên phải bỏ tường rào, bỏ thu phí, "rộng cửa" cho người dân Thủ đô đến vui chơi, sinh hoạt.

Nghịch lý thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Hầu hết người đi tập thể dục, mặc quần áo thể thao không phải trả tiền vào công viên Thống Nhất. Trong khi những người ăn mặc chỉn chu đều phải trả tiền vào cửa. Nghịch lý này cho thấy, đã đến lúc các công viên ở Hà Nội nên "mở hết" để người dân dễ dàng tiếp cận, hưởng thụ không gian công cộng, thay vì quây tường bao và thu tiền vé như hàng chục năm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Người dân bức xúc chuyện thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Nhiều người dân khi đến công viên Thống Nhất tỏ ra bất bình trước việc người ăn mặc chỉn chu bị thu phí vào cửa, trong khi những người mặc quần áo thể thao lại được miễn phí. Sự việc này kéo dài nhiều năm qua và nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc công viên phải bỏ tường rào, bỏ thu phí, "rộng cửa" cho người dân Thủ đô đến vui chơi, sinh hoạt.

Nghịch lý thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Hầu hết người đi tập thể dục, mặc quần áo thể thao không phải trả tiền vào công viên Thống Nhất. Trong khi những người ăn mặc chỉn chu đều phải trả tiền vào cửa. Nghịch lý này cho thấy, đã đến lúc các công viên ở Hà Nội nên "mở hết" để người dân dễ dàng tiếp cận, hưởng thụ không gian công cộng, thay vì quây tường bao và thu tiền vé như hàng chục năm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.