Hàng loạt hồ đập ở Đắk Nông cạn kiệt nguồn nước

PHAN TUẤN |

Hơn 1 tháng nay, tình hình khô hạn đang diễn ra khốc liệt ở tỉnh Đắk Nông. Đến thời điểm này, trên toàn tỉnh có 27 công trình thủy lợi đã hết nước hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước.

27 công trình thủy lợi cạn kiệt nguồn nước

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 307 công trình thủy lợi. Trong đó, có 255 hồ chứa, 32 đập dâng, 8 hệ thống kênh tiêu, 10 hệ thống trạm bơm và 2 công trình thủy lợi khác.

Tổng dung tích thiết kế của các công trình thủy lợi vào khoảng 172 triệu m3 nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tổng dung tích nước tại các hồ, đập còn lại khoảng 80,67 triệu/m3 nước, ước đạt khoảng 50,96% dung tích thiết kế (so với cùng kỳ năm 2023 giảm 18,61 %).

Điều đáng nói là đã có 27 công trình thủy lợi đã hết nước hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước. Đơn cử như tại huyện Đắk Mil là nhiều nhất có 12 công trình; huyện Krông Nô 4 công trình; huyện Tuy Đức 5 công trình...

Theo đánh giá cả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mực nước và lưu lượng nước ở các con sông, suối trên địa bàn tỉnh tiếp tục dao động theo xu thế giảm. Tại nhiều con suối nhỏ đã bị cạn kiệt nguồn nước.

Bên cạnh đó, nguồn nước từ các ao nhỏ của người dân đào để tích trữ nước tưới cho cây trồng ở gần các khe suối, chân đồi cao cũng đã xuống thấp. Một số ao nhỏ đã không còn nguồn nước tưới.

Một vườn cây cà phê của người dân có biểu hiện héo úa vì thiếu nước tưới. Ảnh: Phan Tuấn
Một vườn cây cà phê của người dân có biểu hiện héo úa vì thiếu nước tưới. Ảnh: Phan Tuấn

Dự báo có hơn 8.000 hecta cây trồng thiếu nước tưới

Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, đối với diện tích nằm trong phạm vi phục vụ công trình thủy lợi, đến nay, nguồn nước cơ bản phục vụ sản xuất mùa khô năm 2024.

Đáng lo ngại nhất là diện tích cây trồng nằm ngoài phạm vi phục vụ công trình thủy lợi. Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài, không có mưa thì sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới cục bộ tại một số địa phương. Đặc biệt, là ở các huyện thuộc khu vực phía Bắc của tỉnh như: Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ xảy ra và ảnh hưởng cho khoảng 8.180 hecta cây trồng các loại. Cụ thể, ở huyện Đắk Mil Khoảng 1.670 hecta; huyện Krông Nô khoảng 4.510 hecta; huyện Cư Jút khoảng 2.000 hecta...

Từ đầu mùa khô đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi tổ chức kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình nguồn nước. Từ đó, đơn vị đã tham mưu cho UBDN tỉnh kịp thời đưa ra các các chỉ đạo, kế hoạch chống hạn cho từng khu vực, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán xảy ra.

Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ 15, khóa XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vào ngày 4.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho rằng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số trận mưa, “giải nhiệt” cho cây trồng.

Tuy nhiên, với thực tế mực nước tại các hồ chứa đã xuống mực nước chết, mực nước ngầm cũng giảm mạnh, nếu trong vòng 20 ngày tới không mưa, Đắk Nông sẽ có nhiều diện tích cây trồng thiếu nước, ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất.

Để giải quyết tình trạng thiếu nước, UBND tỉnh Đắk Nông và các sở, ngành địa phương triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, tỉnh Đắk Nông chỉ đạo tăng cường các biện pháp chống hạn, sử dụng tất cả nguồn nước để phục vụ sản xuất, tiết kiệm nguồn nước tưới. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ đó là nạo vét, nâng dung tích hồ chứa nước.

Từ 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có cơ chế chống hạn. UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với các địa phương, tổng hợp những ý kiến, kiến nghị để gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong tháng 4.2024, việc này sẽ hoàn thành.

PHAN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Khát vọng hồ chứa nước Ka Pét để có nước vào mùa khô hạn ở xã vùng cao

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Đang vào cao điểm khô hạn, bà con xã vùng cao Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam còn phải chịu đựng cảnh thiếu nước sinh hoạt và sản xuất thêm hơn một tháng nữa mới có mưa. Một nghịch lý mà bao năm đồng bào dân tộc Rai nơi đây phải đối mặt là mùa mưa nước nhiều nhưng không thể giữ lại nước mưa để dùng cho mùa khô vì chưa có hồ tích nước. Do đó, khát vọng có hồ chứa nước Ka Pét để chứa và cung cấp nước quanh năm là khát khao lớn của người dân nơi đây.

Nắng nóng, khô hạn làm cầu sập, đường sụt ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 3.700m đường (hơn 2.000m sạt lở, hơn 1.600m rạn nứt có nguy cơ sạt lở). Trong đó, tỉnh lộ 965 là 210m; lộ giao thông nông thôn 1.880m và một số tài sản của người dân, Nhà nước bị ảnh hưởng.

Mưa trên diện rộng giải nhiệt cho nhiều vùng khô hạn ở Đắk Nông

PHAN TUẤN |

Trong bối cảnh nhiều hồ đập, sông suối... đang dần cạn kiệt nguồn nước thì trận mưa lớn nhất từ đầu năm 2024 đến nay đã giải nhiệt cho nhiều vùng khô hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Cận cảnh khu vực đất sạt lở, cầu sập, đường sụp vì nắng nóng, khô hạn

NGUYÊN ANH |

Nắng nóng, khô hạn đã làm cho lề lộ bị sạt lở, đất rạn nứt; đường, đê bao, cầu, nhà dân sụp gãy... đời sống bà con 2 xã vùng đệm huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) gặp nhiều khó khăn.

Hạn hán kéo dài, người dân Lâm Đồng cạn kiệt nguồn nước tưới cây trồng

Mai Hương |

Lâm Đồng đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài, gây nguy cơ hạn hán, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Chân nhà ga tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội thành nơi để xe, bán đồ ăn, trà sữa

Vân Anh |

Hà Nội - Dự kiến cuối tháng 6 sẽ chính thức đi vào hoạt động thương mại, nhưng hiện tại, dưới chân các nhà ga tuyến Metro Nhổn – ga Hà Nội luôn trong tình trạng bị chiếm dụng và sử dụng sai mục đích.

Bắt 12 đối tượng liên quan vụ đuổi đánh gây tai nạn khiến 2 người chết

ĐÌNH TRỌNG |

Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết đã bắt giữ 12 đối tượng liên quan vụ đuổi đánh nhau trên đường gây tai nạn khiến 2 người chết, 3 người bị thương.

Hỏa hoạn ở phòng giao dịch một ngân hàng tại Quảng Trị lúc nửa đêm

HƯNG THƠ |

Nguyên nhân xảy ra vụ hỏa hoạn tại một phòng giao dịch ngân hàng ở tỉnh Quảng Trị đang được cơ quan chức năng điều tra.

Khát vọng hồ chứa nước Ka Pét để có nước vào mùa khô hạn ở xã vùng cao

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Đang vào cao điểm khô hạn, bà con xã vùng cao Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam còn phải chịu đựng cảnh thiếu nước sinh hoạt và sản xuất thêm hơn một tháng nữa mới có mưa. Một nghịch lý mà bao năm đồng bào dân tộc Rai nơi đây phải đối mặt là mùa mưa nước nhiều nhưng không thể giữ lại nước mưa để dùng cho mùa khô vì chưa có hồ tích nước. Do đó, khát vọng có hồ chứa nước Ka Pét để chứa và cung cấp nước quanh năm là khát khao lớn của người dân nơi đây.

Nắng nóng, khô hạn làm cầu sập, đường sụt ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 3.700m đường (hơn 2.000m sạt lở, hơn 1.600m rạn nứt có nguy cơ sạt lở). Trong đó, tỉnh lộ 965 là 210m; lộ giao thông nông thôn 1.880m và một số tài sản của người dân, Nhà nước bị ảnh hưởng.

Mưa trên diện rộng giải nhiệt cho nhiều vùng khô hạn ở Đắk Nông

PHAN TUẤN |

Trong bối cảnh nhiều hồ đập, sông suối... đang dần cạn kiệt nguồn nước thì trận mưa lớn nhất từ đầu năm 2024 đến nay đã giải nhiệt cho nhiều vùng khô hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Cận cảnh khu vực đất sạt lở, cầu sập, đường sụp vì nắng nóng, khô hạn

NGUYÊN ANH |

Nắng nóng, khô hạn đã làm cho lề lộ bị sạt lở, đất rạn nứt; đường, đê bao, cầu, nhà dân sụp gãy... đời sống bà con 2 xã vùng đệm huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) gặp nhiều khó khăn.

Hạn hán kéo dài, người dân Lâm Đồng cạn kiệt nguồn nước tưới cây trồng

Mai Hương |

Lâm Đồng đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài, gây nguy cơ hạn hán, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.