Cao điểm xâm nhập mặn, ĐBSCL khẩn trương ứng phó:

Thích nghi để sống cùng hạn mặn

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

Câu chuyện mặn xâm nhập ở miền Tây giờ không còn xa lạ. Người dân nơi đây cũng đã có nhiều cách thích nghi để sống cùng hạn mặn.

“Thuận thiên” sống khoẻ với hạn mặn

Những ngày này đi dọc các huyện Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Thành phố Sóc Trăng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những rẫy màu xanh tốt được trồng dưới ruộng thay cho lúa vụ 3 (Đông Xuân muộn).

Ông Danh Giàu ở phường 7, thành phố Sóc Trăng vừa thu hoạch 8.000m2 dưa hấu trồng dưới ruộng lúa phấn khởi cho biết: Trồng lúa vụ 3 thời điểm này rủi ro cao do mùa khô thiếu nước ngọt, nhưng trồng dưa hấu thì ăn chắc. Bởi dưa hấu là loại cây màu ngắn ngày, không sử dụng nước nhiều như lúa, nên rất phù hợp sản xuất vào mùa hạn mặn. Nếu so sánh lợi nhuận kinh tế thì cao hơn trồng lúa rất nhiều.

“Vụ này năng suất đạt 3 tấn/1.000m2, thương lái mua tại ruộng giá 6.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí gia đình thu về khoảng 10 triệu đồng. Tính ra lãi gấp 2, 3 lần trồng lúa” - ông Giàu tính.

Ông Lý Mô ở xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị chia sẻ: Trong những tháng mùa khô, bà con thường chọn dưa hấu trồng thay lúa vì vốn đầu tư ít, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tìm mọi cách tích trữ nước ngọt

Anh Trần Văn Nổi ở xã Tân Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến tre) cho biết: Tuyến kênh gần nhà chưa khép kín nên năm nào mặn xâm nhập vào thì người dân ở đây toàn sống chung với mặn. Vì vậy, từ mùa mưa năm trước anh và bà con nơi đây đã tích trữ nước mưa ở các bồn chứa lớn để sử dụng cho mùa khô năm 2024.

“Gia đình tôi đầu tư 2 bồn chứa 4.000 lít để tích trữ nước mưa. Hiện nước máy đã bị nhiễm mặn nên gia đình sử dụng nước mưa để sinh hoạt, nhưng cũng phải tiết kiệm” - anh Nổi chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa ở huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), độ mặn tại kênh Bến Rớ những ngày này là 0,1‰. Ông đã tích trữ nước ngọt ở mương, đóng cống ngăn mặn để bảo vệ 2ha sầu riêng.

Tương tự tại vùng chuyên canh sầu riêng của tỉnh Sóc Trăng, ngay từ đầu mùa khô 2023 - 2024 nhiều nông dân trên địa bàn huyện Kế Sách đã chủ động nạo vét ao mương, trữ nước ngọt.

Ông Đoàn Văn Út Xuân - một hộ dân trồng sầu riêng ở xã Xuân Hòa (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) - cho hay, với diện tích 4ha sầu riêng có đến gần 10 ao, mương được thiết kế dọc theo vườn. Tranh thủ khi nước mặn chưa xâm nhập, ông đã chủ động bơm nước ngọt đầy ao để phục vụ tưới tiêu.

Anh Nguyễn Nhất Trường ở xã Xuân Hòa cũng dùng cách trữ ngọt trong mùa hạn để bảo vệ hơn 1ha vú sữa và sầu riêng của gia đình. Anh Trường cho biết, khi độ mặn ngoài sông lên sẽ tiến hành đóng kín các cống dẫn nước ra vào vườn.

Trông chờ những công trình thuỷ lợi

Ông Võ Tiến Sĩ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre - cho biết, Công ty Vệ sinh môi trường nông thôn (thuộc Sở NNPTNT) đang quản lý 32 nhà máy nước. Trong đó, có 10 nhà máy lấy nước từ nguồn các lòng sông theo hệ thống vận hành thuỷ triều có độ mặn ổn định. Còn các nhà máy khác có độ mặn dưới 0,5‰ thì công ty nước đã lập dự trù kinh phí để vận chuyển nước ngọt về xử lý cung cấp cho người dân.

Ông Trần Ngọc Tam - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - cho hay, vấn đề dự trữ nước được tỉnh Bến Tre đặc biệt quan tâm. Để chủ động nguồn nước ngọt, Bến Tre đã cho đắp đập Thạch Triệu để tranh thủ chứa nước ngọt vào lòng sông, đảm bảo có nước cho Nhà máy Sơn Đông - nhà máy nước lớn nhất của tỉnh.

Theo ông Phạm Tấn Đạo - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, khi độ mặn vượt ngưỡng 1,5‰, toàn bộ hệ thống cống phục vụ công tác trữ ngọt trên địa bàn tỉnh sẽ đóng hoàn toàn để ngăn mặn. Khi đó, nguồn nước dự trữ sẽ phục vụ tối đa trong khoảng 15 ngày, nếu sau đó mặn giảm thì tiến hành lấy nước ngọt.

PGS.TS Lê Anh Tuấn - Giảng viên cao cấp, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ - cho biết: Mùa khô năm 2024 sẽ khô hạn nhiều hơn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng ven biển ở miền Tây.

"Để giải quyết bài toán trên, thì cần phải tích trữ nước ngọt càng nhiều càng tốt" - PGS.TS Lê Anh Tuấn nói.

PGS.TS Lê Anh Tuấn cũng chia sẻ thêm, đối với vùng cây ăn trái có nguy cơ hạn mặn thì phải chấp nhận giảm năng suất, để dưỡng cây cho mùa vụ sau. Đồng thời, chuẩn bị phương án vận chuyển nước ngọt từ thượng nguồn xuống hạ nguồn để kịp thời cung cấp cho người dân khi thiếu nước ngọt vượt qua hạn mặn năm nay.

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN
TIN LIÊN QUAN

Nông dân ĐBSCL tích trữ nước ngọt mùa hạn mặn

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

ĐBSCL đang vào cao điểm mùa khô năm 2024, xâm nhập mặn trở nên gay gắt. Để có nguồn nước phục vụ sản xuất sinh hoạt nhiều bà con đã tích trữ nước ngọt với nhiều cách thức khác nhau.

Nông dân Sóc Trăng chủ động trữ ngọt chống hạn mặn

PHƯƠNG ANH |

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2024 ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tích trữ nước ngọt để tưới tiêu cho lúa, rau màu, cây ăn trái trong mùa khô hạn.

Bến Tre dự trữ nguồn nước ngọt để ứng phó hạn mặn

Thành Nhân |

Để đối phó với hạn mặn và đảm bảo cung cấp nước cho người dân, Bến Tre đã tích trữ nguồn nước ngọt để đảm bảo hoạt động các nhà máy nước.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Nông dân ĐBSCL tích trữ nước ngọt mùa hạn mặn

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

ĐBSCL đang vào cao điểm mùa khô năm 2024, xâm nhập mặn trở nên gay gắt. Để có nguồn nước phục vụ sản xuất sinh hoạt nhiều bà con đã tích trữ nước ngọt với nhiều cách thức khác nhau.

Nông dân Sóc Trăng chủ động trữ ngọt chống hạn mặn

PHƯƠNG ANH |

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2024 ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tích trữ nước ngọt để tưới tiêu cho lúa, rau màu, cây ăn trái trong mùa khô hạn.

Bến Tre dự trữ nguồn nước ngọt để ứng phó hạn mặn

Thành Nhân |

Để đối phó với hạn mặn và đảm bảo cung cấp nước cho người dân, Bến Tre đã tích trữ nguồn nước ngọt để đảm bảo hoạt động các nhà máy nước.