Hà Nội tăng giá vé tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long

KHÁNH AN |

Chiều 6.12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội.

Cụ thể, mức thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội thay đổi như sau:

- Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám: 70.000 đồng/lượt/khách

- Di tích Đền Ngọc Sơn: 50.000 đồng/lượt/khách

- Di tích Nhà tù Hỏa Lò: 50.000 đồng/lượt/khách

- Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long: 100.000 đồng/lượt/khách

- Di tích Cổ Loa: 30.000 đồng/lượt/khách

- Di tích Chùa Hương: 120.000 đồng/lượt/khách (trong đó có 2.000 đồng bảo hiểm khách du lịch)

- Di tích Đền Quán Thánh: 10.000 đồng/lượt/khách

- Làng cổ Đường Lâm: 20.000 đồng/lượt/khách

- Chùa Thầy: 10.000 đồng/lượt/khách

- Chùa Tây Phương: 10.000 đồng/lượt/khách

Các đơn vị trực tiếp quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội sẽ tổ chức thu phí trực tiếp.

Đối tượng nộp phí là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa .

Đối tượng miễn thu phí là người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1, Điều 11, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10.4.2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật; trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em (người dưới 16 tuổi).

Đối tượng giảm 50% mức phí là người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2, Điều 11, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10.4.2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật; người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên có thẻ người cao tuổi (hoặc thẻ căn cước công dân/ các loại giấy tờ khác chứng minh); học sinh, học viên, sinh viên từ 16 tuổi trở lên có thẻ học sinh, học viên, sinh viên do các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp; các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa.

Đối với tất cả các di tích, sẽ không thu phí trong Ngày Di sản Văn hóa 23.11. Di tích Đền Ngọc Sơn không thu phí ngày giỗ Thánh 20.8 âm lịch; các ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng trong năm. Chùa Hương không thu phí ngày 30, 1, 2 tết Nguyên đán; ngày lễ Phật Đản (15 tháng 4 âm lịch). Đền Quán Thánh, Chùa Tây Phương, Chùa Thầy, Làng cổ Đường Lâm không thu phí các ngày 30.12 âm lịch; ngày mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán.

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có 10 điểm thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử công trình văn hóa: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, Khu di tích Cổ Loa, Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, đền Quán Thánh, Làng cổ Đường Lâm, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Hương.

Các đơn vị đang thực hiện việc phí theo Thông tư 85/2019/TT-BTC ngày 29.11.2019, Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 7.7.2020 và Quyết định 53/2016/QĐ-UBND ngày 28.12.2016 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành các quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn TP Hà Nội thuộc thẩm quyền Quyết định của HĐND TP Hà Nội theo quy định của Luật phí và lệ phí. Trong đó, Sở Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý 3 di tích có thực hiện thu phí.

Mức thu phí hiện tại là 30.000 đồng/lượt đối với các di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ngọc Sơn, Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long; 10.000 đồng/lượt với di tích Cổ Loa và 78.000 đồng/lượt với thắng cảnh Chùa Hương.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Văn miếu Xích Đằng - biểu tượng hiếu học của người Hưng Yên

Bài và ảnh Kim Sơn |

Người xưa dựng lên các công trình di tích nho học với mục đích đề cao việc học tập, tôn vinh đạo học và những người đỗ đạt, lấy đó làm nguồn động viên, khuyến khích mọi người không ngừng học tập, bồi dưỡng tri thức cho bản thân. Theo thống kê vào thời Nguyễn, cả nước có khoảng 28 Văn miếu hàng tỉnh trở lên nhưng ngày nay chỉ còn lại một số di tích như Văn miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long (Hà Nội), Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Mao Điền (Hải Dương)... Một trong những Văn miếu cấp tỉnh còn lưu giữ được nhiều hiện vật và cấu trúc thờ tự cho đến nay là Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên).

Thi lớp 10 ở Hà Nội: Sĩ tử cầm bút, phiếu báo dự thi đến Văn Miếu cầu may

Minh Hà - Tường Vân |

Chiều 31.5, nhiều phụ huynh, học sinh trên địa bàn Hà Nội đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu mong trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2023.

Áp lực thi trường chuyên, sĩ tử tìm đến Văn Miếu cầu may

Minh Hà - Tường Vân |

Chiều 31.5, có khá đông học sinh, phụ huynh đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám thắp hương, cầu nguyện trước kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội. Nhiều gia đình còn mang theo lễ vật, hương hoa, bút thước, giấy báo dự thi để làm lễ cầu may cho con em mình.

Giờ thứ 9: Cuộc hôn nhân dị thường - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Một cô gái xuất hiện trong một gia đình đang yên ấm và hạnh phúc. Cuộc hôn nhân đang yên ấm của 2 vợ chồng bỗng dưng bị xáo trộn. Cô gái này là ai? Mời các bạn cùng lắng nghe câu chuyện ngày hôm nay.

Tin 20h: Sư thầy tự xưng Thích Tâm Phúc khai nhận chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 7.12: Lời khai của người tự xưng sư thầy Thích Tâm Phúc tại cơ quan điều tra; Đình chỉ Hiệu trưởng sau vụ cô giáo bị nhóm học sinh dồn vào góc lớp, ném dép; Có nên tách thi đại học và thi tốt nghiệp THPT?;...

Hoa khôi hành hung cô gái ở TPHCM khai đi đánh ghen hộ

Anh Tú |

TPHCM - Liên quan clip hành hung, kéo lê người phụ nữ tại một sảnh chung cư ở Phường 25, quận Bình Thạnh vào ngày 19.11 gây xôn xao trên mạng xã hội, ngày 7.12, cơ quan công an đã xác định nguyên nhân xuất phát từ việc ghen tuông.

Nếu làm từng tuyến, 100 năm nữa Hà Nội mới xong 12 đường sắt đô thị

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, nếu làm từng tuyến đường sắt đô thị, 100 năm nữa Hà Nội mới xong được 12 tuyến. Do đó, thành phố sẽ báo cáo Bộ Chính trị để có đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị.

Lời khai của 2 đối tượng trộm xe đầu kéo ở cây xăng

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Tại cơ quan công an, 2 đối tượng khai nhận sau khi cùng nhau trộm xe đầu kéo đã vờ điều khiển theo hướng Thanh Hóa, sau đó mang tài sản lên các khu vực Vĩnh Phúc và Thái Nguyên để tiêu thụ lấy tiền tiêu xài và sử dụng ma túy.

Văn miếu Xích Đằng - biểu tượng hiếu học của người Hưng Yên

Bài và ảnh Kim Sơn |

Người xưa dựng lên các công trình di tích nho học với mục đích đề cao việc học tập, tôn vinh đạo học và những người đỗ đạt, lấy đó làm nguồn động viên, khuyến khích mọi người không ngừng học tập, bồi dưỡng tri thức cho bản thân. Theo thống kê vào thời Nguyễn, cả nước có khoảng 28 Văn miếu hàng tỉnh trở lên nhưng ngày nay chỉ còn lại một số di tích như Văn miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long (Hà Nội), Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Mao Điền (Hải Dương)... Một trong những Văn miếu cấp tỉnh còn lưu giữ được nhiều hiện vật và cấu trúc thờ tự cho đến nay là Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên).

Thi lớp 10 ở Hà Nội: Sĩ tử cầm bút, phiếu báo dự thi đến Văn Miếu cầu may

Minh Hà - Tường Vân |

Chiều 31.5, nhiều phụ huynh, học sinh trên địa bàn Hà Nội đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu mong trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2023.

Áp lực thi trường chuyên, sĩ tử tìm đến Văn Miếu cầu may

Minh Hà - Tường Vân |

Chiều 31.5, có khá đông học sinh, phụ huynh đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám thắp hương, cầu nguyện trước kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội. Nhiều gia đình còn mang theo lễ vật, hương hoa, bút thước, giấy báo dự thi để làm lễ cầu may cho con em mình.