Hà Nội lại tìm cách “giải cứu” sông Tô Lịch

Phạm Đông |

UBND TP.Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về đề án cải tạo sông Tô Lịch đang thu hút sự chú ý của dư luận. Dự án không chỉ mang tham vọng cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh mà còn kết hợp với hệ thống hầm ngầm chống ngập và cao tốc ngầm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tiên phải làm chính là xử lý ô nhiễm và làm sạch nước sông Tô Lịch.

Tìm tương lai cho sông Tô Lịch

Hội thảo khoa học Quốc gia giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch có điểm nhấn là giải pháp chống ngập cho Thủ đô Hà Nội.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch JVE Group, sông Tô Lịch là dòng sông hở, khi mưa lớn không riêng mực nước sông Tô Lịch dâng cao, mà các dòng sông khác cũng dâng lên dẫn đến nước không thoát kịp xuống hạ lưu, nước từ các cửa cống đổ ra dòng sông này bị ứ lại, gây ngập úng cục bộ tại các khu dân cư.

“Khi có hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc, khi mưa lớn, nước sẽ chảy vào hệ thống này và thoát nhanh xuống, không liên quan đến mực nước của dòng sông. Hệ thống hầm ngầm này giống như dòng sông ngầm ở dưới sông Tô Lịch có tác dụng tích trữ nước, khi mưa bão đi qua mới bơm nước ra ngoài. Từ đó sẽ khắc phục được tình trạng mưa ngập như hiện nay ở Hà Nội. Giải pháp chống ngập này đã được xây dựng ở Nhật Bản và đem lại hiệu quả rất cao” - ông Tuấn Anh giải thích.

Nói thêm về đề xuất này, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, thành phố đã giao Sở Xây dựng và các sở ngành liên quan để nghiên cứu đề xuất trên. Có thể nói ý tưởng này cần có thời gian dài để chuẩn bị, cùng nguồn lực lớn.

Ngoài ra, hiện sông Tô Lịch đang thực hiện các tuyến cống gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Do đó cũng chưa thể triển khai được trong giai đoạn này.

Xử lý ô nhiễm môi trường trước khi nghĩ đến “chống ngập”

Trao đổi với Lao Động, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm nhận định, dự án Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh Tô Lịch cần kế thừa những điểm mạnh, điểm yếu của các công trình trước đó để rút ra kinh nghiệm và thích ứng với hoàn cảnh hiện tại, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu.

Riêng về ý tưởng xây đường cao tốc ngầm và hầm chống ngập dọc sông Tô Lịch, ông Nghiêm cho rằng, phải xác định mục tiêu và nguồn vốn cụ thể. Ngoài ra, lãnh đạo TP.Hà Nội phải tính đến việc kết nối sông Tô Lịch với các sông hồ khác để tăng khả năng thoát nước, giải quyết vấn đề úng ngập.

GS-TS khoa học Trần Hữu Uyển - nguyên Viện trưởng Viện Cấp thoát nước Việt Nam - đánh giá, ý tưởng của JVE Group hay, nhưng ông cảm thấy “mơ hồ” khi doanh nghiệp này muốn khôi phục sông Tô Lịch theo hướng công viên, đường cao tốc ngầm và hầm chống ngập. Do đó, ông Uyển cho hay, mục tiêu lớn nhất là xử lý ô nhiễm, cải tạo con sông Tô Lịch, rồi sau mới tính đến những việc khác.

Còn GS-TS Đào Xuân Học - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam - nhận định: “Có thể nói đề xuất của Công ty JVE là đề xuất táo bạo nhưng quá nhiều mục tiêu. Dưới góc độ chuyên môn tôi chỉ đề cập đến vấn đề xử lý môi trường và tiêu thoát ngập cho Hà Nội”.

Trong đó, vấn đề xử lý nước thải thì Việt Nam đã thành công với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở TPHCM nên cũng không có gì khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc, để sông Tô Lịch có thể sạch sẽ hơn hiện nay thì cần kíp nhất là làm sao tách hoàn toàn nước thải ra khỏi sông.

“Chúng ta phải nhìn lại, những trận mưa ngập vừa qua ở Hà Nội là do nội tại. Trong khi mực nước các sông Tô Lịch, sông Nhuệ còn rất thấp thì trong nội đô lại bị ngập do không tiêu thoát, không chảy kịp ra sông Tô Lịch, như vậy là do vấn đề hệ thống tiêu thoát nước nội đô chứ không do sông Tô Lịch hay sông Nhuệ tiêu thoát kém” - GS Đào Xuân Học cho biết.

Theo đó, GS Đào Xuân Học phân tích, có tình trạng này là do Thủ đô đã tăng mạnh về quy mô dân số cũng như đô thị mạnh mẽ. Cùng với đó là nhu cầu tiêu thoát nước cũng tăng lên, trong khi hệ thống tiêu thoát nước cũ lại không được nâng công suất mà chỉ kéo dài hệ thống ống ra thì rõ ràng tốc độ tiêu thoát nước không thể nhanh được. Thêm vào đó, Hà Nội vẫn khai thác nước ngầm với quy mô lớn, việc này sẽ gây sụt lún tác động đến hệ thống thoát nước, gây chênh lệch làm cho việc tiêu thoát chậm hơn.

Cũng theo GS Đào Xuân Học, việc làm bể ngầm ở lưu vực sông Tô Lịch để chứa nước mỗi khi mưa lớn như đề xuất của Công ty JVE cần phải tính toán kỹ vì vốn đầu tư lớn trong khi hiệu quả thì chưa chứng minh được bằng cơ sở khoa học.

Không riêng các chuyên gia, nhà khoa học, nhiều người dân Thủ đô cũng rất quan tâm đến đề xuất này.

Anh Nguyễn Ngân (83 Nguyễn Khang) chia sẻ, đây là ý tưởng táo bạo, đột phá. Anh rất đồng tình và kỳ vọng, nếu đề xuất này được triển khai bài bản sẽ là cơ hội để hồi sinh dòng sông lịch sử. Tuy nhiên, điều anh Ngân băn khoăn, đó là kinh phí để triển khai dự án. Đặc biệt, đây là dự án phức hợp, đa mục tiêu, vừa giải quyết bài toán giao thông đô thị - ngập úng, vừa bảo vệ cảnh quan, môi trường và xây dựng một không gian văn hoá chưa từng có trên bề mặt một dòng sông.

Mục tiêu đặt ra rất lớn đồng nghĩa với nguồn kinh phí khổng lồ. Nếu giải quyết được bài toán kinh tế, phương án thiết kế - thi công, tôi mong muốn dự án này sẽ được triển khai đúng tiến độ, đừng bao giờ là một dự án “lầy lội” về thời gian thi công. Bởi, nếu nó là một công trường chậm tiến độ kéo dài từ năm này sang năm khác sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người dân thuộc các quận/huyện mà dòng sông đi qua.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện đề xuất

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đề xuất chống ngập bằng đường hầm ngầm thoát nước kết hợp với bể chứa để đối phó với những trận mưa lên tới 500mm, trong bể sẽ giữ lại nước và bơm ra sông Nhuệ với công suất 200m3/s khi mực nước sông Nhuệ xuống thấp.

Về đề xuất làm hầm thoát nước kết hợp đường cao tốc dài 11km dọc sông Tô Lịch, ông Tuấn cho rằng, đây là những giải pháp tương đối mới về kỹ thuật và công nghệ, cần được xem xét. Bên cạnh đó nguồn lực để thực hiện đề xuất là rất lớn, cần có phương án tính toán kinh phí xây dựng, hình thức đầu tư để xem xét chứng minh tính khả thi của đề xuất. Đề nghị phía JVE tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đề xuất cải tạo sông Tô Lịch để làm cơ sở lấy ý kiến các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền. P.Đ


Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ giúp Hà Nội thoát cảnh "cứ mưa là ngập"?

Tuấn Anh - Hà Phương |

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Tiến sĩ - kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm đánh giá cao ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch thành công viên, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông. Tuy nhiên, theo ông Nghiêm, để giúp Hà Nội thoát ngập còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Đề xuất sông Tô Lịch thành hầm chống ngập và công viên văn hóa tâm linh

THEO TTXVN |

Đề án cải tạo sông Tô Lịch thành hầm chống ngập và công viên lịch sử văn hóa tâm linh với hàng loạt các công trình văn hóa trải dài được đại diện UBND TP Hà Nội đánh giá cao.

Đề xuất tạm dừng khai thác tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch

Minh Hạnh |

Để phục vụ thi công dự án thoát nước, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội vừa có đề xuất tạm dừng khai thác tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch.

Giới trẻ đổ xô check-in với hàng cây bàng cực "chill" bên dòng sông Tô Lịch

Nguyễn Long |

Những ngày đầu tháng 3, bàng lá nhỏ đã bắt đầu rụng lá trên các cung đường của Thủ đô Hà Nội. Trong tiết trời se lạnh của miền Bắc, những cây bàng ngả màu vàng rực khiến nhiều người dân thích thú.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Đề xuất hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ giúp Hà Nội thoát cảnh "cứ mưa là ngập"?

Tuấn Anh - Hà Phương |

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Tiến sĩ - kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm đánh giá cao ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch thành công viên, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông. Tuy nhiên, theo ông Nghiêm, để giúp Hà Nội thoát ngập còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Đề xuất sông Tô Lịch thành hầm chống ngập và công viên văn hóa tâm linh

THEO TTXVN |

Đề án cải tạo sông Tô Lịch thành hầm chống ngập và công viên lịch sử văn hóa tâm linh với hàng loạt các công trình văn hóa trải dài được đại diện UBND TP Hà Nội đánh giá cao.

Đề xuất tạm dừng khai thác tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch

Minh Hạnh |

Để phục vụ thi công dự án thoát nước, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội vừa có đề xuất tạm dừng khai thác tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch.

Giới trẻ đổ xô check-in với hàng cây bàng cực "chill" bên dòng sông Tô Lịch

Nguyễn Long |

Những ngày đầu tháng 3, bàng lá nhỏ đã bắt đầu rụng lá trên các cung đường của Thủ đô Hà Nội. Trong tiết trời se lạnh của miền Bắc, những cây bàng ngả màu vàng rực khiến nhiều người dân thích thú.