Hà Nội dự kiến tăng giá nước sinh hoạt từ 1.7

KHÁNH AN |

Trước thông tin Hà Nội dự kiến tăng giá nước sinh hoạt từ 1.7 và tiếp tục tăng vào đầu năm 2024, nhiều người dân ủng hộ song vẫn bày tỏ mong muốn sẽ không còn tình trạng bị mất nước.

Mong muốn nước sinh hoạt được cấp đủ, đều

Sở Tài chính TP Hà Nội vừa gửi UBND TP Hà Nội tờ trình phương án dự kiến sẽ tăng giá nước sinh hoạt tại thủ đô từ ngày 1.7.2023; đến ngày 1.1.2024, giá nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng.

Cụ thể, từ đầu tháng 7.2023, giá nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên là 7.500 đồng/m3 (hiện nay là 5.973 đồng/m3); từ 10-20m3 được tính giá 8.800 đồng/m3 (hiện nay là 7.052 đồng/m3) ; từ 20-30m3 là 12.000 đồng/m3 (hiện nay là 8.669 đồng/m3); trên 30m3 là 24.000 đồng/m3 (hiện nay là 15.929 đồng/m3).

Từ 1.1.2024, giá nước sinh hoạt các mức như trên lần lượt là: 8.500 đồng - 9.900 đồng - 16.000 đồng và 27.000 đồng/m3.

Giá nước sinh hoạt hiện tại và giá nước sinh hoạt dự kiến tăng. Ảnh chụp màn hình
Giá nước sinh hoạt hiện tại và giá nước sinh hoạt dự kiến tăng. Ảnh chụp màn hình

Trước thông tin giá nước sinh hoạt dự kiến tăng trong vài ngày tới, chị Trần Thị Hạnh (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) mong muốn, giá tiền nước sinh hoạt sẽ đi đôi với dịch vụ.

Chị Hạnh cho biết, điều chị và rất nhiều hộ dân tại Hoài Đức quan tâm ở thời điểm hiện tại là “có được cấp nước đều hay không”, “thời gian tới có bị mất nước hay không”,....

“Mỗi tháng gia đình chúng tôi chỉ sử dụng khoảng 15 khối nước, tháng nào cao điểm cũng chỉ lên đến 19, 20 khối. Vậy nên, tôi không quá lo lắng về việc tăng giá nước.

Điều tôi lo lắng là liệu thời gian tới nước sinh hoạt có đủ và đều cho người dân sử dụng hay không. Bởi so với việc tăng giá nước, thì việc phải mua từng téc nước sạch vào những ngày mất nước còn đắt hơn gấp nhiều lần” - chị Hạnh nói.

Tăng giá sau gần 10 năm

Theo Sở Tài chính Hà Nội, căn cứ để điều chỉnh giá nước sạch của Hà Nội dựa trên quy định về xác định giá nước sạch sinh hoạt của Bộ Tài chính về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt.

Sau gần 10 năm không tăng giá, đây là lần đầu tiên Hà Nội dự kiến điều chỉnh mức giá nước sinh hoạt nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.

Sở Tài chính cũng cho biết, nhu cầu sử dụng nước sạch tại Hà Nội ngày một tăng do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, dân số tăng cơ học.

Đời sống của người dân càng được nâng cao thì yêu cầu về sản lượng và chất lượng nước sạch ngày càng cao, trong khi nguồn nước ngầm suy giảm và có dấu hiệu ô nhiễm, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách rất hạn chế.

Sở Tài chính khẳng định, mức tăng thiết kế theo lộ trình hai đợt, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt vì tiền nước chỉ chiếm 0,72% tổng thu nhập và chi tiêu mỗi tháng của một hộ gia đình tại khu vực thành thị.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Mưa lớn giờ tan tầm, người dân TPHCM dính ngập nước và kẹt xe

HỮU CHÁNH |

TPHCM - Cơn mưa lớn chiều 28.6 khiến nhiều tuyến đường ở TPHCM ngập sâu, kẹt xe. Người dân phải dầm mưa di chuyển giữa đường phố kẹt cứng xe cộ và ngập nước.

Nước sông ô nhiễm, gần 200 con thiên nga ở sông Tam Bạc chết dần, chết mòn

Băng Tâm |

Hải Phòng - Nhằm tạo cảnh quan sinh động thu hút du khách, trong 2 năm 2019, 2020, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) đã thả 200 con thiên nga xuống sông Tam Bạc. Tuy nhiên đến nay, số thiên nga “chết dần, chết mòn”, hiện chỉ còn vài con sống.

Bí thư đứng đường, Phó bí thư ăn xin và Chủ tịch nhặt rác ở Sa Pa

Long Nguyễn |

Lào Cai - 3 lãnh đạo cao nhất của thị xã Sa Pa gồm Bí thư, Phó Bí thư thường trực và Chủ tịch UBND được phân công phụ trách 3 vấn đề nóng nhất của địa phương du lịch: ùn tắc giao thông, rác thải và chèo kéo ăn xin. Ông Phan Đăng Toàn – Bí thư Thị ủy Sa Pa chia sẻ với Lao Động về những “mỹ danh” thú vị trên.

Bất chấp biển cấm, xe máy vẫn đi lên cầu vượt cho ô tô ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh - Hồ Sen, Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu vượt Lạch Tray là những cây cầu vượt ở Hải Phòng được thiết kế dành cho xe ô tô lưu thông và được cắm biển cấm các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ. Tuy nhiên, người dân vẫn bất chấp đi lên những cây cầu này, nhiều trường hợp kẹp 3, không đội mũ bảo hiểm.

Nam Bộ sắp xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng

HẠ MÂY |

Trong những ngày tới, Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh sẽ có một đợt mưa diện rộng kéo dài từ 2-3 ngày. Đề phòng khả năng mưa lớn gây ngập cục bộ một số tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố.

Nhà 1 số, ngõ 4 tên ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Một số con phố, con ngõ ở Hà Nội đang cắm nhiều biển tên khiến người dân, du khách khó khăn trong việc tìm đường, giao hàng...

Chưa rõ ràng tiêu chí nên người giàu cũng dễ mua nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Tình trạng vẫn có người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội, là do các tiêu chí chưa được chặt chẽ.

Từ sai phạm BIDV Metlife nhìn về "ADN" công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới

Quang Dân |

BIDV MetLife là liên doanh giữa Công ty TNHH MetLife (thuộc Tập đoàn MetLife) và BIDV. Trong khi MetLife được bầu chọn là công ty bảo hiểm được ngưỡng mộ nhất thế giới thì tại Việt Nam, BIDV Metlife đang bị cơ quan chức năng điểm tên với loạt sai phạm của mình.

Mưa lớn giờ tan tầm, người dân TPHCM dính ngập nước và kẹt xe

HỮU CHÁNH |

TPHCM - Cơn mưa lớn chiều 28.6 khiến nhiều tuyến đường ở TPHCM ngập sâu, kẹt xe. Người dân phải dầm mưa di chuyển giữa đường phố kẹt cứng xe cộ và ngập nước.

Nước sông ô nhiễm, gần 200 con thiên nga ở sông Tam Bạc chết dần, chết mòn

Băng Tâm |

Hải Phòng - Nhằm tạo cảnh quan sinh động thu hút du khách, trong 2 năm 2019, 2020, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) đã thả 200 con thiên nga xuống sông Tam Bạc. Tuy nhiên đến nay, số thiên nga “chết dần, chết mòn”, hiện chỉ còn vài con sống.