Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói "đi ôtô phải chấp nhận phí cao" là vô cảm

Cường Ngô |

Ông Vũ Văn Viện -  Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng "người dân có tiền mua ôtô thì phải chấp nhận mức phí cao", với ý kiến này, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, lý giải trên là vô cảm.

Dùng lòng đường, vỉa hè để thu tiền dân là sai trái

Ngày 1.1, Hà Nội chính thức tăng mức phí trông giữ phương tiện. Ngay lập tức, nhiều người dân tỏ ra bức xúc, lên tiếng phản đối mức giá mới. Họ cho rằng mức phí này quá cao đối với thu nhập của người dân.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, việc tăng mức phí trông giữ xe ở nội đô không hợp lý, bê nguyên si bài của nước ngoài. Nghĩa là ở nước ngoài tăng phí vỉa hè lòng đường để giảm bớt phương tiện cá nhân, thế nhưng giao thông của họ rất hiện đại, áp dụng ở Việt Nam thì "khập khiễng".

TS Thủy nói, hiện nay giao thông công cộng ở Hà Nội chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu đi lại, người dân phải dùng xe cá nhân để đi làm. Việc tăng phí trông giữ phương tiện khu vực lõi đô thị không khiến các phương tiện giảm đi, ngược lại vô tình tạo ra những tiêu cực không đáng có.

Hà Nội tăng giá trông giữ phương tiện. Ảnh: Cường Ngô
Hà Nội tăng giá trông giữ phương tiện. Ảnh: Cường Ngô

Hà Nội nói tăng phí trông giữ phương tiện để tăng nguồn thu ngân sách, song điều này thật bất cập. Thu cao mà không có hóa đơn, chứng từ sẽ không quản lý được dòng tiền này.

Bên cạnh đó, người dân đã nộp thuế để làm đường, vỉa hè, giờ lại dùng lòng đường, vỉa hè thu tiền dân, điều này rất sai trái, không nhân văn.

"Ở các nước trên thế giới như Nhật, Nga... lương người lao động tính bằng nghìn đô, còn ở Việt Nam lương vài trăm đô 1 tháng, giờ tăng phí để giảm phương tiện cá nhân là không hợp tình hợp lý. Đừng nghĩ ai đi ôtô đều giàu có", TS Thủy nói.

Lương một ngày không đủ trả tiền gửi ôtô

Chuyên gia giao thông cho rằng, không có chuyện tăng phí trông giữ ôtô thì phương tiện này sẽ giảm đi một nửa. Thời gian đầu có thể sẽ giảm nhưng về lâu dài mọi chuyện sẽ "đâu vào đấy", bởi chẳng ai đủ kiên nhẫn đi xe buýt hay đi Uber, Grab đi làm.

Giá vé mới được áp dụng từ ngày 1.1.2018. Ảnh: Cường Ngô
Giá vé mới được áp dụng từ ngày 1.1.2018. Ảnh: Cường Ngô

Trước ý kiến của ông Vũ Văn Viện -  Giám đốc Sở GTVT Hà Nội "người dân có tiền mua ôtô thì phải chấp nhận mức phí này", ông Thủy cho rằng, lý giải này là vô cảm, không nhân văn, bởi lương một ngày của công chức, viên chức không đủ để trả tiền trông giữ phương tiện.

Ngày 5.1, Báo Lao Động ghi nhận tại các điểm giữ xe trên phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), giá gửi ôtô tại khu vực này từ 25.000 – 45.000 đồng. Theo đó phí đỗ 2 tiếng đầu là 25.000 đồng/giờ. Tiếng thứ 3 và 4, mỗi giờ 35.000 đồng. Bắt đầu từ tiếng thứ 5 trở đi, 45.000 đồng/giờ. Như vậy, nếu gửi 8 tiếng, người dân phải bỏ ra tổng cộng 300.000 đồng.

Trước đó, mức đỗ xe ô tô tại Hà Nội 2 tiếng đầu tổng cộng 30.000 đồng, đỗ xe cả ngày (8 tiếng) chỉ 120.000 đồng.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Mỗi ngày mất 300.000 đồng gửi xe: Nhiều tài xế "bỏ cuộc chơi"

Cường Ngô |

Theo quy định mới của UBND TP Hà Nội, các điểm trông xe ngoài trời được cấp phép đã đồng loạt thu tăng giá vé khiến nhiều người dân lo lắng.

Mất gần chục triệu để gửi xe, người dân nghĩ kế chuyển phương tiện đi lại

Dung Hà |

Với việc ban hành giá dịch vụ trông giữ xe mới trên địa bàn TP.Hà Nội, áp dụng từ 1.1.2018, nhiều người sẽ phải bỏ ra 10 triệu đồng/ tháng để gửi xe ở nội đô. 

Tăng giá trông giữ ôtô, xe máy từ 1.1.2018: Người dân thủ đô “méo mặt”

HOA LÊ |

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ôtô trên địa bàn TP.Hà Nội, áp dụng từ 1.1.2018. Trước thông tin này, nhiều người dân thủ đô, đặc biệt gia đình sử dụng ôtô “than trời”, lao đao vì mức phí tăng cao.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Mỗi ngày mất 300.000 đồng gửi xe: Nhiều tài xế "bỏ cuộc chơi"

Cường Ngô |

Theo quy định mới của UBND TP Hà Nội, các điểm trông xe ngoài trời được cấp phép đã đồng loạt thu tăng giá vé khiến nhiều người dân lo lắng.

Mất gần chục triệu để gửi xe, người dân nghĩ kế chuyển phương tiện đi lại

Dung Hà |

Với việc ban hành giá dịch vụ trông giữ xe mới trên địa bàn TP.Hà Nội, áp dụng từ 1.1.2018, nhiều người sẽ phải bỏ ra 10 triệu đồng/ tháng để gửi xe ở nội đô. 

Tăng giá trông giữ ôtô, xe máy từ 1.1.2018: Người dân thủ đô “méo mặt”

HOA LÊ |

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ôtô trên địa bàn TP.Hà Nội, áp dụng từ 1.1.2018. Trước thông tin này, nhiều người dân thủ đô, đặc biệt gia đình sử dụng ôtô “than trời”, lao đao vì mức phí tăng cao.