4 nhà khoa học nhận giải thưởng VinFuture Grand Prize trị giá 3 triệu USD

Phương Minh |

Phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion của 4 giáo sư được nhận Giải thưởng chính - VinFuture Grand Prize trị giá 3 triệu USD (tương đương 73 tỉ đồng) tại buổi lễ diễn ra ở Hà Nội tối 20.12.

22h00: Lễ trao giải kết thúc

Thông điệp của VinFuture 2023 muốn gửi tới toàn thế giới là “Chung sức toàn cầu”. Khi đoàn kết bên nhau, cùng với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, nhân loại sẽ vượt qua những khó khăn thách thức chưa từng có.

21h53: Biểu diễn nghệ thuật

Chào đón sự quay trở lại sân khấu của nghệ sĩ Katy Perry cùng ca khúc "Firework".

21h40: Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng trao Cúp và chứng nhận đến những chủ nhân của Giải thưởng chính VinFuture 2023.

Ảnh: Thế Đại
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Cúp và chứng nhận cho chủ nhân của Giải thưởng chính VinFuture 2023. Ảnh: Thế Đại

21h38: Vinh danh Giải thưởng chính

Giải thưởng chính VinFuture Grand Prize trị giá 3 triệu USD (tương đương 73 tỉ đồng) được trao cho Giáo sư Martin Andrew Green; Giáo sư Stanley Whittingham; Giáo sư Rachid Yazami; Giáo sư Akira Yoshino với phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion.

Ảnh: Thế Đại
Giải thưởng chính VinFuture Grand Prize được trao cho 4 Giáo sư. Ảnh: Thế Đại

Phát minh này mở ra tiềm năng mới giúp khai thác năng lượng sạch vô tận từ bầu trời. Đây cũng là công nghệ mở ra kỷ nguyên mới lưu trữ và tái tạo năng lượng giúp mọi người trên thế giới có thể sử dụng năng lượng xanh bền vững.

Giáo sư Martin Andrew Green bày tỏ vinh dự được nhận Giải thưởng chính của VinFuture: "Tôi xin gửi lời cảm ơn các nhà khoa học có mặt tại sự kiện cũng như khắp nơi trên thế giới, những người đang nỗ lực không ngừng để giúp chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn nhiên liệu bền vững hơn.

Tôi xin được cảm ơn ngài Phạm Nhật Vượng và phu nhân - hai người sáng lập ra Quỹ và giải thưởng VinFuture, hai người đã nhận thức được tầm quan trọng của các công trình khoa học này trong việc thay đổi cuộc sống của người dân. Tôi gửi lời cảm ơn tới người vợ của tôi, là nguồn năng lượng tái tạo của riêng tôi, người luôn hỗ trợ tôi ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu".

Giáo sư Stanley Whittingham bày tỏ vinh dự khi được nhận giải, gửi lời cảm ơn tới những đồng nghiệp, những nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. "Những nỗ lực của họ đã giúp hướng tới hệ sinh thái bền vững hơn, tăng cường sức khoẻ cho thế hệ con cháu trong tương lai. Tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng vượt qua những thách thức của biến đổi khí hậu. Cảm ơn những người thân đã ủng hộ tôi hết mình trong những năm qua", Giáo sư Stanley Whittingham nói.

Giáo sư Rachid Yazami bày tỏ tự hào khi được nhận giải thưởng chính của VinFutre năm 2023. Ông gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, người thân; cảm ơn những người sáng lập Quỹ VinFuture, đội ngũ và hội đồng giải thưởng vì sự công nhận dành cho tôi. Giáo sư cho biết công nghệ pin lithum-ion đã được sử dụng với số lượng lớn vào năm ngoái và ngày càng tăng lên. Tương lai sẽ nằm trong các phương tiện xe chạy điện.

"Tôi hy vọng lần sau đến Việt Nam tôi sẽ thấy nhiều xe điện hơn nữa, không khí ngày càng trong lành hơn, và đây chính là những điều tốt đẹp dành cho thế hệ tương lai của chúng ta. Hãy cùng nhau tin vào tương lai chúng ta. Chúng ta có thể làm được", Giáo sư Rachid Yazami cho biết.

Trong khi đó, Giáo sư Akira Yoshino cho biết, pin lithium-ion nhỏ, nhẹ có thể sạc được; đây chính là công cụ để thúc đẩy xã hội bền vững hơn. "Cho tới nay, pin lithium-ion đang dần đóng vai trò quan trọng hơn để tạo nên một tương lai, một xã hội bền vững, tôi tin là như vậy. Đây chính là công cụ để dẫn dắt chúng ta hướng tới sự phát triển ngày càng bền vững. Đây là điều tôi luôn luôn tin tưởng", ông phát biểu.

21h32: Biểu diễn nghệ thuật

Lấy cảm hứng từ tác phẩm của biên đạo Sadeck Waff, mang thông điệp về sự chung tay, hợp lực của các nhà khoa học để cùng nhau giải quyết những vấn đề toàn cầu, nhóm nhảy Dance Team trình diễn điệu nhảy "Dace of future”.

21h26: Ông Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao Cúp và chứng nhận đến nhà khoa học đạt giải.

Ảnh: Thế Đại
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Cúp và chứng nhận đến nhà khoa học đạt giải. Ảnh: Thế Đại

21h25: Giải thưởng đặc biệt số 3

Giải thưởng dành cho nhà khoa học nữ là Giáo sư Susan Solomon - nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học khí quyển, với những đóng góp đột phá giúp mở rộng hiểu biết của nhân loại về hiện tượng suy giảm tầng ozon và vai trò của chất chlorofluorocarbons (CFC) trong quá trình đó.

Khởi nguồn từ những tính toán của Giáo sư Mario Molina và Sherwood Rowland năm 1974, giả thuyết về tác động của CFC lên tầng ozon được giới khoa học quan tâm rộng rãi và nghiên cứu trong nhiều năm. Tuy nhiên, phải đến năm 1986-1987, giả thuyết này mới được chứng minh một cách thuyết phục sau khi thực nghiệm tại Nam Cực của Giáo sư Solomon đã thu thập những bằng chứng tin cậy về lỗ thủng tầng ozon đặc biệt lớn gây ra bởi CFC tại khu vực này. Thực nghiệm cũng xác nhận các giả thuyết trước đó của bà về việc mật độ lớn của mây tầng bình lưu vùng Nam Cực đã tạo ra hấp dẫn điện từ với CFC.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này sau đó đã thúc đẩy nỗ lực toàn cầu và dẫn đến sự ra đời của Nghị định thư Montreal. Đây là một trong những hiệp định quốc tế thành công nhất trong việc giải quyết vấn đề môi trường toàn cầu, giúp đạt được sự đồng thuận trên toàn thế giới để loại bỏ dần các chất gây hại cho tầng ozon như CFC.

Giáo sư Susan Solomon chia sẻ: “Đây là niềm vinh hạnh to lớn với tôi. Tôi thấy thực sự may mắn khi 29 tuổi đã bắt đầu tham gia tìm hiểu lỗ thủng tầng ozon và hiện tôi có mặt ở đây”.

Giáo sư Susan Solomon nhận định đây là kết quả của người dân toàn thế giới cùng chung tay kiểm soát chất hóa học gây hại tầng ozon. “Trong sự nghiệp này, may mắn khi có sinh viên, những đồng nghiệp, những GS đã sát cánh vs tôi. Và tôi có chồng tôi, những người thân trong gia đình. Cảm ơn những người đồng sáng lập Quỹ VinFuture. Giải thưởng đã góp phần tạo động lực cho nhà khoa học nữ trong quá trình nghiên cứu khoa học” - Giáo sư Susan Solomon cho hay.

21h14: Lần đầu tiên nữ ca sĩ Katy Perry biểu diễn tại Việt Nam

Cô đã trình diễn 2 ca khúc nổi tiếng, gắn bó với tên tuổi của mình là “Roar” và “Unconditionally”.

Nữ ca sĩ Katy Perry chính là chủ nhân của những giải thưởng âm nhạc lớn trên thế giới, cô sở hữu cho mình những con số ấn tượng trong hành trình sự nghiệp 20 năm qua. Thông qua âm nhạc, cô đã mang tới thông điệp về tinh thần, ý chí mạnh mẽ của phái nữ cũng như tình yêu vô điều kiện với đam mê khoa học và sáng tạo.

Ảnh: Thế Đại
Ảnh: Thế Đại

21h05: Giải thưởng đặc biệt số 2

Giải đặc biệt Nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực mới được trao cho 4 nhà khoa học: Giáo sư Daniel Joshua Drucker; Giáo sư Joel Francis Habener; Giáo sư Jens Juul Holst; Phó Giáo sư Svetlana Mojsov với công trình tiên phong là nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, giúp thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hoá thần kinh, góp phần kiến tạo một thế giới khoẻ mạnh hơn.

Ảnh: Thế Đại
Giải đặc biệt Nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực mới được trao cho 4 nhà khoa học. Ảnh: Thế Đại

Giáo sư Daniel Joshua Drucker chia sẻ sau khi nhận giải thưởng: "Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của quỹ VinFuture đóng góp vào quá trình xây dựng một cộng đồng quốc tế mạnh mẽ hơn, tốt hơn. Tôi gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, người thân để giúp cho chúng tôi vượt qua những ngày tháng khó khăn. Sự công nhận này là kết quả của hàng nghìn nghiên cứu sinh, các tình nguyên viên tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng. Công trình của chúng tôi sẽ là nền tảng để cải thiện sức khoẻ của con người trên toàn cầu".

Phó Giáo sư Svetlana Mojsov bày tỏ vinh dự khi được nhận giải thưởng. "Tôi đặc biệt vui mừng bởi công trình của chúng tôi đang đem lại ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của nhiều người dân. Tôi xin gửi lời cảm ơn các đồng nghiệp đã hỗ trợ chúng tôi hết mình; cảm ơn các thành viên hội đồng sơ khảo hội đồng giải thưởng đã công nhận nỗ lực của chúng tôi", Phó Giáo sư Svetlana Mojsov nói.

Giáo sư Jens Juul Holst bày tỏ vui mừng khi có mặt tại sự kiện và công trình của mình cùng các đồng nghiệp được coi là một phát kiến quan trọng trong thời gian qua. "Có thể coi đây là một phát kiến đột phá trong khoa học công nghệ năm nay. Với những công trình bắt đầu từ những năm 1980, chúng tôi không nghĩ sẽ đạt được những tiến triển xa như vậy. Chúng ta đã đạt được những thành tựu cụ thể và giải quyết những vấn đề nhân loại đang đối mặt. Tôi hy vọng trong tương lai tiềm năng của công trình sẽ tiếp tục được tận dụng, qua đó thực sự giải quyết được các bệnh mà con người đang gặp phải", Giáo sư Jens Juul Holst phát biểu.

21h01: Biểu diễn nghệ thuật

Nghệ sĩ Phan Đỗ Phúc và Dàn nhạc dân tộc Sức sống mới - Đồng Quang Vinh biểu diễn.

20h53: Giải đặc biệt số 1

Giải thưởng được trao cho Nhà Khoa học đến từ các nước đang phát triển được trao cho Giáo sư Gurdev Singh Khush (Ấn Độ) và Giáo sư Võ Tòng Xuân (Việt Nam) về những đóng góp quan trọng trong việc phát minh và phổ biến nhiều giống lúa năng suất cao - kháng bệnh tốt, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Ảnh: Thế Đại
Giáo sư Gurdev Singh Khush (Ấn Độ, bên trái) và Giáo sư Võ Tòng Xuân (Việt Nam). Ảnh: Thế Đại

Phát biểu sau khi nhận giải, Giáo sư Gurdev Singh Khush cho biết ông rất vinh dự khi được làm việc ở các viện nghiên cứu gạo, quốc tế hơn 35 năm qua. Với những giống gạo mới mà giáo sư đã phát triển có năng suất cao hơn 2 lần so với gạo truyền thống.

“Chúng ta đã đạt được thành quả mới trong cuộc cách mạng xanh. Hơn nữa, chúng ta củng cố được việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, sự đảm bảo cho toàn thế giới” - Giáo sư Gurdev Singh Khush chia sẻ.

Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng không giấu được sự tự hào và vui mừng khi nhận giải thưởng. “Để đa dạng hoá việc sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, nỗ lực này giúp chúng ta đạt được năng suất trồng lúa cao hơn và cải thiện sinh kế cho nông dân khu vực này. Chúng tôi tự hào đóng góp vào sự vươn lên của Việt Nam khi trở thành một trong 3 quốc gia hàng đầu xuất khẩu gạo trên thế giới” - Giáo sư Võ Tòng Xuân bày tỏ.

Ảnh: Thế Đại
Giải đặc biệt dành cho Nhà Khoa học đến từ các nước đang phát triển được trao cho Giáo sư Gurdev Singh Khush (Ấn Độ) và Giáo sư Võ Tòng Xuân (Việt Nam). Ảnh: Thế Đại

20h50: Công bố Giải thưởng VinFuture 2023 với Giải thưởng đầu tiên - Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.

20h48: Trình diễn liên khúc Quan họ Bắc Ninh “Bèo dạt mây trôi" và "Người ơi người ở đừng về” thông qua tiếng đàn bầu của NSƯT Lệ Giang, kết hợp với nhạc nền điện tử của Nhà sản xuất âm nhạc Trí Minh, và phần trình diễn của vũ đoàn được biên đạo bởi NSND Kiều Lê.

Ảnh: Thế Đại
Ảnh: Thế Đại

20h43: Ông Phạm Nhật Vượng và phu nhân - bà Phạm Thu Hương tri ân các thành viên Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng sơ khảo VinFuture 2023.

Ảnh: Thế Đại
Ảnh: Thế Đại

20h26: Khoa học mở ra con đường của đoàn kết, tự do và vẻ đẹp trên thế giới

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng phát biểu.

Thay mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước vui mừng chào đón, gặp gỡ các vị đại biểu, các nhà khoa học đáng kính từ nhiều nơi trên thế giới đã đến Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam ngàn năm văn hiến, Đất nước của lòng hòa hiếu, mến khách và yêu chuộng hòa bình, để cùng vinh danh các nhà khoa học, tác giả những công trình nghiên cứu xuất sắc mang lại lợi ích và thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ảnh: Thế Đại
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu. Ảnh: Thế Đại

“Chúng ta tin tưởng rằng mỗi công trình được xướng tên ở Lễ trao Giải thưởng VinFuture lần này sẽ là niềm kỳ vọng lớn lao cho cuộc sống tốt đẹp của hàng trăm triệu và có thể là hàng tỷ con người trên hành tinh của chúng ta” - Chủ tịch nước bày tỏ.

20h20: Tôn vinh công trình mang lại sự thịnh vượng toàn cầu

Giáo sư Sir Richard Henry Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture phát biểu khai mạc Lễ trao giải VinFuture 2023.

Giáo sư Sir Richard Henry Friend cho biết buổi lễ vinh danh những người chiến thắng Giải thưởng VinFuture mùa thứ 3, tôn vinh những bước tiến trong khoa học công nghệ đã mang lại sức khỏe, sự phồn vinh, thịnh vượng và nhiều lợi ích xã hội khác cho toàn thế giới.

Giáo sư Sir Richard Henry Friend phát biểu khai mạc. Ảnh: Thế Đại
Giáo sư Sir Richard Henry Friend phát biểu khai mạc. Ảnh: Thế Đại

Sự kiện này là nguồn cảm hứng trong việc nỗ lực tìm kiếm những giải pháp mới đối mặt với các thách thức toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt. Nhiệm vụ cao cả ấy được thể hiện rõ nét trong Giải thưởng VinFuture nhằm tôn vinh sự gắn bó mật thiết giữa những phát minh đổi mới có tầm nhìn xa rộng với tác động thực sự mà các công trình ấy có thể mang lại cho sự thịnh vượng bền vững toàn cầu.

Tầm nhìn này đã được hiện thực hóa bởi những Chủ nhân Giải thưởng VinFuture năm nay, qua chặng đường khoa học đáng ngưỡng mộ của họ. Giờ đây, sau ba năm tổ chức, Giải thưởng VinFuture đã minh chứng rõ ràng phạm vi sâu rộng, sức lan tỏa và tác động toàn cầu của tầm nhìn mà giải thưởng hướng đến.

Giáo sư Sir Richard Henry Friend bày tỏ sự hân hoan khi trong Lễ trao giải VinFuture lần đầu tiên diễn ra vào tháng 1.2022, các Chủ nhân Giải thưởng có thể đến Hà Nội, bất chấp những hạn chế do đại dịch COVID-19.

“Giờ đây, niềm vui của chúng tôi càng tăng lên khi hai trong số những Chủ nhân Giải thưởng Chính mùa đầu tiên, TS. Katalin Kariko và GS. Drew Weissman, đã được trao Giải Nobel Y Sinh năm nay. Công trình đột phá vào đầu những năm 2000 về công nghệ vaccine mRNA của họ đã có đóng góp rất lớn trong việc phát triển nhanh chóng và hiệu quả các loại vaccine chống COVID-19, yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường. Mặc dù COVID-19 không còn là tâm điểm như trước, nhưng công nghệ mRNA vẫn tiếp tục chứng minh tiềm năng to lớn và ứng dụng rộng rãi” - Giáo sư Sir Richard Henry Friend chia sẻ.

Những tiến bộ trong khoa học và công nghệ không chỉ mang lại những điều bất ngờ mà còn cung cấp nhiều công cụ hữu ích mới mà chúng ta cần học cách sử dụng một cách hiệu quả. Trong Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture năm nay, chúng ta đã cùng nhau thảo luận sâu rộng về các lĩnh vực then chốt và đang phát triển mạnh mẽ…

Công nghệ bán dẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng và theo nhiều hướng khác nhau. Đối với bộ xử lý silicon, thước đo hiệu suất đã chuyển từ tốc độ xung nhịp sang hiệu suất năng lượng. Sự cải thiện này cho phép thực hiện nhiều phép toán hơn với cùng một lượng năng lượng, điều này rất quan trọng cho điện thoại thông minh và ngày càng trở nên cần thiết cho các máy chủ và trí tuệ nhân tạo, những hệ thống đòi hỏi một lượng lớn xử lý dữ liệu.

Ngoài silicon, hiện nay chúng ta cũng cần những tiến bộ khoa học về chất bán dẫn khe hở rộng, được sử dụng trong thiết bị điện tử công suất cao. Điều này rất cần thiết để phát triển lưới điện thông minh tiết kiệm năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang sản xuất điện từ nguồn tái tạo.

Theo Giáo sư Sir Richard Henry Friend, lễ trao giải VinFuture diễn ra ngay sau Hội nghị khí hậu COP28 năm nay, tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Mặc dù đã có những dự báo bi quan, thỏa thuận cuối cùng đạt được trong Hội nghị năm nay đã lần đầu tiên kêu gọi tất cả các quốc gia chuyển đổi và dần dần từ bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

“Việc nhìn nhận rằng cần phải được mục tiêu này là điều là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là tất cả chúng ta đều cần tìm ra giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu đó, thông qua các công nghệ mới để tạo ra, lưu trữ và sử dụng năng lượng hiệu quả” - Giáo sư Sir Richard Henry Friend nhấn mạnh.

Đội ngũ Quỹ VinFuture tại Hà Nội đã làm việc không mệt mỏi từ tháng 1 để hỗ trợ Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng. Năm nay, Ban tổ chức đã nhận được hơn 1.300 đề cử đến từ khắp các châu lục và từ mọi lĩnh vực đổi mới. Phạm vi tiếp cận toàn cầu này mang lại cho Giải thưởng VinFuture một vị thế đặc biệt.

Thay mặt Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo, Giáo sư Sir Richard Henry Friend cũng bày tỏ sự vui mừng được gặp những Chủ nhân Giải thưởng năm nay tại Hà Nội ngay lúc này; đồng thời khẳng định họ là minh chứng cho tầm nhìn của Giải thưởng VinFuture, cộng đồng VinFuture toàn cầu.

20h17: Chung sức toàn cầu

Với thông điệp chủ đề "Chung sức toàn cầu", giải thưởng VinFuture năm nay khẳng định uy tín quốc tế khi quy tụ 1.389 hồ sơ đề cử từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều gấp 3 lần so với mùa giải đầu tiên.

Các đề cử đều tập trung vào những công trình và phát minh quan trọng, góp phần giải quyết các thách thức lớn của nhân loại như sức khỏe, lương thực, môi trường và năng lượng bền vững, cũng như ứng dụng của công nghệ trong mọi mặt của đời sống.

Hạng mục giải thưởng VinFuture 2023 tiếp tục gồm: Giải thưởng chính và 3 giải đặc biệt. Trong đó, giải thưởng chính có giá trị 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) sẽ được trao cho tác giả có các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai.

3 giải đặc biệt sẽ vinh danh nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển; nhà khoa học nữ; nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới. Mỗi giải thưởng có giá trị 500.000 USD (khoảng 11,5 tỉ đồng).

20h15:

Dự buổi lễ có:

Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Sự kiện còn có sự hiện diện của lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương và Lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Về phía quốc tế, lễ trao giải có sự hiện diện của các vị Đại sứ, Đại diện, quan chức ngoại giao các nước, cùng đại diện lãnh đạo các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Về phía Quỹ VinFuture, có Chủ tịch Hội đồng giải thưởng - Giáo sư Sir Richard Henry Friend; các thành viên Hội đồng giải thưởng, Hội đồng sơ khảo VinFuture, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam. Buổi lễ còn có sự hiện diện của 2 Nhà sáng lập Quỹ VinFuture là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và bà Phạm Thu Hương - Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn Vingroup.

20h10: Nghi lễ chào cờ

Ảnh: Thế Đại
Ảnh: Thế Đại

20h: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến dự sự kiện.

Ảnh: Thế Đại
Ảnh: Thế Đại

Nhà hát Hồ Gươm được trang hoàng cho sự kiện.

Ảnh: Tiến Đại
Ảnh: Thế Đại

19h23: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có mặt tại sự kiện.

Ông Phạm Nhật Vượng tại Nhà hát Hồ Gươm. Ảnh: Thế Đại
Ông Phạm Nhật Vượng tại Nhà hát Hồ Gươm. Ảnh: Thế Đại

18h50: Những vị khách mời đầu tiên có mặt, an ninh của sự kiện được siết chặt.

Khách mời chụp hình check-in tại sự kiện. Ảnh: Thế Đại.
Khách mời chụp hình check-in tại sự kiện. Ảnh: Thế Đại
Sinh viên trường Vin University trao đổi cùng giáo sư về giải thưởng. Ảnh: Tiến Đạt.
Sinh viên trường Vin University trao đổi cùng giáo sư về giải thưởng. Ảnh: Tiến Đạt
An ninh thắt chặt trước giờ sự kiện bắt đầu. Ảnh: Thế Đại
An ninh thắt chặt trước giờ sự kiện bắt đầu. Ảnh: Thế Đại

VinFuture 2023 vinh danh các nghiên cứu khoa học, phát minh và sáng chế khoa học công nghệ, nhằm đóng góp vào giải quyết các thách thức chung của nhân loại.

Giải thưởng VinFuture đã bước sang mùa thứ 3 với uy tín và tầm vóc ngày càng được khẳng định với cộng đồng khoa học công nghệ toàn cầu, được công nhận sánh ngang với các Giải thưởng danh giá hàng đầu thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao giải thưởng cho chủ nhân VinFuture 2022. Ảnh: BTC
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao giải thưởng cho chủ nhân VinFuture 2022. Ảnh: BTC

Cũng giống như 2 mùa đầu tiên, hạng mục giải thưởng VinFuture 2023 tiếp tục gồm: Giải thưởng chính và 3 giải đặc biệt. Trong đó, giải thưởng chính có giá trị 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) sẽ được trao cho tác giả có các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai.

3 giải đặc biệt sẽ vinh danh nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển; nhà khoa học nữ; nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới. Mỗi giải thưởng có giá trị 500.000 USD (khoảng 11,5 tỉ đồng).

Sự kiện quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới và Việt Nam tham dự. Họ là chủ nhân của những giải thưởng danh giá bậc nhất như Nobel, Millennium Technology, A.M. Turing… và các viện sĩ từ những viện hàn lâm khoa học hàng đầu thế giới.

Năm nay, Giải thưởng VinFuture 2023 có chủ đề "Chung sức toàn cầu". Tinh thần này được thể hiện rõ xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động cửa sự kiện. Bên cạnh chuỗi sự kiện Tọa đàm "Khoa học Vì cuộc sống", tại VinFuture 2023, "Chuỗi đối thoại Khám phá Tương lai VinFuture" lần đầu tiên được tổ chức nhằm mở ra cơ hội hợp tác và chuyển giao công nghệ tiềm năng trên thế giới cho Việt Nam.

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân tặng hoa cảm ơn các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cầm cân nảy mực giải VinFuture 2022. Ảnh: BTC
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân tặng hoa cảm ơn các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cầm cân nảy mực giải VinFuture 2022. Ảnh: BTC

Theo thông tin từ ban tổ chức, VinFuture 2023 đã thu hút số lượng hồ sơ đề cử kỷ lục, với 1.389 công trình KHCN đến từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ - con số hiếm giải thưởng lớn nào trên thế giới đạt được.

GS. Albert P. Pisano - Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture, đánh giá đây là minh chứng cho thấy tầm vóc và phạm vi ảnh hưởng ngày càng tăng của Giải thưởng khoa học công nghệ (KHCN) toàn cầu đầu tiên do người Việt khởi xướng.

GS. Albert P. Pisano. Ảnh: BTC.
GS. Albert P. Pisano. Ảnh: BTC

Theo GS. Pisano, điều làm cho VinFuture đặc biệt là Giải thưởng đánh giá và nhìn nhận những tác động mà những người sáng tạo KHCN mang lại cho xã hội, cho mọi người dân. Bên cạnh đó, những ý tưởng được VinFuture lựa chọn và vinh danh có thể đến từ bất kỳ nơi nào, chứ không đơn thuần đến từ các quốc gia đã phát triển.

GS.TS. Nguyễn Đức Chiến - Chủ tịch Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam - khẳng định, VinFuture ra đời đã giúp kết nối mạnh mẽ giới khoa học trong nước với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, đặc biệt mang tới cơ hội hội nhập cho các nhà khoa học trẻ. Về lâu dài, mối tương tác và hợp tác này sẽ giúp kéo gần khoảng cách của các nhà khoa học trong nước và thế giới.

Theo công bố từ ban tổ chức, chương trình sẽ có sự xuất hiện của ngôi sao âm nhạc quốc tế Katy Perry. Bên cạnh đó là các màn trình diễn đẳng cấp từ các nghệ sĩ tên tuổi của Việt Nam như nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và dàn nhạc dân tộc Sức sống mới kết hợp cùng nghệ sĩ cello Phan Đỗ Phúc, NSƯT đàn bầu Lệ Giang.

Lễ trao giải VinFuture 2023 sẽ được Báo Lao Động tường thuật trực tiếp trên website laodong.vn. Ngoài ra, sự kiện Lễ trao giải VinFuture 2023 sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam VTV1, livestream trên Facebook và YouTube chính thức của Quỹ VinFuture, và trên kênh truyền thông quốc tế TechNode Global.

Phương Minh
TIN LIÊN QUAN

VinFuture 2023: Bài học chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Minh Phong |

Ngành công nghiệp vi điện tử và bán dẫn hiện đóng góp 9% GDP của Singapore và 42% tổng sản lượng sản xuất. Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam - theo phân tích của các giáo sư hàng đầu tại toạ đàm “Công nghệ bán dẫn - Nền tảng của thế giới hiện đại” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023, sáng 18.12 tại Hà Nội.

VinFuture: Hành trình trở thành “thung lũng bán dẫn” của đảo quốc Sư tử

Minh Phong |

GS Teck-Seng Low (Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore) – vị chuyên gia nổi tiếng sẽ góp mặt tại Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023 – dự đoán, công nghệ bán dẫn sẽ là “xương sống” phát triển nhiều ngành công nghiệp cũng như thu hút nhân tài cho các quốc gia.

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2023

Khương Duy |

Hà Nội, ngày 28.11.2023 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra từ ngày 18 - 21.12.2023 tại Hà Nội, Việt Nam.

Độc đáo chiếc ghế rồng mạ hơn 2.500 lá vàng trị giá 2 tỉ đồng

THẾ ĐẠI |

Chào đón năm Giáp Thìn, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng. Đặc biệt, chiếc ghế hình con rồng với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ, đuôi rồng như lá bồ đề, tư thế uốn lượn có giá lên tới 2 tỉ đồng.

Khó tham gia BHXH tự nguyện, lao động tự do chạnh lòng khi nói về lương hưu

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Đối với nhiều lao động tự do, dù muốn tham gia BHXH tự nguyện để nhận lương hưu khi về già nhưng thu nhập bấp bênh lại là rào cản khiến họ khó tiếp cận với chính sách này.

Hé lộ thêm nhiều thông tin về nghi phạm xả súng ở Czech khiến 15 người thiệt mạng

Thanh Hà |

Cảnh sát Cộng hòa Czech đã xác định được danh tính nghi phạm của vụ xả súng hàng loạt khiến 15 người thiệt mạng ở Praha ngày 21.12.

Vận động viên cần hiểu về việc mua bảo hiểm phòng rủi ro chấn thương

AN NGUYÊN |

Những người làm công tác quản lý, huấn luyện viên cần hướng dẫn, tuyên truyền để các vận động viên hiểu rõ trước khi lựa chọn mua bảo hiểm phù hợp để phòng ngừa rủi ro chấn thương, tai nạn.

Ngày đêm đưa 2 công trình trọng điểm Miền Tây về đích đúng hạn

THÀNH NHÂN - HOÀNG LỘC |

Để về đích đúng với dự kiến, những ngày này, trên công trường thi công Dự án cầu Mỹ Thuận 2 và Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, công nhân đang hối hả thi công cả ngày lẫn đêm để đưa 2 dự án trọng điểm của Miền Tây về đích trong năm 2023 đúng kế hoạch đề ra.

VinFuture 2023: Bài học chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Minh Phong |

Ngành công nghiệp vi điện tử và bán dẫn hiện đóng góp 9% GDP của Singapore và 42% tổng sản lượng sản xuất. Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam - theo phân tích của các giáo sư hàng đầu tại toạ đàm “Công nghệ bán dẫn - Nền tảng của thế giới hiện đại” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023, sáng 18.12 tại Hà Nội.

VinFuture: Hành trình trở thành “thung lũng bán dẫn” của đảo quốc Sư tử

Minh Phong |

GS Teck-Seng Low (Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore) – vị chuyên gia nổi tiếng sẽ góp mặt tại Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023 – dự đoán, công nghệ bán dẫn sẽ là “xương sống” phát triển nhiều ngành công nghiệp cũng như thu hút nhân tài cho các quốc gia.

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2023

Khương Duy |

Hà Nội, ngày 28.11.2023 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra từ ngày 18 - 21.12.2023 tại Hà Nội, Việt Nam.