Vận động viên cần hiểu về việc mua bảo hiểm phòng rủi ro chấn thương

AN NGUYÊN |

Những người làm công tác quản lý, huấn luyện viên cần hướng dẫn, tuyên truyền để các vận động viên hiểu rõ trước khi lựa chọn mua bảo hiểm phù hợp để phòng ngừa rủi ro chấn thương, tai nạn.

Hiện nay, đa phần các vận động viên chỉ được mua một số loại bảo hiểm bắt buộc là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... Hoặc, một số giải đấu quốc gia mua bảo hiểm cho vận động viên trong thời điểm tham dự giải đấu.

Ngoài ra, không nhiều vận động viên chủ động mua thêm những loại bảo hiểm khác như bảo hiểm thân thể, bảo hiểm nhân thọ nhằm phòng ngừa những rủi ro không đáng có.

Trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Quốc Vinh - Trưởng phòng Thể thao thành tích cao I (Cục Thể dục Thể thao) cho biết: “Trách nhiệm của các cơ quan quản lí và các trung tâm tuyển chọn vận động viên là mua, chi trả bảo hiểm cho vận động viên về tai nạn tập luyện, thi đấu, khám chữa bệnh cho vận động viên, bảo hiểm chấn thương và hồi phục cho vận động viên sau khi thi đấu. Những bảo hiểm đó để đảm bảo cho vận động viên một cách tốt nhất.

Các vận động viên được tuyển vào đội tuyển, khi thi đấu và gặp chấn thương, việc điều trị, chữa trị chấn thương và sau khi hồi phục vẫn được chi trả bảo hiểm".

Vận động viên thể dục dụng cụ trong một buổi tập chuyên môn. Ảnh: Minh Quân
Vận động viên thể dục dụng cụ trong một buổi tập chuyên môn. Ảnh: Minh Quân

Ông Vinh nói thêm: "Về bảo hiểm thân thể, ở một một số cuộc thi đấu, chúng tôi cũng phải mua bảo hiểm thân thể cho vận động viên. Bởi theo luật thể thao quốc tế, các đoàn phải đảm bảo điều này mới được tham dự".

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Quốc Vinh, hiện tại, thể thao Việt Nam chia ra thành nhiều nhóm vận động viên, bao gồm nhóm vận động viên chuyên nghiệp, nhóm vận động viên trẻ, nhóm vận động viên đội tuyển quốc gia… Sự hiểu biết về bảo hiểm của các vận động viên là không giống nhau.

"Nhiều vận động viên ý thức được về thân thể, nhân thọ. Chẳng hạn như các cầu thủ bóng đá, họ có đội ngũ tư vấn, luật sư đi theo. Bản thân họ thi đấu chuyên nghiệp nên sẽ nắm rõ rằng thời điểm nào mua bảo hiểm gì và mua bao nhiêu.

Nhưng nhiều môn thể thao khác chưa có tính chuyên nghiệp cao thì vận động viên trẻ vẫn chưa hiểu được. Các nhà quản lí, huấn luyện viên cần đưa ra khuyến cáo cho vận động viên, hướng dẫn, tuyên truyền rằng họ cần mua bảo hiểm gì, mức độ nào, gói ra sao, nhà nước sẽ hỗ trợ bao nhiêu, cá nhân và gia đình tham gia đóng góp bao nhiêu… Từ đó họ sẽ có sự lựa chọn riêng.

Nếu giữa các bên đều có sự phối hợp thì sẽ không có sự khác biệt giữa vận động viên chuyên nghiệp, vận động viên không chuyên, tuyển quốc gia hay vận động viên trẻ, đồng thời giá trị của bảo hiểm sẽ được phát huy nếu vận động viên không may dính chấn thương", ông Hoàng Quốc Vinh nhấn mạnh.

Vận động viên chuyên nghiệp tham dự các giải chạy marathon, phong trào cần lưu ý về chế độ bảo hiểm. Ảnh: Hoàng Anh
Vận động viên chuyên nghiệp tham dự các giải chạy marathon, phong trào cần lưu ý về chế độ bảo hiểm. Ảnh: Hoàng Anh

Cũng theo ý kiến của một số chuyên gia, hiện nay, một nhóm các vận động viên điền kinh có xu hướng tham dự các giải chạy phong trào bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa chú trọng, quan tâm đến việc mua bảo hiểm tại giải đấu, hoặc giải đấu đã bao gồm bảo hiểm cho vận động viên hay chưa.

Về điều này, ông Hoàng Quốc Vinh cho hay: "Có thể nói, thời gian qua, có nhiều giải chạy được tổ chức. Việc tạo ra nhiều giải đấu mang tính chất chuyên nghiệp sẽ có nhiều vận động viên tham gia để tăng tính cọ xát, nâng cao thành tích.

Tùy từng giải có điều luật riêng. Vận động viên tham dự thi đấu, ban tổ chức và điều lệ đều có bảo hiểm cho vận động viên. Các vận động viên cần phải tìm hiểu để đăng kí và mua các gói bảo hiểm theo quy định của ban tổ chức.

Đồng thời, chúng tôi khuyến cáo các vận động viên cần mua các gói bảo hiểm trong giải đấu đó để đảm bảo an toàn và quyền lợi".

AN NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Bảo hiểm cho vận động viên, chuyện riêng mà chung

HOÀI VIỆT |

Theo quy định, việc mua bảo hiểm là bắt buộc đối với các đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên thể thao nhưng các gói bảo hiểm thực hiện lúc này là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Những bảo hiểm có mức chi trả cao như bảo hiểm thân thể vẫn hạn chế, hiếm có trường hợp tự nguyện mua trong khi đó không ít tai nạn nghề nghiệp đã xảy ra và câu nói “giá như có bảo hiểm” được nhiều người trong cuộc thốt lên.

Chấn thương kinh hoàng khiến vận động viên mất sự nghiệp

AN NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam từng chứng kiến nhiều vận động viên phải từ giã sự nghiệp vì chấn thương kinh hoàng, dù đang ở thời kì đỉnh cao phong độ.

Vận động viên cần được mua bảo hiểm thân thể phòng chấn thương nặng

HOÀI VIỆT |

Ngày 19.12, Liên đoàn thể dục Việt Nam đã thông báo kêu gọi sự chung tay, ủng hộ dành cho trường hợp tuyển thủ đội thể dục dụng cụ trẻ Việt Nam là Nguyễn Minh Triết gặp chấn thương, đang điều trị tại bệnh viện.

Vụ bắt ông Đỗ Thắng Hải: Bất thường cấp phép xăng dầu của Xuyên Việt Oil

Anh Tuấn |

Báo cáo của các thương nhân đầu mối gửi hằng năm đã thể hiện hành vi vi phạm nhưng một số vụ, cục thuộc Bộ Công Thương chưa kịp thời kiểm tra, rà soát, chậm kiến nghị người có thẩm quyền xử lý.

Á hậu Ngọc Hằng kể gặp tình huống khó ở chung kết Hoa hậu Liên lục địa

NHÓM PV |

Lê Nguyễn Ngọc Hằng vừa xuất sắc trở thành Á hậu 2 của Hoa hậu Liên lục địa 2023. Trong buổi trò chuyện cùng báo Lao Động, người đẹp sinh năm 2003 đã tiết lộ về việc chuẩn bị trước cho tình huống gặp phải ở đêm chung kết Hoa hậu Liên lục địa 2023.

Đăng kiểm tại TPHCM tăng nhiệt, có trạm đã vượt 100% công suất

LÂM ANH - ANH TÚ |

Các trung tâm đăng kiểm tại TPHCM đang tăng nhiệt khi lượng xe đến đăng kiểm ngày càng tăng. Hiện đã có trung tâm kiểm định vượt công suất, bắt đầu tăng ca để phục vụ người dân.

Dự kiến thêm nhiều chứng chỉ được miễn thi tốt nghiệp, thí sinh vui mừng

Tuyết Anh |

Thông tin liên quan đến ki thi tốt nghiệp THPT 2024 đang nhận về nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh.

Đau đầu với tuyển sinh thiếu chỉ tiêu lớp chuyên trường thường ở TPHCM

Chân Phúc |

Sau 15 năm triển khai (năm 2008) mô hình lớp chuyên ở trường THPT thường, đến nay những lớp chuyên này vẫn thường xuyên trong tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu.

Bảo hiểm cho vận động viên, chuyện riêng mà chung

HOÀI VIỆT |

Theo quy định, việc mua bảo hiểm là bắt buộc đối với các đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên thể thao nhưng các gói bảo hiểm thực hiện lúc này là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Những bảo hiểm có mức chi trả cao như bảo hiểm thân thể vẫn hạn chế, hiếm có trường hợp tự nguyện mua trong khi đó không ít tai nạn nghề nghiệp đã xảy ra và câu nói “giá như có bảo hiểm” được nhiều người trong cuộc thốt lên.

Chấn thương kinh hoàng khiến vận động viên mất sự nghiệp

AN NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam từng chứng kiến nhiều vận động viên phải từ giã sự nghiệp vì chấn thương kinh hoàng, dù đang ở thời kì đỉnh cao phong độ.

Vận động viên cần được mua bảo hiểm thân thể phòng chấn thương nặng

HOÀI VIỆT |

Ngày 19.12, Liên đoàn thể dục Việt Nam đã thông báo kêu gọi sự chung tay, ủng hộ dành cho trường hợp tuyển thủ đội thể dục dụng cụ trẻ Việt Nam là Nguyễn Minh Triết gặp chấn thương, đang điều trị tại bệnh viện.