Bảo hiểm cho vận động viên, chuyện riêng mà chung

HOÀI VIỆT |

Theo quy định, việc mua bảo hiểm là bắt buộc đối với các đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên thể thao nhưng các gói bảo hiểm thực hiện lúc này là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Những bảo hiểm có mức chi trả cao như bảo hiểm thân thể vẫn hạn chế, hiếm có trường hợp tự nguyện mua trong khi đó không ít tai nạn nghề nghiệp đã xảy ra và câu nói “giá như có bảo hiểm” được nhiều người trong cuộc thốt lên.

Những tai nạn nghề nghiệp

Ngày 19.12, Liên đoàn Thể dục Việt Nam đã thông báo kêu gọi ủng hộ dành cho vận động viên Nguyễn Minh Triết (17 tuổi) gặp chấn thương. Ở một buổi tập hồi tháng 11.2023, Nguyễn Minh Triết không may gặp chấn thương nặng khi thực hiện một động tác tiếp đất của bài tập chuyên môn. Theo các bác sĩ cho biết, Minh Triết bị liệt tủy, viêm phổi xẹp, khả năng hồi phục là rất thấp.

Năm 2014, cua rơ Nguyễn Thị Thà (An Giang) gặp chấn thương nguy hiểm khi thi đấu môn xe đạp tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc. Cô sập ổ gà, mất lái và ngã xe, bị gãy xương sườn, dập một quả thận, tràn dịch màng phổi, tổn thương gan. Sau đó, Nguyễn Thị Thà phải cắt bỏ một 1 quả thận và phải giải nghệ.

Trước đó, năm 2003, nữ tuyển thủ Lê Thị Huệ (vật) gặp chấn thương kinh hoàng trong giai đoạn chuẩn bị cho SEA Games 2003, bị gãy 3 đốt sống cổ, dập tuỷ sống, mất 81% sức khoẻ và giải nghệ sau đó. Cũng trong năm 2003, tuyển thủ judo Trần Thanh Ngời qua đời ở tuổi 21 vì chấn thương gãy đốt sống cổ, trong thời gian chuẩn bị SEA Games. Và những vận động viên này đều không có bảo hiểm thân thể, để rồi chật vật với cuộc sống hậu chấn thương.

Các giải thể thao cần mua bảo hiểm cho vận động viên

Trước khi các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2023 khởi tranh, ban tổ chức giải đấu đã công bố có hơn 900 cầu thủ, trọng tài đã được mua bảo hiểm toàn mùa giải. Theo hợp đồng, cầu thủ sẽ được chi trả bồi thường lên đến 300 triệu đồng cho các chi phí y tế liên quan đến chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện, làm nhiệm vụ và thi đấu ở các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Giải Bóng bàn Vô địch quốc gia báo Nhân Dân là giải đấu có mua bảo hiểm trang bị cho vận động viên tranh tài với mức bảo hiểm chi trả tối đa 50 triệu đồng/người.

Ban tổ chức Giải Điền kinh Vô địch Quốc gia 2023 không mua bảo hiểm cho vận động viên tham dự.

Tuy nhiên, tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần 9-2022 đã tổ chức năm ngoái, quy định về bảo hiểm đối với vận động viên tham dự không được nhắc cụ thể trong Điều lệ khung của Đại hội.

Nhận thức rõ về bảo hiểm

Theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP ban hành ngày 7.11.2018 Quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu, ghi rõ: “Vận động viên trước khi được triệu tập đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hợp đồng lao động tại cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu theo quy định của pháp luật”.

Trên thực tế, các gói bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có mức chi trả là không cao do theo quy định về giá trị bảo hiểm. Nhiều đội tuyển thể thao quốc gia không mua các gói bảo hiểm thân thể cho huấn luyện viên, vận động viên ở các chương trình bảo hiểm khác ngoài bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do chi phí lớn.

Tại Giải Bóng chuyền Vô địch Quốc gia 2023, đội bóng được chế độ bảo hiểm “xịn” nhất là đội nữ Ngân hàng Công Thương (Vietinbank). Thực tế, những gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội có chi phí vừa phải nên chi trả cho trường hợp vận động viên gặp chấn thương là không cao.

Trong khi đó, thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đang có hai đơn vị đưa ra các gói bán bảo hiểm dành cho thể thao chuyên biệt. Một đơn vị trong số đó đang ký kết với Ban tổ chức Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia (V.League) và thực hiện được 6 năm liên tiếp.

Đơn vị còn lại đã có gói bảo hiểm dành cho vận động viên thể thao ở các môn điền kinh, bơi, cầu lông, bóng bàn, tennis, hoạt động đi bộ đường dài hay đua xe đạp thể thao, đua ngựa, bóng đá, boxing, leo núi thể thao, đua thuyền rowing, canoeing, đua thuyền truyền thống, nhảy dù, dù lượn với mức phí bảo hiểm từ 10 triệu đồng cho tới 500 triệu đồng (tùy theo gói). Về thực tế, không nhiều đơn vị ở lĩnh vực này ra đời các gói bảo hiểm đối với thể thao vì người chịu bỏ tiền mua bảo hiểm thể thao không nhiều.

Lợi ích của việc mua bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân đều được mọi người hiểu nhưng rào cản lớn nhất là vận động viên thuộc đối tượng có thu nhập không cao nên tự mua bảo hiểm thêm cho mình vẫn là điều xa xỉ.

Tiến sĩ Dương Đức Thuỷ - nguyên Trưởng bộ môn điền kinh (Tổng cục Thể dục Thể thao)

- Tôi muốn nói rằng, mức độ chuyên nghiệp hóa của vận động viên chúng ta khá chậm. Vận động viên có mấy khi quan tâm đến bảo hiểm đâu, có vấn đề thì mới bắt đầu để ý đến. Bản thân nhiều người được mua bảo hiểm y tế và xã hội cũng không nắm được rõ bảo hiểm ở mức độ nào. Ngoài ra, việc tập luyện và thi đấu trong nước sẽ khác khi thi đấu ở nước ngoài. Có một vài giải đấu, một vài quốc gia, một vài hệ thống giải quốc tế, ban tổ chức yêu cầu vận động viên khi tham dự phải có bảo hiểm (có thể là bảo hiểm du lịch…). Đó cũng là tầm quan trọng của bảo hiểm.

Ngay cả khi chúng ta mua bảo hiểm sức khoẻ, không ai mong muốn ngày mai mình sử dụng ngay. Việc mua bảo hiểm được xem là sự chủ động để dự phòng. Vận động viên bây giờ phải biết quan tâm, chăm lo đến sức khỏe của bản thân mình.

Tôi lấy ví dụ, nhiều vận động viên điền kinh tham dự một giải đấu (giải phong trào) cũng không biết số tiền mình bỏ ra để mua số bib (số áo chạy) đã bao gồm bảo hiểm hay chưa. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam hay khuyến cáo vận động viên hạn chế các giải không chính thống, hay nói cách khác là không tham gia các giải đấu có mức độ an toàn không cao.

Các tuyển thủ quốc gia đều là những người được đào tạo một cách bài bản, chính thức, nhưng tôi cho rằng, kinh nghiệm của họ vẫn còn ít. Chẳng hạn như thi đấu giải chạy trên Đà Lạt thì điều kiện thế nào, nhiệt độ ra sao, họ thường ít khi đánh giá mức độ an toàn cũng như việc đã được rèn luyện thích nghi với điều kiện chưa, hoặc đơn giản là có bảo hiểm hay không.

Tôi cho rằng, muốn thay đổi nhận thức của vận động viên cần nhiều thời gian, nhiều nhóm vấn đề, không thể tuyên truyền theo kiểu ngày 1, ngày 2 được. AN NGUYÊN ghi

Bảo hiểm cho vận động viên chưa được chú trọng

Theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhiều doanh nghiệp không mặn mà với đối tượng khách hàng là các vận động viên.

Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp chưa có định hướng phát triển sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành riêng cho vận động viên với nhiều lý do như tập khách nhỏ, ngoài ra, các vận động viên chuyên nghiệp tham gia tập luyện/thi đấu các môn thể thao mạo hiểm thì có rủi ro rất cao, vì vậy đối tượng khách hàng này bị loại trừ.

Trao đổi với Lao Động, đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC) cho biết, sau quá trình thực hiện nghiên cứu và khảo sát, MIC nhận thấy, thể thao vẫn tiềm ẩn những nguy cơ như chấn thương hoặc tai nạn không mong muốn trong quá trình thi đấu, đặc biệt tại các giải đua địa hình, thi đấu đối kháng…

Với mong muốn đồng hành cùng các dự án phát triển thể thao cộng đồng, MIC cung cấp giải pháp bảo vệ cho VĐV với chương trình bảo hiểm Olympic, với quyền lợi bảo vệ lên đến 500 triệu đồng. Chương trình được thiết kế linh động và áp dụng cho nhiều hình thức thi đấu như marathon, bơi lội, hiking, cầu lông, tennis, bóng bàn… Minh Ánh

Vận động viên nhận thức thế nào về bảo hiểm thân thể?

Vận động viên Vũ Thành An - đội tuyển đấu kiếm Việt Nam

- Trong lúc tập luyện và thi đấu, tôi được cơ quan chủ quản hỗ trợ đóng 2 bảo hiểm y tế và xã hội. Ngoài ra, tôi có mua cho bản thân một số bảo hiểm ngoài nữa, đó là bảo hiểm cá nhân. Việc có thêm bảo hiểm ngoài rất quan trọng. Nếu mua bảo hiểm ngoài có thể sẽ được chi trả một phần khi bất ngờ gặp rủi ro trong thi đấu. Với vận động viên đấu kiếm, chấn thương khá ít vì chúng tôi có đồ bảo hộ. Dù vậy, tôi vẫn mua thêm bảo hiểm để phòng tránh rủi ro cho mình.

Cựu vận động viên Phạm Phước Hưng - đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam

- Trước đây khi còn thi đấu chuyên nghiệp, tôi chỉ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, lúc đó chưa có bảo hiểm xã hội, còn bây giờ các vận động viên đã được đóng 2 loại bảo hiểm là y tế và xã hội. Thực tế, bản thân tôi hồi đó chưa ý thức được vấn đề mua bảo hiểm để tránh rủi ro. Sau này, tôi mới hiểu được tầm quan trọng của nó. Môn thể dục dụng cụ có nhiều động tác nhào lộn phức tạp, dễ xảy ra chấn thương, hoặc một số môn tốc độ như xe đạp... khả năng chấn thương cao, đòi hỏi vận động viên phải tập luyện trên trang thiết bị an toàn, tập từ cơ bản đến độ khó tăng dần, không được phép chủ quan. Từ vụ việc đáng tiếc ở môn thể dục dụng cụ vừa qua, tôi nghĩ các vận động viên khác nên trang bị thêm cho mình bảo hiểm thân thể. Nhưng cũng cần nhìn vào thực tế rằng, không phải ai cũng có điều kiện để đóng bảo hiểm, phụ thuộc vào kinh tế và thu nhập của mỗi người.

Vận động viên Đinh Thị Bích - đội tuyển điền kinh Việt Nam

- Khi tập trung đội tuyển thì Trung tâm Huấn luyện Thể thao gia sẽ đóng bảo hiểm y tế và xã hội. Còn khi không tập trung, đơn vị chủ quản của tôi là Nam Định sẽ mua bảo hiểm theo quy định. Tôi hiểu rõ được những rủi ro có thể gặp phải, vì thế mà tôi đã chủ động mua thêm bảo hiểm thân thể từ cách đây 3-4 năm, duy trì đến bây giờ. Mỗi năm, tôi đóng thêm tiền bảo hiểm khoảng chừng 12-13 triệu đồng, đóng theo từng quý.

Vận động viên Nguyễn Thị Phương - đội tuyển karate Việt Nam

- Ngoài bảo hiểm y tế và xã hội, tôi cũng tự mua thêm bảo hiểm thân thể để dự phòng cho bản thân, tránh rủi ro khi gặp chấn thương. Tôi nghĩ điều này là cần thiết.

Cầu thủ Đậu Văn Toàn - câu lạc bộ bóng đá Hà Nội

- Trước đây, mỗi thành viên của câu lạc bộ Hà Nội được bầu Hiển tặng 1 năm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Sau đó, các cầu thủ sẽ tiếp tục đóng trong các năm tiếp theo. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã duy trì mua bảo hiểm được 4 năm, mỗi năm rơi vào khoảng 25 triệu đồng. Bản thân tôi đã tìm hiểu kỹ về việc mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro chấn thương, nhất là với một cầu thủ thi đấu liên tục thì điều này là cần thiết.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Có nên bỏ tiền mua nhiều loại bảo hiểm một lúc?

Nhóm PV |

Theo chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh, bên cạnh những ưu điểm của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm bảo hiểm nhân thọ và lựa chọn các quyền lợi phù hợp. Bởi bảo hiểm nhân thọ có tính chất và cách sử dụng hoàn toàn khác các loại bảo hiểm khác.

Những hợp đồng bảo hiểm khổng lồ của vận động viên thế giới

TAM NGUYÊN |

Với thể thao Việt Nam, câu chuyện bảo hiểm có phần ít ỏi, thậm chí xa lạ, nhưng với thế giới, rất nhiều tiền được bỏ ra để bảo hiểm cho những bộ phận cơ thể.

Vận động viên cần được mua bảo hiểm thân thể phòng chấn thương nặng

HOÀI VIỆT |

Ngày 19.12, Liên đoàn thể dục Việt Nam đã thông báo kêu gọi sự chung tay, ủng hộ dành cho trường hợp tuyển thủ đội thể dục dụng cụ trẻ Việt Nam là Nguyễn Minh Triết gặp chấn thương, đang điều trị tại bệnh viện.

Vụ bắt ông Đỗ Thắng Hải: Bất thường cấp phép xăng dầu của Xuyên Việt Oil

Anh Tuấn |

Báo cáo của các thương nhân đầu mối gửi hằng năm đã thể hiện hành vi vi phạm nhưng một số vụ, cục thuộc Bộ Công Thương chưa kịp thời kiểm tra, rà soát, chậm kiến nghị người có thẩm quyền xử lý.

Á hậu Ngọc Hằng kể gặp tình huống khó ở chung kết Hoa hậu Liên lục địa

NHÓM PV |

Lê Nguyễn Ngọc Hằng vừa xuất sắc trở thành Á hậu 2 của Hoa hậu Liên lục địa 2023. Trong buổi trò chuyện cùng báo Lao Động, người đẹp sinh năm 2003 đã tiết lộ về việc chuẩn bị trước cho tình huống gặp phải ở đêm chung kết Hoa hậu Liên lục địa 2023.

Đăng kiểm tại TPHCM tăng nhiệt, có trạm đã vượt 100% công suất

LÂM ANH - ANH TÚ |

Các trung tâm đăng kiểm tại TPHCM đang tăng nhiệt khi lượng xe đến đăng kiểm ngày càng tăng. Hiện đã có trung tâm kiểm định vượt công suất, bắt đầu tăng ca để phục vụ người dân.

Dự kiến thêm nhiều chứng chỉ được miễn thi tốt nghiệp, thí sinh vui mừng

Tuyết Anh |

Thông tin liên quan đến ki thi tốt nghiệp THPT 2024 đang nhận về nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh.

Đau đầu với tuyển sinh thiếu chỉ tiêu lớp chuyên trường thường ở TPHCM

Chân Phúc |

Sau 15 năm triển khai (năm 2008) mô hình lớp chuyên ở trường THPT thường, đến nay những lớp chuyên này vẫn thường xuyên trong tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu.

Tài chính thông minh: Có nên bỏ tiền mua nhiều loại bảo hiểm một lúc?

Nhóm PV |

Theo chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh, bên cạnh những ưu điểm của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm bảo hiểm nhân thọ và lựa chọn các quyền lợi phù hợp. Bởi bảo hiểm nhân thọ có tính chất và cách sử dụng hoàn toàn khác các loại bảo hiểm khác.

Những hợp đồng bảo hiểm khổng lồ của vận động viên thế giới

TAM NGUYÊN |

Với thể thao Việt Nam, câu chuyện bảo hiểm có phần ít ỏi, thậm chí xa lạ, nhưng với thế giới, rất nhiều tiền được bỏ ra để bảo hiểm cho những bộ phận cơ thể.

Vận động viên cần được mua bảo hiểm thân thể phòng chấn thương nặng

HOÀI VIỆT |

Ngày 19.12, Liên đoàn thể dục Việt Nam đã thông báo kêu gọi sự chung tay, ủng hộ dành cho trường hợp tuyển thủ đội thể dục dụng cụ trẻ Việt Nam là Nguyễn Minh Triết gặp chấn thương, đang điều trị tại bệnh viện.