Du lịch Lục Ngạn (Bắc Giang): Vượt qua thách thức hậu COVID-19

THANH HƯƠNG |

Với tiềm năng du lịch bốn mùa, Lục Ngạn (Bắc Giang) hứa hẹn sẽ là một trong những điểm đến nổi bật hút khách của vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều khó khăn để Lục Ngạn phát triển theo mô hình du lịch sinh thái cộng đồng sau dịch COVID-19, thu hút khách tham quan và trải nghiệm quanh năm. 

Phấn đấu đón 1 triệu lượt khách đến năm 2025

Lục Ngạn được biết đến là một vùng đất rộng lớn, khí hậu ôn hòa, mát mẻ đã tạo điều kiện thuận lợi để nơi đây trở thành một vùng cây ăn quả trù phù với nhiều sản vật trái cây thơm ngon. Trong chu kỳ một năm, Lục Ngạn có 4 mùa hoa trái để đón khách du lịch tham quan, trải nghiệm. Đáng chú ý, mùa hè đến cũng là mùa vải thiều chín, Lục Ngạn đón nhiều thương nhân ở trong và ngoài nước, khách du lịch, người lao động khắp nơi về đây để mua bán, tham quan, trải nghiệm, tham gia các hoạt động trong vụ thu hoạch vải thiều.

Vùng đất Lục Ngạn cũng giàu truyền thống lịch sử văn hóa, lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa phi vật thể như dân ca Sán Chí xã Kiên Lao, dân ca Cao Lan xã Đèo Gia, hát Then của dân tộc Tày Nùng được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia…

Bên cạnh đó, Lục Ngạn còn sở hữu nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như hồ Cấm Sơn được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”, hồ Khuôn Thần thơ mộng, yên bình; hồ làng Thum, hồ Bầu Lầy ẩn mình trong các ngôi làng; suối Cặm, suối Đấy, suối Tà Cang hoang sơ, kỳ vĩ… Chưa kể, Lục Ngạn còn có 3 làng nghề truyền thống gồm Làng nghề mì Chũ (xã Nam Dương); Làng nghề rượu men lá xã Kiên Thành và Làng nghề cây cảnh thông Bồng 1 (xã Thanh Hải).

Theo đánh giá của ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), trong hai năm qua, du lịch của Lục Ngạn (Bắc Giang) nói riêng, cả nước nói chung đã gặp ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19. Do đó, để khôi phục, phát triển du lịch, từ cuối năm 2021 đến nay, huyện Lục Ngạn luôn có nhiều giải pháp từ công tác tuyên truyền quảng bá, học tập kinh nghiệm, đầu tư hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch đến huy động và nâng cao ý thức, hiểu biết của người dân khi tham gia làm du lịch.

“Những lợi thế trên là điều kiện thuận lợi để Lục Ngạn phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, thu hút khách tham quan, trải nghiệm quanh năm, trải rộng tại các địa phương trong toàn huyện” - ông La Văn Nam nhấn mạnh.

Trước mắt, để đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hơn, UBND huyện phát động Chương trình du lịch “Hương sắc mùa hè Lục Ngạn 2022” để quảng bá, mời gọi du khách về Lục Ngạn tham quan, trải nghiệm tại các vườn cây, ngắm cảnh đẹp, thưởng thức những trái vải thiều đặc sản thơm ngon - một trong những loại trái cây được xác lập là 1 trong 10 món sản vật đạt giá trị kỷ lục Đông Nam Á năm 2018. Đây được xem là một chương trình đặc biệt, theo hướng đi rất mới của Lục Ngạn trong phát triển du lịch.

UBND huyện cũng đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu hút khoảng 1 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch, dịch vụ du lịch đạt khoảng 100 tỉ đồng; tạo việc làm cho từ 300 đến 500 người trong lĩnh vực du lịch; 100% lao động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản liên quan đến công tác quản lý, tuyên truyền, quảng bá, hoạt động du lịch. Định hướng đến năm 2030, cơ bản hoàn thành 2 khu du lịch gồm Khu đô thị, du lịch sinh thái, thể thao hồ Khuôn Thần và Khu du lịch văn hóa - tâm linh chùa Am Vãi.

Chưa tương xứng với tiềm năng

Ông Nguyễn Tiến Đạt - CEO AZA Travel, Phó Chủ tịch CLB Du lịch Thủ đô nhìn nhận, Lục Ngạn cần xem xét và xây dựng những chiến lược mới, mang lại hiệu quả tối ưu, nhất là tận dụng tiềm năng sẵn có. Vì thế, nếu biết cách đầu tư và phát triển đúng định hướng, huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung sẽ trở thành trung tâm du lịch mới của khu vực miền Bắc Việt Nam, thu hút không chỉ du khách nội địa mà cả quốc tế tìm về.

Ông Nguyễn Tiến Đạt cũng đề xuất, ngoài việc giữ gìn cảnh quan, môi trường, tỉnh Bắc Giang cần tạo điều kiện cũng như mời gọi các nhà đầu tư đến khai thác các mô hình dịch vụ du lịch như chèo thuyền kayak, bể bơi nổi, hoạt động kinh tế đêm, xây dựng và nâng cấp các khu lưu trú...

Cùng đồng quan điểm, bà Bùi Thanh Hiền - Phó Trưởng phòng Xúc tiến du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội chỉ ra rằng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tại Lục Ngạn vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ lượng khách đông. Vì thế, huyện Lục Ngạn cần phối hợp và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như phát triển các loại hình du lịch đa dạng, trải nghiệm để có thể kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Giám đốc Công ty Du lịch Sun Smile Travel Vietnam - Dương Thanh Hằng - cho biết thêm, cần chú trọng vào mạng lưới giao thông giữa các điểm đến, các nhà hàng ăn uống, phục vụ còn thiếu và yếu, thậm chí hướng dẫn viên du lịch hoạt động tại địa bàn gần như không có.

Phát huy thế mạnh 4 mùa, UBND huyện tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình du lịch mang nét riêng của Lục Ngạn: “Lục Ngạn hoa mùa xuân” khai thác mùa hoa mận, hoa đào, hoa vải thiều, hoa cam, bưởi; Chương trình du lịch “Hương sắc mùa hè” khai thác thế mạnh mùa thu hoạch vải thiều; “Lục Ngạn mùa thu vàng, mùa quả chín” với các triền đồi bạt ngàn cam bưởi kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; Du lịch “Hồ trên núi” tập trung vào khu du lịch sinh thái hồ Cấm Sơn, trải nghiệm các món ăn đặc sản vùng cao; “Trên đỉnh non thiêng” gắn với di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Am Vãi…

THANH HƯƠNG 
TIN LIÊN QUAN

Du lịch nông nghiệp Đắk Lắk: “Mảnh đất” màu mỡ bị bỏ lửng

Phương Nhiên |

Đắk Lắk hiện là địa phương có diện tích canh tác nông nghiệp lớn nhất nhì cả nước. Nơi đây cũng có một “mảnh đất” vô cùng mỡ màu và rộng lớn khác mang tên du lịch nông nghiệp. Nhưng bao năm qua, người dân Đắk Lắk vẫn không mấy mặn mà “canh tác” trên “mảnh đất” giàu tiềm năng này.

Ngành du lịch Quảng Nam thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng

Thanh Chung |

Quảng Nam - Ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đang từng bước phục hồi sau đại dịch COVID-19, tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực thiếu trầm trọng, nhiều doanh nghiệp thiếu 80% lao động.

Cần Thơ hứa hẹn bùng nổ Ngày hội du lịch "Văn hoá Chợ nổi Cái Răng" 2022

Yến Phương |

Cần Thơ - Ngày hội du lịch "Văn hoá Chợ nổi Cái Răng" lần thứ VI năm 2022 với chủ đề "Bảo tồn và phát triển văn hoá Chợ nổi Cái Răng" diễn ra trong 3 ngày từ ngày 8 - 10.7, cùng nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc hứa hẹn “bùng nổ” sau 2 năm đại dịch.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Du lịch nông nghiệp Đắk Lắk: “Mảnh đất” màu mỡ bị bỏ lửng

Phương Nhiên |

Đắk Lắk hiện là địa phương có diện tích canh tác nông nghiệp lớn nhất nhì cả nước. Nơi đây cũng có một “mảnh đất” vô cùng mỡ màu và rộng lớn khác mang tên du lịch nông nghiệp. Nhưng bao năm qua, người dân Đắk Lắk vẫn không mấy mặn mà “canh tác” trên “mảnh đất” giàu tiềm năng này.

Ngành du lịch Quảng Nam thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng

Thanh Chung |

Quảng Nam - Ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đang từng bước phục hồi sau đại dịch COVID-19, tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực thiếu trầm trọng, nhiều doanh nghiệp thiếu 80% lao động.

Cần Thơ hứa hẹn bùng nổ Ngày hội du lịch "Văn hoá Chợ nổi Cái Răng" 2022

Yến Phương |

Cần Thơ - Ngày hội du lịch "Văn hoá Chợ nổi Cái Răng" lần thứ VI năm 2022 với chủ đề "Bảo tồn và phát triển văn hoá Chợ nổi Cái Răng" diễn ra trong 3 ngày từ ngày 8 - 10.7, cùng nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc hứa hẹn “bùng nổ” sau 2 năm đại dịch.