Cần Thơ phát triển du lịch gắn với kinh tế ban đêm

Mai Hương - Thành Nhân |

Tại TP.Cần Thơ, kinh tế ban đêm được xem là một trong những giải pháp quan trọng tăng sức hút với du khách, góp phần kéo dài thời gian lưu trú, phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, kinh tế ban đêm còn được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Tín hiệu sáng

TP.Cần Thơ là đầu mối giao thông của khu vực và có nhiều cơ sở lưu trú đạt chuẩn 3 - 5 sao nên được du khách chọn là điểm dừng chân khi bắt đầu cũng như kết thúc chuyến du lịch tại các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng trong nhiều năm qua, địa phương chưa tạo được sản phẩm hấp dẫn phục vụ nhu cầu cho du khách lưu trú lại ban đêm. Do vậy việc tổ chức những hoạt động về đêm sẽ là điểm nhấn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Trong những năm qua kinh tế ban đêm ở Cần Thơ đã hình thành dựa trên nhu cầu và tập trung ở 3 hoạt động chính là: Các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ; ngoại lệ các tụ điểm Karaoke- quán bar… hoạt động tới 3h sáng và kinh doanh siêu thị - thời trang - mỹ phẩm.  Một số hoạt động nổi bật về ban đêm tại Cần Thơ là chợ đêm Ninh Kiều trên đường Võ Văn Tần - Nguyễn Thái Học (kinh doanh hàng may mặc, mỹ nghệ...); chợ đêm ẩm thực Cần Thơ trên đường Sông Hậu; tuyến đường chuyên doanh thời trang Nguyễn Trãi, Nguyễn Việt Hồng, Mậu Thân và ẩm thực Đề Thám; hoạt động karaoke...

Tối ngày 30.4 vừa qua, tuyến phố đi bộ Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) đã chính thức ra mắt, hoạt động phục vụ khách địa phương và khách du lịch. Đến nay, số lượng du khách và người địa phương đến tuyến phố vẫn không có dấu hiệu giảm. Theo ghi nhận của phóng viên, vào mỗi cuối tuần, lượng người đến phố đi bộ đông đúc, nhiều hàng quán tập nập mở bán với đa dạng sản phẩm tại các khi phố thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều. Đây là tín hiệu sáng, mang đầy kỳ vọng cho việc phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố này.

Là người dân sinh sống tại Cần Thơ, chị Đỗ Trúc Linh cho biết, bản thân cảm thấy vui mừng khi có những hoạt động về ban đêm tại TP.Cần Thơ. Những hoạt động về đêm sẽ thu hút nhiều người dân và đông đảo du khách, đặc biệt là những người trẻ. Bởi đây là địa chỉ chỉ vui chơi, đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân TP.Cần Thơ cũng như khách du lịch. “Tôi mong rằng, trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động vui chơi giải trí về đêm để giới trẻ chúng tôi có địa điểm vui chơi” chị Linh bày tỏ.

Điểm nhấn cho phát triển du lịch

Ngày 28.4, Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện đã ký Quyết định 1401/QĐ-UBND về việc Phê duyệt “Đề án Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP.Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)”.

Đề án do Sở VHTTDL chủ trì thực hiện, với mục tiêu chung là phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố với quy hoạch, sản phẩm dịch vụ đa dạng, hấp dẫn. Theo đó, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí vào ban đêm cho cư dân của thành phố, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, văn hóa; cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẵn có để phát triển các mô hình kinh tế ban đêm trên địa bàn và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm phục vụ kinh tế ban đêm.

Đồng thời, nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển kinh tế ban đêm; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế ban đêm.

Đề án có lộ trình thực hiện cụ thể. Từ năm 2022 - 2024 triển khai mô hình thí điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều. Kế hoạch triển khai mô hình thí điểm do UBND quận Ninh Kiều thực hiện với các nội dung thí điểm. Đó là tiếp tục duy trì và nâng chất hoạt động; đồng thời cho phép mở rộng khung thời gian hoạt động từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau đối với các hoạt động hiện có như phố hàng rong trên đường Phan Chu Trinh - Phan Bội Châu.

Cũng được hoạt động trắng đêm là chợ đêm Ninh Kiều trên đường Võ Văn Tần - Nguyễn Thái Học (kinh doanh hàng may mặc, mỹ nghệ...); chợ đêm ẩm thực Cần Thơ trên đường Sông Hậu; tuyến đường chuyên doanh thời trang Nguyễn Trãi, Nguyễn Việt Hồng, Mậu Thân và ẩm thực Đề Thám; hoạt động karaoke...

Ngoài ra, thành phố sẽ mời gọi đầu tư đối với các địa điểm có tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm tập trung, như: Khu vực từ cầu đi bộ Ninh Kiều đến đường Trần Phú, khu vực đường Lê Lợi, khu vực rạch Khai Luông từ cầu đi bộ Ninh Kiều đến Nhà lồng 3 của Trung tâm Thương mại Cái Khế thuộc phường Cái Khế. Đó còn là khu vực Lê Bình thuộc phường Hưng Lợi; một phần diện tích của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ.

Đến năm 2024, đánh giá, rút kinh nghiệm thí điểm và chuẩn bị các nguồn lực để phát triển kinh tế đêm toàn thành phố. Năm 2025 sẽ vận hành và nhân rộng mô hình kinh tế ban đêm ở các quận huyện trên toàn thành phố.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, cho biết: trong dịp lễ 30.4 vừa qua, quận Ninh Kiều đã cho ra mắt tuyến phố đi bộ dọc bến Ninh Kiều. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm, được triển khai thí điểm, nhằm tạo điểm nhấn cho phát triển kinh tế và du lịch về đêm của thành phố.

Mai Hương - Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Phú Yên lập phương án quản lý, sử dụng bãi biển để phát triển du lịch

Hoài Luân |

Chiều 17.5, đồng chí Đào Mỹ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp về phương án quản lý, sử dụng bãi biển và mặt nước biển trên địa bàn thành phố Tuy Hòa nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của đô thị, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố.

Thiếu nhân lực khi phát triển du lịch tại chỗ

Lan Nhi |

Nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành đang rơi vào tình trạng thiếu hụt một lực lượng lớn nhân sự sau dịch COVID-19. Không ít doanh nghiệp khi chú trọng phát triển du lịch tại chỗ phải chạy đua, đăng tin tuyển dụng nhân sự với mức lương khủng. 

Trà Vinh: Phát triển du lịch văn hóa Khmer

Hương Mai |

So với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh là nơi có nhiều người Khmer sinh sống đông hơn cả. Do đó, nơi đây có  nền văn hóa phong phú, đa dạng thông qua các hoạt động lễ hội tôn giáo, các loại hình nghệ thuật, ngành nghề truyền thống, mang đậm nét văn hóa đặc trưng riêng.

Bình Định bàn kế phát triển du lịch

Xuân Nhàn |

Ngày 29.4, UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo bàn giải pháp khôi phục, phát triển du lịch trong tình hình mới.

Kiên Giang vượt khó, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Được mệnh danh là “Việt Nam thu nhỏ”, Kiên Giang có rất nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, là một trong những tỉnh đón khách du lịch nhiều nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Phú Yên lập phương án quản lý, sử dụng bãi biển để phát triển du lịch

Hoài Luân |

Chiều 17.5, đồng chí Đào Mỹ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp về phương án quản lý, sử dụng bãi biển và mặt nước biển trên địa bàn thành phố Tuy Hòa nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của đô thị, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố.

Thiếu nhân lực khi phát triển du lịch tại chỗ

Lan Nhi |

Nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành đang rơi vào tình trạng thiếu hụt một lực lượng lớn nhân sự sau dịch COVID-19. Không ít doanh nghiệp khi chú trọng phát triển du lịch tại chỗ phải chạy đua, đăng tin tuyển dụng nhân sự với mức lương khủng. 

Trà Vinh: Phát triển du lịch văn hóa Khmer

Hương Mai |

So với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh là nơi có nhiều người Khmer sinh sống đông hơn cả. Do đó, nơi đây có  nền văn hóa phong phú, đa dạng thông qua các hoạt động lễ hội tôn giáo, các loại hình nghệ thuật, ngành nghề truyền thống, mang đậm nét văn hóa đặc trưng riêng.

Bình Định bàn kế phát triển du lịch

Xuân Nhàn |

Ngày 29.4, UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo bàn giải pháp khôi phục, phát triển du lịch trong tình hình mới.

Kiên Giang vượt khó, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Được mệnh danh là “Việt Nam thu nhỏ”, Kiên Giang có rất nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, là một trong những tỉnh đón khách du lịch nhiều nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.