Gỡ những nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội

Vương Trần |

Sau hơn 7 năm thi hành Luật Nhà ở 2014 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong đó có một số nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội làm nản lòng các nhà đầu tư.

Dự án Luật Nhà ở sửa đổi sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV tới. Đây là một trong những dự án luật nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.

Theo Bộ Xây dựng (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật), sau hơn 7 năm tổ chức thi hành Luật Nhà ở năm 2014, công tác phát triển và quản lý nhà ở đã đạt được những kết quả quan trọng.

Trong đó, những quy định về phát triển nhà ở trong Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA), theo Luật Nhà ở 2014, các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở được đa dạng hóa, tạo điều kiện khuyến khích thu hút của các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư phát triển nhà ở, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản.

Trong luật này cũng đã mở rộng thêm hình thức và đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán với nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư…

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng sau hơn 7 năm thi hành, do các mối quan hệ kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, bên cạnh đó Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai nên Luật Nhà ở năm 2014 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Khu nhà ở của công nhân tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Khu nhà ở của công nhân tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn

Trong đó, về phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng chỉ ra những bất cập như: Việc quy hoạch, bố trí quỹ đất, xác định diện tích đất ở dành để xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...

Quy định về điều kiện lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn chưa thống nhất với quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản... dẫn đến trong thời gian qua việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương bị “ách tắc”, kéo dài.

Quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đủ khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; chưa thống nhất với pháp luật về thuế, đầu tư, đầu tư công...

Bên cạnh đó, quy định cứng phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội để cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng dẫn đến tình trạng quỹ nhà ở xã hội để cho thuê để “trống”, lãng phí. Trong khi đó chủ đầu tư không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn.

Giá bán, giá cho thuê, giá mua nhà ở xã hội chưa tính đến các chi phí hợp lệ, hợp lý khác như chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,... Trong khi lợi nhuận định mức không vượt quá 10% đã làm nản lòng các chủ đầu tư do lợi nhuận thu được quá thấp.

Mặt khác, một số loại hình nhà ở cho các đối tượng chính sách hiện đã chứng minh tính hiệu quả trong thực tiễn nhưng chưa được Luật hoá như: Nhà lưu trú cho công nhân; nhà ở của lực lượng vũ trang...

12,6% tổng số dự án là dự án nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng cho biết, theo số liệu thống kê của 63 địa phương từ năm 2014 đến nay, có tổng số 3.823 dự án xây dựng nhà ở đã được phê duyệt.

Trong đó có 1.216 dự án nhà ở thương mại chiếm khoảng 66,6% tổng số lượng dự án, có 483 dự án nhà ở xã hội chiếm 12.6% tổng số lượng dự án, có 350 dự án nhà ở tái định cư chiếm 9,15% tổng số lượng dự án.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương sẽ phát triển 18.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2023

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương năm 2023, trong đó đặt chỉ tiêu phát triển 18.000 căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng là công nhân lao động.

Chuyên gia: Cần thay đổi tư duy làm nhà ở xã hội

Thanh Thư |

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ diễn biến chậm lại. Tuy nhiên phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân sẽ tăng trưởng bởi dư địa phát triển rất lớn.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Đốc thúc các địa phương tập trung triển khai

Cao Nguyên |

Trước thực tế số lượng nhà ở thực tế chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của người dân, trong đó có công nhân và người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương tập trung triển khai thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Công viên Hà Đông ngủ vùi cả thập kỷ, người dân mong ngóng ngày thi công

Phạm Đông - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Quận ủy Hà Đông được thành phố giao nhiệm vụ chỉ đạo UBND quận Hà Đông đẩy nhanh tiến độ, sớm đề xuất, triển khai đầu tư xây dựng Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.

Liverpool trong vòng xoáy khủng hoảng: Đâu là lối thoát?

Văn An |

Nếu không thể trở lại vào lúc này, mọi chuyện có thể tệ hơn với Liverpool ở cuối mùa giải.

Khoảng 4.000 cây thông non vừa bám rễ ở Đắk Nông lại bị triệt hạ

Phan Tuấn |

Khoảng 4.000 cây thông non ở huyện Đắk Glong (Đắk Nông) được các ngành chức năng tái sinh trong mùa mưa vừa qua đã bị nhổ bỏ, triệt hạ một cách không thương tiếc.

Điểm nhấn Man United 2-2 Leeds: Nỗi nhớ Casemiro

Văn An |

Man United có trận đá bù vòng 8 khó khăn trên sân nhà trước Leeds khi để tuyến giữa của đối thủ bóp nghẹt gần như cả trận đấu.

Quan chức an ninh hàng đầu Nga nói về thủ phạm nổ đường ống Nord Stream

Thanh Hà |

Thư ký Hội đồng An ninh Nga cho hay, Mátxcơva không biết chính xác ai đã phá hủy các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream.

Bình Dương sẽ phát triển 18.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2023

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương năm 2023, trong đó đặt chỉ tiêu phát triển 18.000 căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng là công nhân lao động.

Chuyên gia: Cần thay đổi tư duy làm nhà ở xã hội

Thanh Thư |

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ diễn biến chậm lại. Tuy nhiên phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân sẽ tăng trưởng bởi dư địa phát triển rất lớn.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Đốc thúc các địa phương tập trung triển khai

Cao Nguyên |

Trước thực tế số lượng nhà ở thực tế chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của người dân, trong đó có công nhân và người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương tập trung triển khai thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.