Động đất tại Miền Trung, Tây Nguyên: Chưa xác định rõ nguyên nhân, người dân thiếu cảnh báo

THANH HẢI |

Chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ - kể từ 14h08 ngày 23.8 đến rạng sáng 24.8, tại huyện Kon Plông, Kon Tum đã xảy ra liên tiếp 12 trận động đất. Trong đó, trận đầu tiên xảy ra lúc 14h08, chiều 23.8 có cường độ đến 4,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2km, đã gây dư chấn trên vùng bán kính rộng hàng trăm cây số. Nhiều tỉnh thành lân cận Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Nam và thậm chí nhiều nơi ở TP.Đà Nẵng cũng có hiện tượng rung lắc nhà cửa, làm rúng động người dân thêm một lần nữa...

Động đất mạnh nhất cả trăm năm qua tại Kon Tum

Sáng 24.8, PV Báo Lao Động đã có mặt tại vùng tâm chấn động đất ở Kon Tum, chứng kiến người dân vẫn còn trong tình trạng thất thần, hốt hoảng, chưa hết lo sợ về các trận động đất vừa xảy ra.

Tại thôn Con Cum, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, nhiều người phản ứng bằng cách bỏ chạy thục mạng từ rừng, rẫy để về nhà khi động đất. Về đến nhà,  tiếp tục gặp phải cảnh rung lắc nhà cửa, chao đảo vật dụng nên ôm con nhỏ, vọt ra khỏi nhà, đứng khóc... Dù cả trăm vụ động đất lớn nhỏ đã xảy ra ở khu vực này trong vòng 2 năm qua, nhưng đến nay dân huyện Kon Plông vẫn đang sống trong sợ hãi, ám ảnh như vậy.

Trận động đất 4,7 độ Richter xảy ra chiều 23.8 được đánh giá là động đất lớn nhất kể từ hơn 100 năm qua tại đây. Chị Y Len - thôn Con Cum, xã Măng Cành, huyện Kon Plông - cho biết, khi chị đang đi làm rẫy thì nghe tiếng nổ lớn rung chuyển mặt đất. Quá hoảng sợ, chị vội vã bỏ chạy về nhà. Nhưng khi chị trở về nhà thì cũng xuất hiện nhiều trận động đất khác. Mái tôn rung bần bật, tivi, bàn ghế đổ nghiêng ngả. Chị Len bật khóc, ôm đứa con nhỏ vọt ra khỏi nhà... “Cả đời tôi chưa bao giờ chứng kiến trận động đất lớn như vậy, cảm giác như ngày tận thế đến gần” -chị Len nói.

Một ngày sau trận động đất 4,7 độ richter, người dân ở các xã như Măng Cành, Đăk Tăng, Đăk Rinh, Đăk Nên… sinh sống ở khu vực xung quanh lòng hồ Thủy điện Thượng Kon Tum vẫn ngại chưa dám lên nương rẫy một mình vì lo sợ động đất.

Ông Hồ Hợi - người dân xã Đăk Tăng - cho biết, với những rung chấn nhẹ thì người dân còn ở trong nhà, với những đợt rung lắc mạnh thì người già cũng như trẻ nhỏ đều phải bỏ chạy ra phía ngoài hiên trong đêm tối. Động đất kèm theo mưa lớn khiến khung cảnh thôn làng tiêu điều, xơ xác.

Những người nông dân quanh năm bám thôn làng vốn sống hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nhiên kể từ khi Thủy điện Thượng Kon Tum được xây dựng, tích nước, người dân được dời lên khu tái định cư mới xa nương rẫy thì cuộc sống thêm phần khó khăn.

Những trận động đất liên hồi xảy ra tại Kon Tum được Viện Vật lý địa cầu đánh giá là không quá mạnh. Ngoài trận đầu tiên có cường độ 4,7 Richter thì cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1. 11 trận động đất còn lại chỉ xấp xỉ 2.5 độ Richter - cấp độ rủi ro thiên tai là 0. Với cấp độ 1 rủi ro thiên tai thì động đất chưa gây sập nhà, phá hủy công trình. Những vụ động đất tương tự thế này từng xảy ra khu vực huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước... của Quảng Nam từ 2011-2018, khi tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2.

Tuy vậy, điều khác lạ là dư chấn động đất ở Kon Tum lần này lại lan rộng, xa hàng trăm cây số. Không chỉ các tỉnh lân cận, giáp ranh là Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Nam, mà tại nhiều nơi ở Hội An, Đà Nẵng, nơi cách xa vùng tâm chấn trên 300km cũng cảm nhận rất rõ rung lắc do động đất. Nhiều người dân cho biết rất rõ cảm giác mất thăng bằng, vật dụng bị chao nghiêng...

Nhiều trạm quan trắc, nhưng cảnh báo vẫn... "đi sau" động đất

Ông Lê Như Nhất - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum - cho biết, đến 24.8, Thủy điện Thượng Kon Tum đã lắp đặt 5 trạm quan trắc đo động đất. Một trạm khác đang khảo sát, thiết kế vị trí lắp đặt.

Chủ đầu tư là thủy điện Thượng Kon Tum ký hợp đồng với Viện Vật lý Địa cầu để khảo sát lắp đặt các trạm quan trắc này. Mọi thông tin về động đất rung chấn sẽ được truyền trực tiếp về Viện vật lý Địa cầu để có các đánh giá, nhận xét. Toàn bộ nguồn kinh phí do chủ đầu tư bỏ ra.

Theo ông Nhất, liên tiếp hàng loạt trận động đất vừa qua thì các thủy điện tích nước ở mức bình thường. Hiện chưa thể đánh giá ở mực nước nào thì sẽ gây ra các trận động đất mà cần phải có những nghiên cứu cụ thể.

Dù lắp đủ các trạm quan trắc, đo dư chấn thì người dân vùng động đất vẫn thụ động, biết sau. Bởi, ngay các máy đo, trạm quan trắc này chỉ có dữ liệu sau khi động đất xảy ra. Vì vậy, việc trang bị kiến thức, kỹ năng ứng phó cho dân vùng tâm chấn, vùng có nguy cơ cao do động đất là hết sức cần thiết. Phát tờ rơi, họp dân để phổ biến, hướng dẫn cách ứng phó động đất, thậm chí diễn tập trực quan sự cố động đất gây thảm họa như cách làm của Quảng Nam từ 2012, 2013 là một kinh nghiệm cần học tập.

Không để bà con lo lắng

Đến ngày 24.8, UBND huyện Kon Plông mới phát tờ rơi, băngrôn đưa về các xã nhằm tuyên truyền về động đất.

Ông Mai Xuân Mậu - Chủ tịch UBND xã Măng Cành - cho biết, trong các đợt tuyên truyền về phá rừng, lấn chiếm, xâm hại rừng, cán bộ xã có lồng ghép thêm chương trình về động đất. Sáng sớm hoặc chiều tối, cán bộ xã mới gặp được bà con để tuyên truyền, do cả ngày bà con bận đi làm rẫy nên công tác vận động còn gặp khó khăn.

“Động đất xảy ra thường xuyên, xã động viên bà con bình tĩnh, tránh hoang mang, lo sợ làm tình hình thêm rối ren. Chính quyền không thể nào bỏ bà con lại trong cơn thiên tai, hoạn nạn. Hiện nay động đất nhiều quá đôi khi lại trở thành quen” - ông Mậu chia sẻ.

Để ứng phó với thực trạng động đất liên tục, ngay từ chiều qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các bộ: Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Vật lý Địa cầu... yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả, tập trung hàng loạt các nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo an toàn cho dân và công trình.

THANH HẢI
TIN LIÊN QUAN

Xác định nguyên nhân ban đầu gây 12 trận động đất liên hoàn ở Kon Tum

AN AN - TÔ THẾ |

Cơ quan chức năng bước đầu nhận định 12 trận động đất liên tiếp ở khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa nước, thường xảy ra ở nơi nhiều hồ, đập.

Động đất ở Kon Tum: Chưa gây thiệt hại, nhưng không thể chủ quan

Vũ Long |

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho hay, các trận động đất đã xảy ra tại Kon Plong tuy chưa đến mức độ nguy hiểm, nhưng cần tăng cường nghiên cứu, khảo sát, lắp đặt thêm các trạm quan trắc để ứng phó.

Quảng Nam rà soát các công trình hồ đập, giao thông sau động đất ở Kon Tum

Thanh Hải |

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 24.8 đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tập trung rà soát các công trình xây dựng, giao thông, hồ đập thủy điện, thủy lợi... sau hàng loạt vụ động đất ở Kon Tum, gây dư chấn mạnh đến địa phương này.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Xác định nguyên nhân ban đầu gây 12 trận động đất liên hoàn ở Kon Tum

AN AN - TÔ THẾ |

Cơ quan chức năng bước đầu nhận định 12 trận động đất liên tiếp ở khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa nước, thường xảy ra ở nơi nhiều hồ, đập.

Động đất ở Kon Tum: Chưa gây thiệt hại, nhưng không thể chủ quan

Vũ Long |

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho hay, các trận động đất đã xảy ra tại Kon Plong tuy chưa đến mức độ nguy hiểm, nhưng cần tăng cường nghiên cứu, khảo sát, lắp đặt thêm các trạm quan trắc để ứng phó.

Quảng Nam rà soát các công trình hồ đập, giao thông sau động đất ở Kon Tum

Thanh Hải |

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 24.8 đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tập trung rà soát các công trình xây dựng, giao thông, hồ đập thủy điện, thủy lợi... sau hàng loạt vụ động đất ở Kon Tum, gây dư chấn mạnh đến địa phương này.