Định danh cuộc gọi sẽ không chỉ dừng ở các nhà mạng

Khánh An |

Bộ TTTT cho biết việc định danh các cuộc gọi sẽ không chỉ áp dụng cho các cơ quan của Bộ, cho các nhà mạng mà thời gian tới sẽ mở rộng ra các Bộ, ngành khác và các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo thông qua cuộc gọi.

Hơn 570 cuộc gọi phản ánh lừa đảo mỗi ngày

Một trong những chiêu thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất trong thời gian qua được Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) cảnh báo là giả danh cơ quan Nhà nước, công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện lừa đảo.

Ở Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng đài 5656/156 của Bộ TTTT đã tiếp nhận hơn 570.000 phản ánh, trong đó có hơn 104.000 phản ánh về các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo (chiếm khoảng 18% tổng số phản ánh). Tính trung bình theo ngày, có hơn 570 cuộc gọi, tin nhắn phản ánh lừa đảo từ người dân.

Theo Cục An toàn thông tin, các đối tượng giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện hăm dọa và lừa đảo thường sử dụng các chiêu trò và phương pháp nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Đối tượng sẽ sử dụng số điện thoại giả mạo, có thể hiển thị số điện thoại của cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc tòa án trên màn hình điện thoại của người dân.

Đối tượng cũng sẽ sử dụng các cách thức đe dọa, áp lực tâm lý như khống chế, hăm dọa, nói dối về việc có liên quan đến các vụ án đang điều tra để tạo áp lực và đánh vào sợ hãi của nạn nhân. Đối tượng sẽ yêu cầu người dân chuyển tiền vào một tài khoản cụ thể hoặc cung cấp thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, số căn cước công dân, mã số bảo mật và các thông tin nhạy cảm khác. Điều này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dân.

Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh việc tập trung triển khai các quy định của pháp luật, vừa qua, Bộ TTTT đã đã chỉ đạo Cục Viễn thông triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ TTTT. Đồng thời, cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT…

Cụ thể, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân từ các đơn vị thuộc Bộ TTTT gồm: Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”.

Các số điện thoại của doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng. Chẳng hạn như tên định danh VNPT, VinaPhone của nhà mạng VinaPhone, VIETTELCSKH của nhà mạng Viettel, FPT SHOP của nhà mạng FPT, hay LOCAL của nhà mạng ASIM…

Người dân cần trang bị kiến thức để phòng chống các cuộc gọi lừa đảo.  Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân cần trang bị kiến thức để phòng chống các cuộc gọi lừa đảo. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành và người dân

Thứ trưởng Bộ TTTT - Phạm Đức Long cho biết, đây là động thái làm gương của Bộ TTTT trong việc thực hiện gắn tên định danh cho các số điện thoại tương tác với người dân. Ngoài ra, Thứ trưởng Long yêu cầu Cục Viễn thông dự thảo văn bản đề nghị các bộ, ngành khác như công an, tòa án, ngân hàng... thực hiện việc gắn tên định danh cho các số điện thoại của cơ quan mà có liên hệ, giao dịch với người dân.

Để ngăn chặn tối đa tình trạng phát tán cuộc gọi rác trên không gian mạng, theo Thứ trưởng Bộ TTTT, cần sự chủ động vào cuộc của cơ quan, tổ chức có liên quan và của chính người dân. Các cơ quan, tổ chức cần chủ động triển khai các biện pháp, các số điện thoại chính thống, kênh liên lạc chính thống, phổ biến tuyên truyền đến người sử dụng.

Bộ Công Thương, Bộ VHTTDL có các biện pháp xử lý, ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị cung ứng dịch vụ, sản phẩm khi thực hiện quảng cáo qua các kênh không được phép - bao gồm việc thuê/sử dụng cuộc gọi quảng cáo không được đăng ký theo quy định. “Các nhà mạng di động đã thử nghiệm và sẵn sàng triển khai giải pháp hiển thị tên định danh từ các cuộc gọi quảng cáo theo quy định” - Thứ trưởng Long cho biết.

Về phía người dân, ông Nguyễn Hưng - Đồng sáng lập Dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, khi nhận được những cuộc gọi tự xưng là cơ quan nhà nước, công an, ngân hàng... người dân cần giữ bình tĩnh, không bị đánh lừa bởi áp lực tâm lý và đe dọa. Người dân cần tự xác minh danh tính và thông tin của người gọi bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức của cơ quan đó hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan qua các kênh chính thức. Đặc biệt, người dân không cung cấp thông tin cá nhân hay tiền bạc qua điện thoại, email hoặc các phương tiện truyền thông khác.

“Nếu bạn nhận được cuộc gọi đe dọa hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, hãy thông báo ngay cho cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ và tư vấn. Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không yêu cầu bạn chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin nhạy cảm qua điện thoại một cách đột ngột mà không có văn bản thông báo trước” - ông Hưng cho biết.

Khánh An
TIN LIÊN QUAN

Nhà mạng có tên định danh để phòng chống lừa đảo nhưng dân phải chủ động

Lê Thanh Phong |

Từ 27.10, cuộc gọi của các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT tới khách hàng sẽ hiển thị tên định danh của nhà mạng.

Từ hôm nay, cuộc gọi của các nhà mạng sẽ có tên định danh để phòng chống lừa đảo

KHÁNH AN |

Từ hôm nay 27.10, cuộc gọi của các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT tới khách hàng sẽ hiển thị tên định danh của nhà mạng.

Yêu cầu xử lý các nhân viên nhà mạng kích hoạt sim hộ đại lý

KHÁNH AN |

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông di động về việc sim được bán và kích hoạt tại các đại lý.

Vợ chồng vướng vòng lao lý, bệnh viện triệu USD tại Nghệ An bỏ hoang

QUANG ĐẠI |

Bệnh viện Đa khoa Thành An - Sài Gòn tại TP Vinh (Nghệ An) được đầu tư hàng chục triệu USD, sau khi đi vào hoạt động một thời gian đã cửa đóng then cài từ năm 2018.

Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra vụ rác thải biển ô nhiễm môi trường ở Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương chỉ đạo kiểm tra tình trạng người dân làm vệ sinh lồng bè nuôi tôm hùm rồi vứt bỏ toàn bộ dàn lưới mùng và rác thải nhựa xuống biển.

Nhu cầu các thị trường dệt may đều giảm

Quý An |

9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 29,7 tỉ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 40% thị phần của ngành dệt may nước ta, sau đó là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Trắng đêm trên đại công trường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

Nguyễn Tùng |

Những ngày này trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ việc thi công được thực hiện 3 ca liên tục, chạy đua với thời gian để hoàn thành dự án trước 20.12.2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đề xuất giao nhà đầu tư tiếp tục thi công Dự án Vành đai 2,5 chậm 13 năm

Tùng Giang |

UBND quận Hoàng Mai vừa đề xuất TP Hà Nội gia hạn thực hiện hợp đồng cho nhà đầu tư dự án đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A). Thực tế hiện nay, dự án này đã chậm tiến độ 13 năm gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Nhà mạng có tên định danh để phòng chống lừa đảo nhưng dân phải chủ động

Lê Thanh Phong |

Từ 27.10, cuộc gọi của các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT tới khách hàng sẽ hiển thị tên định danh của nhà mạng.

Từ hôm nay, cuộc gọi của các nhà mạng sẽ có tên định danh để phòng chống lừa đảo

KHÁNH AN |

Từ hôm nay 27.10, cuộc gọi của các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT tới khách hàng sẽ hiển thị tên định danh của nhà mạng.

Yêu cầu xử lý các nhân viên nhà mạng kích hoạt sim hộ đại lý

KHÁNH AN |

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông di động về việc sim được bán và kích hoạt tại các đại lý.