Điện Biên: Xuất hiện tình trạng sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông cục bộ

Theo TTXVN |

Ông Đào Đức Thụy, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên cho biết: Từ ngày 23.6, do chịu ảnh hưởng rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23 đến 25 độ Vĩ Bắc kết hợp với xoáy thấp phát triển lên đến độ cao 5000m trên khu vực phía Bắc nên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có mưa rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to.

Một điểm sạt lở trên tuyến đường Km45 đi Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (ảnh tư liệu). Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Một điểm sạt lở trên tuyến đường Km45 đi Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (ảnh tư liệu). Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Tổng lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 23.6 đến sáng 24.6 tại một số nơi như: Thuỷ văn Mường Lay 43mm, Khí tượng Mường Lay 42mm, đèo Pha Đin 35mm, huyện Tuần Giáo 33mm; đo mưa tự động tại Tả Phình 44mm, Mường Tùng 25mm.

Hiện tại, rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23 - 25 độ Vĩ Bắc, trên khu vực phía Bắc vẫn tồn tại xoáy thấp phát triển lên đến độ cao 5.000m. Dự báo, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với xoáy thấp đang có xu hướng hoạt động mạnh dần, từ ngày 24.6 đến ngày 26.6, tỉnh Điện Biên tiếp tục có mưa rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. 

Cảnh báo lũ, lũ quét trên các sông suối và sạt lở đất có khả năng xảy ra trong phạm vi toàn tỉnh. Đặc biệt, tại các địa phương như huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo, thị xã Mường Lay và vùng lân cận nguy cơ xảy ra lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất là rất cao. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai thuộc cấp độ 1. 

Theo khảo sát của phóng viên, từ ngày 23.6 tình trạng sạt lở đất đá đã xảy ra ở một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ như: Quốc lộ 12, tỉnh lộ 4H… gây cản trở, ách tắc giao thông cục bộ; một số con sông, suối lớn mực nước đã dâng cao và lưu lượng nước đổ về có chiều hướng tăng mạnh. 

Để chủ động phòng chống thiên tai, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế, bảo đảm tính mạng người dân, hiện nay các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung khẩn trương triển khai công tác phòng chống thiên tai, lũ bão trong mùa mưa năm; đặc biệt tập trung rà soát, di chuyển các hộ sớm di dời khỏi vùng, vị trí xung yếu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ lụt cao nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản trong mùa mưa lũ.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân không được ra sông, suối vớt củi, đi chăn thả gia súc, gia cầm gần khu vực sông suối khi mưa lũ xảy ra, tránh thiệt hại đáng tiếc về người. 

Từ đầu năm 2018, các địa phương trên toàn tỉnh Điện Biên đã tập trung rà soát, lập hồ sơ, đề nghị hỗ trợ di chuyển các hộ dân tại các khu vực, địa điểm xung yếu sớm di dời, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản trong mùa mưa lũ.

Chính quyền địa phương đã ưu tiên, bố trí quỹ đất để các hộ dân thuộc diện phải di dời có đất chuyển đến, ổn định cuộc sống, phát triển sinh kế. Tuy nhiên, do tập quán, thói quen nên hiện nay vẫn còn không ít hộ dân sinh sống gần khe suối, dưới vách taluy, trên sườn núi có kết cấu địa chất yếu, có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét cần phải di dời.


Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN

Trên 786km sạt lở đặc biệt nguy hiểm uy hiếp đồng bằng sông Cửu Long: Chính phủ chi 1.500 tỉ để khắc phục

khánh vũ |

Thông tin này được công bố tại hội nghị giới thiệu bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa được tổ chức mới đây (chiều 18.6), dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng. 

Dự báo thời tiết ngày 24.6: Bắc Bộ đón mưa rào trên diện rộng

B. H |

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với xoáy thấp đang có xu hướng hoạt động mạnh dần, từ nay đến ngày 26.6 ở Bắc Bộ có mưa rào và dông trên diện rộng.

Sạt lở bủa vây An Giang: Chính danh thủ phạm là “nhân tai”

LỤC TÙNG |

Không chỉ uy hiếp từ đầu sông đến cuối sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, mới đầu mùa mưa, nhưng sạt lở lại dồn dập đang tấn công đến các kênh, rạch các huyện, thị, thành phố với tốc độ khủng khiếp. Điều đáng lo hơn là, sự bùng nổ này không chỉ do thiên nhiên “nổi giận” như cách nói hình tượng của các nhà môi trường, mà do chính con người đã tạo ra.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Trên 786km sạt lở đặc biệt nguy hiểm uy hiếp đồng bằng sông Cửu Long: Chính phủ chi 1.500 tỉ để khắc phục

khánh vũ |

Thông tin này được công bố tại hội nghị giới thiệu bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa được tổ chức mới đây (chiều 18.6), dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng. 

Dự báo thời tiết ngày 24.6: Bắc Bộ đón mưa rào trên diện rộng

B. H |

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với xoáy thấp đang có xu hướng hoạt động mạnh dần, từ nay đến ngày 26.6 ở Bắc Bộ có mưa rào và dông trên diện rộng.

Sạt lở bủa vây An Giang: Chính danh thủ phạm là “nhân tai”

LỤC TÙNG |

Không chỉ uy hiếp từ đầu sông đến cuối sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, mới đầu mùa mưa, nhưng sạt lở lại dồn dập đang tấn công đến các kênh, rạch các huyện, thị, thành phố với tốc độ khủng khiếp. Điều đáng lo hơn là, sự bùng nổ này không chỉ do thiên nhiên “nổi giận” như cách nói hình tượng của các nhà môi trường, mà do chính con người đã tạo ra.