Đi về phía tâm dịch để thấy những đóng góp, nỗ lực của ngành Giáo dục

NHÓM PV |

* Hôm nay (13.11) trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021.

Tác nghiệp ngay trong tâm dịch, phóng viên Báo Lao Động cảm nhận được sâu sắc những đóng góp của lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 để thực hiện tuyến bài “Đi về phía tâm dịch” dự Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021...

Trên chiến trường không khói súng này, bên cạnh đội ngũ y bác sĩ thì các tình nguyện viên là sinh viên, các thầy cô giáo và các trường học cũng đã góp một phần không nhỏ. Có thể thấy cùng với cả hệ thống chính trị, giáo dục chưa bao giờ “đứng ngoài” trong cuộc chiến chống COVID-19.

Tình nguyện viên giáo dục có mặt khắp các chiến tuyến

“Đi về phía tâm dịch” - loạt 3 bài đăng trên Lao Động điện tử từ 2-4.9.2021, là những câu chuyện được phóng viên Báo Lao Động ghi lại hết sức chân thực về những giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh tham gia chống dịch COVID-19 nói chung và đặc biệt là tại tâm dịch TPHCM. Trong đó, những đảng viên, quần chúng ưu tú của Đảng vẫn nỗ lực, học tập, rèn luyện và cống hiến trong tâm dịch.

Họ không chỉ là các giảng viên ngành Sức khoẻ ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu mà còn là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi rời giảng đường “xách balô lên đường” chống dịch. Những thanh niên tình nguyện tuổi 16 - 17 với nhiệt huyết của tuổi trẻ quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch.

Những sinh viên, học sinh “gác bút nghiên”, rời xa vòng tay cha mẹ để đi về phía tâm dịch, chấp nhận những khó khăn, thử thách. Đó là khi các em vừa chống dịch, ngày học trực tuyến, tối vào mặt trận chống dịch, vừa hoàn thành khoá luận… Hay sinh viên từng là F0 xung phong vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19…

Đó còn là hàng nghìn nhà giáo, tạm biệt giảng đường thân thuộc, bỏ lại những trang giáo án còn dang dở, họ lao vào tâm dịch bằng tất cả tình yêu thương và bằng trái tim nghề giáo.

Trong tâm dịch, mỗi giáo viên, giảng viên lại có những cách đóng góp khác nhau: Người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, người lo công tác hậu cần, người hỗ trợ mai táng cho những bệnh nhân xấu số… Ở phía hậu phương, các giảng đường trở thành khu cách ly, bếp ăn yêu thương. Các nhà khoa học miệt mài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng chống dịch bệnh… Tất cả những đóng góp đó, dù với cương vị nào cũng thật cao quý, trân trọng.

Ý chí của đoàn kết và quyết tâm

Trong cuộc chiến ấy, đã không ít cuộc hội ngộ của những chiến hữu. Họ là những con người đã đi qua các chiến tuyến, từ tâm dịch Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang rồi gặp nhau tại TPHCM.

Người Bắc, người Trung, người Nam nhưng họ có chung trái tim yêu thương và khát vọng cống hiến. 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã đem đến rất nhiều khó khăn, thử thách cho toàn xã hội. Mặc dù vậy, đây cũng là quãng thời gian chúng ta nhìn thấy rất rõ tình người, sự dũng cảm, bản lĩnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Suốt 2 năm, toàn Đảng, toàn dân đã cùng đồng lòng chiến đấu với đại dịch.

Và dù có là tâm dịch Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM hay bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam sẽ đều vượt qua được cơn “bạo bệnh” vì sức mạnh của lòng nhân ái, của đoàn kết và của tình nghĩa đồng bào.

"Trực tiếp chứng kiến và cảm nhận những nỗ lực, cống hiến của ngành Giáo dục trong cuộc chiến chống COVID-19, chúng tôi rất trân trọng và biết ơn những nỗ lực của các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên. Trăn trở lớn nhất qua mỗi bài viết của chúng tôi là làm sao để truyền tải hết những hy sinh, cống hiến của các nhân vật và cùng đồng hành với ngành Giáo dục trong lan toả những tấm gương cao quý đó" - phóng viên Hồ Anh Tú chia sẻ.

62 tác phẩm được trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021

Từ hơn 700 tác phẩm gửi về Ban tổ chức, Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn được 89 tác phẩm vào vòng chung khảo. Từ những tác phẩm này, Hội đồng Chung khảo đã đề xuất 4 tác phẩm đoạt giải Nhất; 8 tác phẩm giải Nhì; 12 tác phẩm giải Ba và 38 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích.

Hội đồng Chung khảo cũng đề xuất 3 nhân vật tiêu biểu trong 3 tác phẩm đoạt giải để trao giải Nhân vật tiêu biểu; 1 Giải Đặc biệt: được lựa chọn trong các tác phẩm đoạt giải Nhất của 4 loại hình.

Trong đó, Báo Lao Động có 2 tác phẩm được trao giải dịp này là loạt 3 kỳ “Đi về phía tâm dịch” và loạt 3 kỳ “Trường học thời COVID-19: Thích ứng để đổi mới”.

Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 13.11 tại Hà Nội.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Đi về phía tâm dịch: Trường học Bắc – Trung – Nam cùng chung “chí hướng”

Nguyễn Huyên - Thảo Anh - Linh Chi - Anh Tú |

2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã đem đến rất nhiều khó khăn, thử thách cho toàn xã hội. Mặc dù vậy, đây cũng là quãng thời gian chúng ta nhìn thấy rất rõ tình người, sự dũng cảm, bản lĩnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Suốt 2 năm, toàn Đảng, toàn dân đã cùng đồng lòng chiến đấu với đại dịch.

Đi về phía tâm dịch: Lễ kết nạp Đảng đặc biệt và trang "nhật ký" không quên

Linh Chi - Thảo Anh - Nguyễn Huyên |

TPHCM những ngày mùa hạ năm 2021 sẽ mãi là một phần ký ức không thể quên đối với những ai trực tiếp tham gia vào công cuộc “chiến đấu” với con virus vô hình SARS-CoV-2. Họ không chỉ là các y bác sĩ ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu mà còn là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi rời giảng đường “xách ba lô lên đường” chống dịch. Những thanh niên tình nguyện tuổi 16 - 17 với nhiệt huyết của tuổi trẻ quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch. Và trong đó, không thể thiếu những Đảng viên trẻ đã trưởng thành từ tâm dịch. Tất cả, đã viết nên cuốn nhật ký của thanh xuân khi cùng nhau đi về phía tâm dịch.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đi về phía tâm dịch: Trường học Bắc – Trung – Nam cùng chung “chí hướng”

Nguyễn Huyên - Thảo Anh - Linh Chi - Anh Tú |

2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã đem đến rất nhiều khó khăn, thử thách cho toàn xã hội. Mặc dù vậy, đây cũng là quãng thời gian chúng ta nhìn thấy rất rõ tình người, sự dũng cảm, bản lĩnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Suốt 2 năm, toàn Đảng, toàn dân đã cùng đồng lòng chiến đấu với đại dịch.

Đi về phía tâm dịch: Lễ kết nạp Đảng đặc biệt và trang "nhật ký" không quên

Linh Chi - Thảo Anh - Nguyễn Huyên |

TPHCM những ngày mùa hạ năm 2021 sẽ mãi là một phần ký ức không thể quên đối với những ai trực tiếp tham gia vào công cuộc “chiến đấu” với con virus vô hình SARS-CoV-2. Họ không chỉ là các y bác sĩ ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu mà còn là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi rời giảng đường “xách ba lô lên đường” chống dịch. Những thanh niên tình nguyện tuổi 16 - 17 với nhiệt huyết của tuổi trẻ quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch. Và trong đó, không thể thiếu những Đảng viên trẻ đã trưởng thành từ tâm dịch. Tất cả, đã viết nên cuốn nhật ký của thanh xuân khi cùng nhau đi về phía tâm dịch.