Bác sĩ từ tâm dịch - những người chưa hẹn ngày về

Thùy Linh |

Trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, Bắc Giang là một trong những địa phương được Bộ Y tế và ngành Y tế các tỉnh, thành chi viện lực lượng đông đảo nhất với 2.200 y bác sĩ, sinh viên, tình nguyện viên tới từ nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Họ đã đến chi viện cho Bắc Giang bằng tất cả nhiệt huyết và đồng lòng quyết tâm chống dịch, để lại những ấn tượng sâu sắc và cảm phục của người dân.

Trong những ngày qua, các y bác sĩ đã có mặt tại Bắc Giang hỗ trợ chống dịch, tham gia từ công tác lấy mẫu xét nghiệm, đến điều trị và cứu sống các bệnh nhân COVID-19 nặng.

Cả đoàn cạo trọc quyết tâm chống dịch

Một câu chuyện về các bác sĩ xung phong vào tâm dịch khiến nhiều người xúc động trong những ngày qua, đó là các bác sĩ Bệnh viện C Đà Nẵng đã đồng loạt “xuống tóc” đi chi viện cho Bắc Giang. 4 người trong đoàn 6 y bác sĩ đã quyết định cạo đầu cho đỡ nóng và vướng víu khi phải mặc bộ đồ bảo hộ. Họ động viên nhau “kiểu đầu này cũng hợp đấy chứ” để thể hiện đồng lòng và quyết tâm cùng nhau đi chống dịch.

BS Phan Văn Chung - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Trưởng đoàn Bệnh viện C Đà Nẵng chi viện cho Bắc Giang cùng các đồng nghiệp đã có mặt tại Trung tâm hồi sức tích cực đặt tại BV Tâm thần Bắc Giang sáng 3.6. Dưới cái nắng 38-39 độ, mắt anh nheo lại và cái đầu gần như cạo trọc trông có vẻ khó tính. Nhưng khi hỏi chuyện, BS Phan Văn Chung vui vẻ chia sẻ: “Trước khi lên đường, mấy anh em quyết định cạo trọc đầu cho đỡ nóng và vướng víu khi phải mặc bộ đồ bảo hộ, đồng thời cũng an toàn hơn, tránh bị lây nhiễm COVID-19 khi làm việc lâu dài cùng bệnh nhân nặng. Còn 2 bạn trong đoàn chưa “xuống tóc” vì muốn giữ quả đầu đẹp thêm vài ngày nữa. Riêng tôi, lúc đó xuống tóc không nghĩ đẹp xấu mà chỉ nghĩ thuận lợi nhất khi vào phòng bệnh, xong nhiệm vụ trở về rồi lại đẹp sau cũng được. Nhưng rồi soi gương thấy tóc mới này cũng đẹp, lại được thêm bà xã khen: Ngầu!”.

Nói về việc nhanh chóng lên đường chi viện, BS Chung tâm sự: “Ngày ngày theo dõi tin tức từ tâm dịch, thấu hiểu được sự phức tạp của đợt dịch lần này, đặc biệt là ở Bắc Giang, nên chúng tôi rất sốt ruột. Ai cũng mong được góp sức cùng các đồng nghiệp nơi tuyến đầu chống dịch. Chính vì thế khi vừa biết thông tin Bệnh viện C Đà Nẵng sẽ cử đoàn y, bác sĩ lên đường chi viện tỉnh Bắc Giang (chiều 31.5), tôi đã xung phong tham gia đoàn. Và ngay hôm sau, đoàn lập tức lên đường và đoàn tự đi xe ôtô với mục đích chủ động trong việc đi lại khi đến tâm dịch. Chuyến đi này có thể sẽ dài, chưa rõ ngày trở về nhưng tôi cùng với đồng nghiệp sẽ nỗ lực góp một phần công sức và khả năng của mình với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh”.

Chia sẻ về sự chuẩn bị khi đến “tâm dịch”, BS Phan Văn Chung cho biết: “Lần đầu đến Bắc Giang, môi trường mới cũng khiến chúng tôi có phút bỡ ngỡ. Nhưng sau đó gặp được nhiều anh em đồng nghiệp từ các tỉnh thành đã đến chi viện nên tinh thần cũng ổn định và không lo lắng gì.

Chúng tôi cũng như các đồng nghiệp và đồng bảo cả nước đều theo dõi tình hình dịch ở Bắc Giang phức tạp nên chắc chắn sẽ có khó khăn nhưng nhiều đoàn chi viện, anh em sẽ hỗ trợ nhau. Và với kiến thức, cũng như kinh nghiệm chống dịch tại Đà Nẵng, chúng tôi chắc sẽ cố gắng góp phần công sức để Bắc Giang chiến thắng dịch”. Nhắc đến hậu phương, BS Phan Văn Chung cho biết, bà xã của anh là điều dưỡng và cùng công tác tại BV C Đà Nẵng.

“Khi nghe tin tôi xung phong lên đường chi viện tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch COVID-19, bà xã có chút lo lắng. Cô ấy cũng đã có ý định đăng ký vào đoàn chi viện lần này, nhưng vì còn 2 con nhỏ nên đành giấu nước mắt và động viên chồng lên đường với tâm thế quyết thắng. Thực sự, vì hai vợ chồng làm cùng ngành và Đà Nẵng cũng từng là tâm dịch nên bà xã hiểu rõ được trách nhiệm và sự cần thiết của những đoàn chi viện cho Bắc Giang lúc này” - anh tâm sự.

Sau khi đến Bắc Giang, đoàn chi viện BV C Đà Nẵng sẽ cùng BV Trung ương Huế, BV Đà Nẵng, BV Hữu nghị và khối BV tư nhân Hà Nội (Vinmec, Thu Cúc, Việt- Pháp...) tiếp nhận điều trị ca bệnh nặng tại Trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc đặt tại BV Tâm thần tỉnh Bắc Giang.

Bác sĩ 4 lần vào “tâm dịch”, đi không hẹn ngày về

TS BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, một trong những bác sĩ 4 lần xung phong vào “tâm dịch”, từ ổ dịch Bạch Mai, Đà Nẵng, Hải Dương và hiện tại là Bắc Giang. “Chúng tôi đến Bắc Giang chắc được khoảng 2 tuần rồi. Tôi chỉ nhớ, khi nhận được lệnh điều động là tôi và đoàn công tác lập tức lên đường để kịp dự cuộc họp của Bộ trưởng Bộ Y tế với lãnh đạo tỉnh ở UBND tỉnh chiều hôm đó. Nói chung, đi chống dịch là quên khái niệm thời gian vì ở đây tất cả mọi ngày đều giống nhau, không có thứ 7, chủ nhật. Tôi đã tham gia chống dịch lần thứ 4 rồi, từ ổ dịch Bạch Mai, Đà Nẵng, Hải Dương và hiện tại là Bắc Giang. Và chưa bao giờ đi chống dịch mà tôi lại hẹn chính xác ngày về” - bác sĩ Sơn nói.

Có thể nói, trong lần chi viện này, BV Bạch Mai đã hỗ trợ toàn diện công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Giang. Đó là chưa lể lực lượng hơn 300 thầy trò của Cao đẳng Y tế Bạch Mai hỗ trợ Bắc Giang thực hiện tiêm chủng 150.000 liều vaccine cho công nhân và người lao động Bắc Giang trong thời hạn 1 tuần.

Bác sĩ Sơn nhận định mỗi đợt dịch COVID-19 đã xảy ra có đặc thù riêng, đợt sau bao giờ cũng khó khăn hơn vì chủng virus có tốc độ lây lan mạnh hơn do là biến chủng mới, số lượng người mắc tăng hơn, phạm vi rộng hơn và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiều hơn. Nhưng đổi lại, bác sĩ Sơn cũng cho rằng chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn trong vấn đề phòng chống, điều trị bệnh nhân từ những đợt dịch trước.

Ngoài việc tham gia thiết kế, giám sát triển khai BV dã chiến, trung tâm hồi sức tích cực, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vẫn ngày đêm tham gia hội chẩn các ca bệnh nặng của BV Đa khoa tỉnh. Và trong nhóm tham gia điều trị, họ liên tục đưa ra các hướng dẫn điều trị, chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ khi thấy chưa trọn vẹn để có kết quả tốt nhất cho người bệnh. Đó là những điều mà đội ngũ BV Bạch Mai đã và đang hỗ trợ được trong đợt chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang.

“Khi phải đối mặt với đại dịch tới 4 lần, thì nó không còn khiến cho người đi chống dịch cảm giác hoang mang nữa. Vì chúng tôi đã lường trước được cách thức mình phải làm để có thể khống chế dịch”, TS BS Đỗ Ngọc Sơn chia sẻ từ “tâm dịch” Bắc Giang.

Niềm vui của các bác sĩ “tâm dịch”

Sáng 4.6, tin vui báo về Bộ Y tế từ Bệnh viện Phổi (Bắc Giang)- đơn vị điều trị ca bệnh nặng cho biết bệnh nhân N.V.G (1987), quê Lục Nam, Bắc Giang đã được cai máy thở sau 12 ngày điều trị, đồng thời có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với SARS-CoV-2.

Là bác sĩ điều trị trực tiếp cho ca bệnh này, BSCKII Trần Thanh Linh - BV Chợ Rẫy chi viện cho Bắc Giang chia sẻ: Sáng 4.6, đọc được mấy dòng bệnh nhân viết nhanh: “Cảm ơn các bác sĩ BV Phổi đã cứu sống em - BN G”, sau đó, bệnh nhân đề nghị được chụp ảnh chung với các y, bác sĩ BV Chợ Rẫy và BV Phổi để làm kỷ niệm, chúng tôi mừng lắm, lại có thêm động lực để chiến đấu.

Đây là ca bệnh điển hình của bệnh nhân COVID-19 trẻ, chuyển biến nặng. “Ca này là ca nặng đầu tiên mà đội phản ứng nhanh của BV Chợ Rẫy tiếp nhận và quyết định phải đặt nội khí quản luôn. Bệnh nhân trẻ và bị nặng, có thời điểm tưởng phải can thiệp ECMO, nhưng sau đó đã điều trị thành công bằng thở máy. Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, có thể ăn uống và đặc biệt xét nghiệm ngày 3.6 đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.

Chia sẻ thêm về 2 ca nặng đang được can thiệp ECMO tại BV Phổi, BS Linh cho biết: “Các ca bệnh nặng còn lại hiện có 5 ca thở máy (trong đó có 2 ECMO và cả 5 bệnh nhân đều lọc máu). Hiện tại, bệnh nhân ECMO đầu tiên là nam giới 61 tuổi có tín hiệu khả quan, hy vọng diễn tiến thuận lợi trong vài ngày tới. Các thầy thuốc đang cố gắng giảm từng thông số ECMO để cai ECMO, nhưng chắc chắn sẽ vẫn phải tiếp tục thở máy.

Những ngày nắng nóng, oi bức này, bên cạnh những thông tin về diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Bắc Giang với số ca mắc mỗi ngày vẫn cao, thì mỗi thông tin tiến triển tốt của người bệnh trở thành động lực không nhỏ cho các bác sĩ tại Bắc Giang nói riêng và toàn hệ thống y tế nói chung. Điều đó chứng tỏ rằng những nỗ lực của họ trong nhiều ngày qua đã đem lại kết quả và sự chi viện y tế của bệnh viện các tuyến, từ nhiều tỉnh thành cho tâm dịch Bắc Giang, thật quý giá biết nhường nào.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên ở tâm dịch Bắc Giang: Chiến đấu không kể ngày đêm, nắng nóng

Thiều Trang - Bích Hà |

Tại chiến tuyến Bắc Giang, cả tướng và quân trường y đang từng ngày, từng giờ đồng lòng quyết tâm "rượt đuổi kẻ thù" - virus SARS-CoV-2. Dẫu khó khăn, mệt nhọc nhưng những sinh viên can trường vẫn chưa một lần gục ngã ý chí, hay có ý định bỏ cuộc.

Bài thơ tặng những "chiến sĩ áo trắng" xung phong vào tâm dịch

Đặng Phương Lan (Bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ- Yên Bái) |

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cộng thêm sự “chia lửa” hỗ trợ từ người dân cả nước đang hướng về Bắc Ninh, Bắc Giang… Những người đồng nghiệp của chúng tôi tình nguyện đi vào tâm dịch các bạn hãy vững tin để giành chiến thắng, tặng các bạn đồng nghiệp của tôi bài thơ để cổ vũ động viên tinh thần, quyết chiến, quyết thắng đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Nữ công nhân sinh con giữa tâm dịch Bắc Giang, được chủ trọ đỡ đẻ

Vân Trường |

Có dấu hiệu chuyển dạ sinh con khi đang ở trọ trong khu vực giãn cách xã hội, nữ công nhân tại Bắc Giang được chủ trọ đỡ đẻ giúp trước khi xe cấp cứu đến.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Sinh viên ở tâm dịch Bắc Giang: Chiến đấu không kể ngày đêm, nắng nóng

Thiều Trang - Bích Hà |

Tại chiến tuyến Bắc Giang, cả tướng và quân trường y đang từng ngày, từng giờ đồng lòng quyết tâm "rượt đuổi kẻ thù" - virus SARS-CoV-2. Dẫu khó khăn, mệt nhọc nhưng những sinh viên can trường vẫn chưa một lần gục ngã ý chí, hay có ý định bỏ cuộc.

Bài thơ tặng những "chiến sĩ áo trắng" xung phong vào tâm dịch

Đặng Phương Lan (Bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ- Yên Bái) |

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cộng thêm sự “chia lửa” hỗ trợ từ người dân cả nước đang hướng về Bắc Ninh, Bắc Giang… Những người đồng nghiệp của chúng tôi tình nguyện đi vào tâm dịch các bạn hãy vững tin để giành chiến thắng, tặng các bạn đồng nghiệp của tôi bài thơ để cổ vũ động viên tinh thần, quyết chiến, quyết thắng đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Nữ công nhân sinh con giữa tâm dịch Bắc Giang, được chủ trọ đỡ đẻ

Vân Trường |

Có dấu hiệu chuyển dạ sinh con khi đang ở trọ trong khu vực giãn cách xã hội, nữ công nhân tại Bắc Giang được chủ trọ đỡ đẻ giúp trước khi xe cấp cứu đến.