Đến An Giang chiêm ngưỡng thánh đường của người Chăm

Lục Tùng |

An Giang - Thánh đường của người Chăm đẹp, "độc" mà mọi du khách cần phải đến khi du lịch An Giang.

Có dịp du ngoạn An Giang, xin đừng bỏ qua cơ hội khám phá thánh đường người Chăm. Đây không chỉ là công trình tôn giáo đẹp mà còn độc lạ về kiến trúc và thờ tự.

Yếu tố góp phần tạo nên phong cách kiến trúc sắc diện riêng là mái vòm và ngọn tháp.

Nhìn từ bên ngoài, thánh đường người Chăm An Giang nổi bật với hình tượng mái vòm. Ảnh: Lục Tùng
Nhìn từ bên ngoài, thánh đường người Chăm An Giang nổi bật với hình tượng mái vòm. Ảnh: Lục Tùng

Đứng từ xa, mọi người như bị “hút mắt” bởi kiến trúc hình “củ hành” ngự ở vị trí trung tâm trên nóc. Cao bên trên là hình tượng tôn giáo “vành trăng khuyết và ngôi sao năm cánh. Chính kiến trúc độc lạ này không chỉ làm “rụng tim” du khách bởi sự hài hoà giữa yếu tố đời thường và sự thanh cao thoát tục của tôn giáo. Hơn thế nữa, đây cũng chính là điểm nhấn để tiếng cầu kinh cô-ran thêm linh thiêng, vang vọng…

Theo các bậc “lão làng” ở làng Phũm Soài (thị xã Tân Châu – An Giang), đối với người Chăm theo đạo Islam ở An Giang, thánh đường là nơi trang trọng nhất trong đời sống nên mỗi làng phải chung sức, chung lòng đóng góp xây dựng.

Thánh đường người Chăm ở huyện An Phú (An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Thánh đường người Chăm ở huyện An Phú (An Giang). Ảnh: Lục Tùng

Vì thế, không chỉ đẹp về dáng vẻ bên ngoài, thánh đường còn được chăm chút đầu tư rất công phu từ chi tiết nhỏ bên trong. Trước hết là vị trí xây dựng. Theo đó, thánh đường phải được xây theo hướng Đông - Tây để khi cầu nguyện, tín đồ luôn hướng về phía thánh địa Mecca.

Do những quy định của Thánh kinh nên kiến trúc của các thánh đường ở An Giang cũng vô cùng độc đáo. Trước hết, thánh đường phải có khoảng sân rộng lớn để đảm nhiệm vai trò cho việc tụ tập đông người và cầu nguyện ngoài trời. Kế đến là nhà nguyện. Đây là hạng mục công trình chính của thánh đường, là nơi tín đồ tập trung cầu nguyện mỗi ngày, đông đảo nhất là vào thánh lễ trưa ngày thứ sáu hay trong những dịp lễ nên được đầu tư công phu nhất. Nhưng khác so với các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo khác, thánh đường không hề có bàn thờ, tượng, ảnh thờ. Bởi tín đồ chỉ công nhận một đấng duy nhất một Allah (Thượng đế), nhưng do Allah không có hình dáng cụ thể nên không thể tưởng tượng ra để thờ cúng…

Bên trong thánh đường người Chăm ở An Giang. Ảnh: Lục Tùng
Bên trong thánh đường người Chăm ở An Giang. Ảnh: Lục Tùng

Chính từ quan niệm đó mà nội thất thánh đường (nhà cầu nguyện) trống trải đến khác lạ so với các cơ sở tôn giáo khác, ngoại trừ 2 yếu tố: Hốc lõm trên tường phía Tây giúp tín đồ hướng cầu nguyện về phương thánh địa và bục phía trước hốc lõm để diễn giả đứng hay ngồi nói chuyện với tín đồ.

“Lão làng” người Chăm thành kính tại thánh đường. Ảnh: Lục Tùng
“Lão làng” người Chăm thành kính tại thánh đường. Ảnh: Lục Tùng

Độc đáo hơn là dù thánh đường quy mô hoành tráng hay khiêm tốn, cũng đều nhất định phải có bể nước để các tín đồ tẩy rửa thân mình để khi bước vào nhà nguyện hành lễ với thân tâm sạch nhất. Đặc biệt hơn khi đến đây, sẽ được nghe kể nguồn gốc sự tích đầy thú vị về vai trò người phụ nữ ở thánh đường. Bởi dù đang duy trì “chế độ mẫu hệ”, nhưng thánh đường không có bóng dáng người phụ nữ Chăm dự lễ.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch An Giang khởi sắc sau dịch

YẾN PHƯƠNG |

Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, trong năm 2022, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch tỉnh An Giang đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, qua đó góp phần phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch bệnh COVID-19.

Khám phá chùa Vạn Linh trên Núi Cấm, An Giang

Chí Long |

Chùa Vạn Linh trên đỉnh Núi Cấm là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trên hành trình hành hương bái phật khi đến với vùng đất An Giang.

Câu chuyện về cụ cây đứng giữa đường ở Ba Chúc - An Giang

Hàn Lâm |

An Giang được xem là mảnh đất ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền bí ở miền Tây, và câu chuyện "cây thiêng" mọc giữa đường cũng không ngoại lệ.

Hà Giang làm rõ vụ bà Hoàng Hường gọi mèn mén là cám lợn

Phong Quang |

Công an tỉnh Hà Giang, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ thông tin vụ việc bà Hoàng Thị Hường gọi người kinh doanh dịch vụ ở Dốc Thẩm Mã là những người ăn xin và gọi mèn mén là cám lợn.

Kiểm định viên quân sự làm đăng kiểm: Nhanh, chuyên nghiệp, thoát ùn tắc

MINH HÀ - HÀ CHI |

Sau 1 ngày chính thức có sự tham gia hỗ trợ đăng kiểm xe của lực lượng kiểm định viên quân sự, các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội đã tăng năng suất kiểm định, góp phần nhanh chóng giải tỏa ùn tắc.

Kiểm tra, xử lý xây dựng trái phép ở xã Hiệp Hòa sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Sau phản ánh của Báo Lao Động về vi phạm, tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng trái phép ở xã Hiệp Hòa, UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) đã nhanh chóng tiếp nhận thông tin, chỉ đạo kiểm tra làm rõ, xử lý theo quy định.

Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà xử lý các công trình sai phép

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi đang là điểm nóng về tình trạng vi phạm xây dựng trái phép và sử dụng đất sai mục đích. Trước thực trạng này, nhà chức trách đang có biện pháp mạnh, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 ở Hà Nội

Bích Hà |

Trong hai ngày 7 và 8.4, toàn bộ học sinh lớp 12 ở Hà Nội sẽ làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức tương tự như kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch An Giang khởi sắc sau dịch

YẾN PHƯƠNG |

Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, trong năm 2022, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch tỉnh An Giang đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, qua đó góp phần phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch bệnh COVID-19.

Khám phá chùa Vạn Linh trên Núi Cấm, An Giang

Chí Long |

Chùa Vạn Linh trên đỉnh Núi Cấm là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trên hành trình hành hương bái phật khi đến với vùng đất An Giang.

Câu chuyện về cụ cây đứng giữa đường ở Ba Chúc - An Giang

Hàn Lâm |

An Giang được xem là mảnh đất ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền bí ở miền Tây, và câu chuyện "cây thiêng" mọc giữa đường cũng không ngoại lệ.