Đột phá từ Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội:

Để thành công, phải giải quyết được bài toán vốn và quỹ đất

Cao Nguyên |

Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) vừa được Bộ Xây dựng hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét phê duyệt. Các điều chỉnh trong đề án này đang được dư luận quan tâm, tuy nhiên theo nhiều ý kiến, để thực hiện thành công xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH, cần phải có 2 chính sách quan trọng, đó là vốn và quỹ đất.

Mấu chốt ở vốn và quỹ đất

Ngày 30.3, thông tin với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết, sau chỉ đạo của Chính phủ, bộ này đã hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Trước đó theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Xây dựng phải hoàn thiện đề án và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.2023.

Dù Bộ Xây dựng không tiết lộ những thay đổi cho bản đề án vừa được cập nhật nhưng các điều chỉnh trong đề án này đang được dư luận đặc biệt quan tâm, đặc biệt trong hai vấn đề chính là vốn và quỹ đất, vốn được cho là những yếu tố chính quyết định thành công của đề án.

Để đề án này có thể triển khai thành công trên thực tế, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - cho rằng, cần bổ sung các quy định để huy động tối đa nguồn lực xã hội nhằm xây nhà cho công nhân; việc bỏ quy định bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH là hợp lý. Tuy nhiên, cần có quy định rõ trách nhiệm quy hoạch bố trí quỹ đất NƠXH với từng địa phương.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - cho rằng, để thực hiện thành công đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cần có 2 chính sách quan trọng. Đó là, chính sách tín dụng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi dài hạn cho người mua, thuê mua NƠXH và quỹ đất theo quy hoạch để phát triển NƠXH.

Ông Châu phân tích, muốn tạo quỹ đất để phát triển NƠXH thì phải có sự hợp lực của Nhà nước và các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thông qua 2 kênh: Một là, Nhà nước thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng NƠXH trên phạm vi địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách trích 10% số thu tiền sử dụng đất và nguồn tài chính của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước để phát triển NƠXH.

Thứ hai, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các khu vực quy hoạch phát triển NƠXH để có quỹ đất thực hiện dự án NƠXH, hoặc doanh nghiệp sử dụng quỹ đất sẵn thực hiện dự án NƠXH.

Ông Hà Quang Hưng - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng - thừa nhận, một số nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng phát triển NƠXH, đó là cơ chế chính sách; quỹ đất; nguồn vốn; trình tự thủ tục đầu tư; nguyên tắc xác định giá bán, xác định đối tượng mua...

Theo ông Hưng, những nội dung này đã được Bộ Xây dựng tổng kết đánh giá và điều chỉnh trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tháng 10.2023. Tuy nhiên, để phát triển được NƠXH, theo ông Hưng, người đứng đầu các địa phương cần xác định phát triển NƠXH là nhiệm vụ chính trị và quyết tâm làm.
Hướng nguồn tiền đến nhu cầu thực, nâng cao chất lượng an sinh xã hội. Ảnh: Hải Nguyễn
Hướng nguồn tiền đến nhu cầu thực, nâng cao chất lượng an sinh xã hội. Ảnh: Hải Nguyễn

Nâng lợi nhuận để hút nhà đầu tư

Là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong thực hiện các dự án NƠXH, ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty Bất động sản Lê Thành - nói rằng, chính doanh nghiệp của ông từng phải mất 4 năm để xin điều chỉnh từ 12 tầng lên 14 tầng; khâu chấp thuận đầu tư, xin ý kiến các sở, ngành cũng mất nhiều thời gian. Không những thế, lãi suất cho vay xây dựng NƠXH là 14%, gần đây giảm còn 12% - vẫn quá cao.

Trong khi đó, ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân - cho biết, việc thực hiện các dự án NƠXH đang gặp nhiều khó khăn. Vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi làm NƠXH là quỹ đất. Để các doanh nghiệp “mặn mà” hơn trong việc phát triển NƠXH, ông Tuấn cho rằng, cần nới tỉ suất lợi nhuận của chủ đầu tư từ 10-15%. Nhà nước đừng quá lo việc doanh nghiệp thực hiện NƠXH sẽ lời nhiều, do quy luật cạnh tranh sẽ bù trừ lại.

Chia sẻ thêm với Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Reenco Sông Hồng - cho rằng, nếu vẫn giữ tỉ suất sinh lời 10% thì Nhà nước cần có chính sách thưởng cho doanh nghiệp thực hiện dự án NƠXH sau khi dự án được hoàn thành, ví dụ như thêm 5% lợi nhuận. Bởi lẽ việc thưởng nhằm để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, phát triển phân khúc này.

Cơ chế chưa hấp dẫn doanh nghiệp

Ông Hà Quang Hưng - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - nhìn nhận, hiện nay về các cơ chế chính sách ưu đãi cho các chủ đầu tư trong NƠXH vẫn còn chưa hấp dẫn và chưa thực chất. Các chủ đầu tư nói rằng, nếu chỉ có ưu đãi 10% cho cả dự án là khá thấp bởi trong mỗi dự án phải mất rất nhiều chi phí để phát triển nhưng chưa được tính vào trong giá thành nhà ở. Ví dụ như chi phí quản lý, chi phí quảng cáo bán hàng…

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội gần 20 triệu/m2, người mua phải vay cả tỉ đồng

ANH HUY |

Dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được mở bán lần đầu với giá gần 20 triệu/m2, mức cao nhất từ trước đến nay. Nhiều ý kiến cho rằng đây là mức giá bán mà người thu nhập thấp khó tiếp cận.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Ngày 30.3, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết bộ này đã hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Vòng luẩn quẩn những khó khăn chưa thể tháo gỡ khi làm nhà ở xã hội

Gia Miêu |

Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội mệt mỏi vì thủ tục thực hiện nhiều bước hơn nhà ở thương mại.

Thủ tướng Đức dự đoán thời điểm kết thúc xung đột Nga - Ukraina

Khánh Minh |

Cuộc xung đột Nga - Ukraina có thể kéo dài 2 hoặc 4 năm và sẽ là thách thức đối với nước Đức - Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố.

Phố ẩm thực đêm ở TP Hồ Chí Minh cần điểm nhấn để hút khách

NGỌC LÊ |

Tại TP Hồ Chí Minh, không phải phố ẩm thực nào cũng hấp dẫn, bởi chưa có điểm nhấn riêng và sự thuận lợi cho người dân, du khách. Theo các chuyên gia, các khu phố này cần có những điểm nhấn riêng để hút khách.

Tắc đường trong khu công nghiệp vì taxi hoạt động bát nháo

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Tình trạng taxi hãng và cả taxi dù ngang nhiên đậu đỗ, đón trả khách tràn lan trong đường nội bộ, trước cửa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) vào giờ cao điểm gây mất an toàn giao thông và an ninh trật tự.

Những quy định quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo mới sửa Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng căn bản và toàn diện. Vậy những quy định quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội lần này gồm những nội dung nào?

Thành Thắng Group: Từ lâu đài nghìn tỉ đến khách sạn không phép ở Ninh Bình

Quang Dân |

Đại gia Đỗ Văn Tiến (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Thành Thắng Group - là chủ của lâu đài Thành Thắng, được mệnh danh là công trình nhà ở cao nhất Đông Nam Á. Tập đoàn Thành Thắng cũng là đơn vị xây dựng khách sạn cao cấp 3 sao khi chưa được cấp phép, được Sở Xây dựng Ninh Bình hợp thức hóa cho sai phạm mà Lao Động đã đề cập mới đây.

Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội gần 20 triệu/m2, người mua phải vay cả tỉ đồng

ANH HUY |

Dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được mở bán lần đầu với giá gần 20 triệu/m2, mức cao nhất từ trước đến nay. Nhiều ý kiến cho rằng đây là mức giá bán mà người thu nhập thấp khó tiếp cận.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Ngày 30.3, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết bộ này đã hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Vòng luẩn quẩn những khó khăn chưa thể tháo gỡ khi làm nhà ở xã hội

Gia Miêu |

Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội mệt mỏi vì thủ tục thực hiện nhiều bước hơn nhà ở thương mại.