ĐBSCL bước vào mùa lũ “dị thường kép”

LỤC TÙNG |

Sau nhiều tháng đến hẹn vẫn không lên, khiến cư dân vùng sông nước Cửu Long không khỏi ngỡ ngàng và hụt hẫng như thiếu vắng điều thân quen. Thế rồi những ngày đầu tháng 9, nước từ thượng nguồn sông Mekong lại lăm le đổ về châu thổ. Tất cả như tạo ra mùa lũ dị thường nhất trong lịch sử 300 năm hình thành và phát triển vùng ĐBSCL.

Đỏ mắt tìm nước giữa mùa lũ

“Cả tháng nay, bà con ở đây trông lũ về còn hơn cả con nít trông mẹ đi chợ về” - ông Trần Văn Kích, ấp 5, xã Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu - An Giang) - nơi đầu tiên của Việt Nam đón nhận nước từ thượng nguồn đổ về sông Tiền - mở đầu buổi trò chuyện bằng giọng buồn buồn. Hơn 40 năm gắn bó với nghề đánh bắt cá mùa lũ, ông Kích mới chứng kiến mùa lũ lạ thường như lần này. Trong ký ức chưa xa của ông Kích, thông thường từ mùng 5 tháng 5 (âm lịch), khi nước dưới sông chuyển màu đỏ quạch phù sa là cả vùng đầu nguồn bước vào mùa đánh bắt cá mùa lũ. Đầu tiên là cá linh non. Đến tháng 7, khi con nước “nhảy khỏi bờ”, những cánh đồng lúa trở thành biển nước mênh mông, cũng là biển cá, tôm. Chỉ tay ra cánh đồng Vĩnh Xương, nơi tiếp nhận trực tiếp dòng nước từ thượng nguồn đổ về, giọng ông Kích pha luyến tiếc: “Vậy mà bây giờ, đã bước qua tháng 8 (âm lịch) rồi mà nước vẫn chưa ngập ngọn cỏ trên ruộng”.

Ông Kích đích thân bơi xuồng đưa tôi khám phá mùa nước đầu nguồn khát nước giữa mùa lũ. Đúng như lời vị lão làng, cánh đồng không hề có đê bao ngăn lũ, nhưng nước lũ từ thượng nguồn trực tiếp đổ về vẫn chưa ngập hết ngọn cỏ trên các bờ ruộng. Đây cũng là hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, như: Hồng Ngự, Tân Hồng...

Khi xuồng bơi qua chiếc cầu lực lưỡng bắc qua kênh Bảy Xã nối thị xã Tân Châu và huyện An Phú (An Giang), ông Kích cho biết, ngày trước, vào mùa này, nơi đây được mệnh danh là “Ngã ba tử thần”. Nước từ đồng đất Campuchia đổ xuống, rồi từ sông Tiền đổ vào và từ phía Rạch Cỏ Lao đổ sang... nên chảy xiết lắm, tàu ghe thường xuyên bị chìm khi qua đây. “Còn bây giờ, có muốn chìm cũng không đủ nước...” - câu nói bỏ lửng của ông Kích đã làm tôi chợt nhớ đến nhận định của anh Bùi Thái Hoàng - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu - trước lúc lên đường ra biên giới: “Bây giờ mực nước còn dưới mức báo động 1, lên biên giới chắc chỉ thấy cây cỏ bị mắc cạn...”.

Dị thường kép...

Những ngày lưu lại vùng đầu nguồn lũ, chúng tôi liên tiếp nhận được thông tin về khả năng nước lũ về muộn. Cụ thể, theo nhận định của Đài Khí tượng - Thủy văn (KTTV) An Giang, do khu vực thượng nguồn sông Mekong có mưa to đến rất to, lượng mưa 24 giờ có nơi đạt từ 100 - 290mm, đã làm mực nước tại các trạm trên dọc sông Mekong từ trung Lào đến Campuchia lên nhanh, các trạm Pakse, Strung Treng vượt mức báo động lũ. Vì vậy, khả năng lũ năm 2019 sẽ làm nên dị thường kép là rất cao. Nghĩa là, sau lần dị thường vì đến hẹn vẫn không lên, giờ sắp bước vào thời điểm đạt đỉnh theo quy luật nghìn đời của thiên nhiên, thì lũ sông Mekong mới muộn màng chuẩn bị đổ mạnh về châu thổ.

Theo nhận định của Đài KTTV, nhiều khả năng đến ngày 15.9, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu lên mức 2,9 - 3m và trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,6 - 2,7m. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu độc lập, đó chỉ là nhận định lý thuyết, trên thực tế rất khó để có thể khẳng định: Lũ 2019 ở ĐBSCL cao hay thấp. TS Bùi Đạt Trâm, người có gần 30 năm gắn bó với công tác dự báo KTTV vùng ĐBSCL chia sẻ, trong lĩnh vực KTTV, dự báo thời tiết - khí hậu - lũ lụt, hạn hán... là rất khó khăn cả về lý luận khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Các mô hình toán - lý - cơ dù có hiện đại đến mấy cũng không thể bao quát, mô phỏng được chính xác “hoạt động đơn lẻ, thay thế hoặc liên kết” của hệ thống hoàn lưu. Vì vậy thời gian dự báo càng dài, sai số càng lớn; không gian dự báo càng rộng sai số càng lớn”. Theo TS Trâm, chính vì vậy mà phần lớn các quốc gia trên thế giới làm dự báo có thời gian ngắn (giờ, ngày, tuần...), rất ít quốc gia, trong đó có Việt Nam, làm dự báo dài ngày (tháng, quý, mùa, năm...) vì thường có độ chính xác thấp hoặc rất thấp, chủ yếu dùng để tham khảo.

TS Bùi Đạt Trâm: Lũ sông Mekong có năm chỉ do đơn thuần gió mùa Tây Nam hoạt động cường độ mạnh đủ sức tạo ra mùa mưa Châu Á lớn, nhưng cũng có năm do tổ hợp đường đứt - trục rãnh thấp - áp thấp - bão trên biển Đông gây ra và có năm do hoạt động liên tiếp, luân phiên, thay thế hoặc liên kết của chúng gây ra... Do đó rất khó để khẳng định lũ lụt trên sông Mekong năm nay lớn hay nhỏ. Trong trường hợp, từ nay đến hết tháng 10 nếu hoạt động gió mùa Tây Nam ở mức bình thường, hoạt động của tổ hợp đường đứt - trục rãnh thấp - áp thấp - bão trên biển Đông yếu... không đủ sức tạo ra các đợt mưa lớn dồn dập, kéo dài, trên diện rộng, trên lưu vực sông Mekong thì khả năng lũ 2019 ở mức thấp.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Sẵn sàng ứng phó với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều tỉnh

L.V |

Ngày 10.9.2019, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống thiên tai đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu ứng phó với mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt... tại nhiều tỉnh.

Đồng bằng sông Cửu Long đỏ mắt ngóng lũ: Nước lũ về muộn và ở mức thấp lịch sử

Lục Tùng |

Những ngày đầu tháng 9, thời điểm đã qua “Tháng Bảy, nước nhảy khỏi bờ” theo quy luật trăm năm của mùa lũ Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trên thực tế đồng đất và hàng triệu người dân vùng đầu nguồn của hệ thống sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp... dường như vẫn đang đỏ mắt ngóng lũ như ngóng người quen lâu năm theo quy luật trở về.

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, huyện miền núi Hà Tĩnh chìm trong biển nước

MINH LÝ |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, áp thấp nhiệt đới, cộng với việc thủy điện Hố Hô xả lũ khiến nhiều địa phương miền núi của tỉnh Hà Tĩnh chìm trong biển nước mênh mông.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sẵn sàng ứng phó với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều tỉnh

L.V |

Ngày 10.9.2019, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống thiên tai đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu ứng phó với mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt... tại nhiều tỉnh.

Đồng bằng sông Cửu Long đỏ mắt ngóng lũ: Nước lũ về muộn và ở mức thấp lịch sử

Lục Tùng |

Những ngày đầu tháng 9, thời điểm đã qua “Tháng Bảy, nước nhảy khỏi bờ” theo quy luật trăm năm của mùa lũ Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trên thực tế đồng đất và hàng triệu người dân vùng đầu nguồn của hệ thống sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp... dường như vẫn đang đỏ mắt ngóng lũ như ngóng người quen lâu năm theo quy luật trở về.

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, huyện miền núi Hà Tĩnh chìm trong biển nước

MINH LÝ |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, áp thấp nhiệt đới, cộng với việc thủy điện Hố Hô xả lũ khiến nhiều địa phương miền núi của tỉnh Hà Tĩnh chìm trong biển nước mênh mông.