Đồng bằng sông Cửu Long đỏ mắt ngóng lũ: Nước lũ về muộn và ở mức thấp lịch sử

Lục Tùng |

Những ngày đầu tháng 9, thời điểm đã qua “Tháng Bảy, nước nhảy khỏi bờ” theo quy luật trăm năm của mùa lũ Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trên thực tế đồng đất và hàng triệu người dân vùng đầu nguồn của hệ thống sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp... dường như vẫn đang đỏ mắt ngóng lũ như ngóng người quen lâu năm theo quy luật trở về.

 
Cánh đồng giáp biên nhận nước chảy tràn từ Campuchia về. Ảnh: Lục Tùng
Cánh đồng giáp biên nhận nước chảy tràn từ Campuchia về. Ảnh: Lục Tùng

Với tất cả sự thận trọng, chúng tôi ra tận vùng đầu nguồn sông Tiền, nơi đầu tiên của hệ thống sông Cửu Long đón nhận nước từ thượng nguồn Mê Kông đổ về, với mong muốn chứng kiến chân thực về... lũ.

Theo truyền thống, khi nước lên đồng, người dân đầu nguồn tổ chức đánh bắt thủy sản. Ảnh: Lục Tùng
Theo truyền thống, khi nước lên đồng, người dân đầu nguồn tổ chức đánh bắt thủy sản. Ảnh: Lục Tùng
Nhiều dụng cụ, phương tiện đánh bắt được triển khai trên đồng. Ảnh: Lục Tùng
Nhiều dụng cụ, phương tiện đánh bắt được triển khai trên đồng. Ảnh: Lục Tùng
Những hộ chưa triển khai, giờ cũng vào cuộc. Ảnh: Lục Tùng
Những hộ chưa triển khai, giờ cũng vào cuộc. Ảnh: Lục Tùng

Dọc đường ra biên giới, con sông Tiền có đôi phần khác lạ với với 10 ngày trước đó. Nước ngả màu ngầu đục như mang theo những hạt phù sa trĩu nặng và dòng chảy mạnh từ thượng nguồn về cũng mạnh mẽ hơn trước, nhưng mùa lũ với hình ảnh nước chảy tràn đồng vẫn như chưa xuất hiện.

Tuy nhiên nguồn lợi từ nguồn nước mang lại không còn như thường lệ. Ông Lê Văn No, ấp 5, xã Vĩnh Xương (Tân Châu- An Giang) cho biết, cả ngày chỉ thu được giỏ ốc này. Ảnh: Lục Tùng
Tuy nhiên nguồn lợi từ nguồn nước mang lại không còn như thường lệ. Ông Lê Văn No, ấp 5, xã Vĩnh Xương (Tân Châu- An Giang) cho biết, cả ngày chỉ thu được giỏ ốc này. Ảnh: Lục Tùng
Cá  đánh bắt ít nên tại chợ Vĩnh Xương cũng rất ít cá. Ảnh: Lục Tùng
Cá đánh bắt ít nên tại chợ Vĩnh Xương cũng rất ít cá. Ảnh: Lục Tùng

Không có hệ thống đê bao kiểm soát lũ, cánh đồng ngã ba Phú Lộc – Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu)- Phú Hữu, Vĩnh Lộc (huyện An Phú) trực tiếp đón dòng nước chảy tràn từ Campuchia đổ về, nhưng vẫn như đang “khát nước”. Nước lũ vẫn chưa đủ sức để làm ngập nhiều đoạn bờ mẫu của cánh đồng.

Chất lượng, chủng loại thủy sản cũng kém. Nhiều loại cá nhỏ và ốm hơn thường lê, đặc biệt là rất hiếm có cá linh, loài cá thân nhỏ (đặc hữu mùa lũ trên sông Mekong) nhưng đã đi tâm thức nhiều thế hệ như đặc sản thông qua việc sản xuất nước mắm hay chế biến thành món ăn: Nấu canh chua, kho lạt... Ảnh: Lục Tùng
Chất lượng, chủng loại thủy sản cũng kém. Nhiều loại cá nhỏ và ốm hơn thường lệ, đặc biệt là rất hiếm có cá linh, loài cá thân nhỏ (đặc hữu mùa lũ trên sông Mekong) nhưng đã đi tâm thức nhiều thế hệ như đặc sản thông qua việc sản xuất nước mắm hay chế biến thành món ăn: Nấu canh chua, kho lạt... Ảnh: Lục Tùng
Các loại rau đặc sản của mùa lũ như: Bông điên điển, rau muống đồng cũng ít và kém chất lượng. Ảnh: Lục Tùng
Các loại rau đặc sản của mùa lũ như: Bông điên điển, rau muống đồng cũng ít và kém chất lượng. Ảnh: Lục Tùng

Thậm chí, nhiều trảng cỏ ven khu vực gần nhà dân như vẫn còn “mắc cạn”. Nước lũ về muộn và ở mức thấp lịch sử, đã làm ảnh hưởng đến quy luật sinh trưởng của nhiều sản vật đặc trưng mùa nước của vùng đầu nguồn. Chẳng những cá tôm, cua ốc sụt giảm, mà ngay cả rau muống đồng, bông điên điển cũng không nhiều và ngon như trước.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Đồng bằng sông Cửu Long: Sau bão số 3, lộ bất cập các dự án tàu cá

NHẬT HỒ |

Dù chỉ bị ảnh hưởng bão số 3 nhưng miền Tây thiệt hại khá lớn. Điều đáng nói là các dự án trú tránh bão, dự án bến tàu cá, dự án trú tránh bão trong bờ tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau lộ ra nhiều bất cập.

Đồng bằng sông Cửu Long đang tổn thương nặng nề do biến đổi khí hậu

M.Q |

Các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang phải đối mặt với tác động ngày càng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Biểu hiện rõ nét là nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp.

“Oằn mình” trong sạt lở mùa lũ

LỤC TÙNG |

Bùng phát trên diện rộng ngay trong thời điểm trái mùa, sạt lở đã dồn đẩy hàng triệu người dân ĐBSCL thêm “oằn mình” sau khi gánh những hệ lụy từ mùa lũ 2018 đầy bất thường. Tuy nhiên, điều khiến cho các chuyên gia lo lắng hơn chính là các giải pháp phòng chống có thể được thực hiện theo kiểu “giật mình”.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Đồng bằng sông Cửu Long: Sau bão số 3, lộ bất cập các dự án tàu cá

NHẬT HỒ |

Dù chỉ bị ảnh hưởng bão số 3 nhưng miền Tây thiệt hại khá lớn. Điều đáng nói là các dự án trú tránh bão, dự án bến tàu cá, dự án trú tránh bão trong bờ tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau lộ ra nhiều bất cập.

Đồng bằng sông Cửu Long đang tổn thương nặng nề do biến đổi khí hậu

M.Q |

Các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang phải đối mặt với tác động ngày càng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Biểu hiện rõ nét là nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp.

“Oằn mình” trong sạt lở mùa lũ

LỤC TÙNG |

Bùng phát trên diện rộng ngay trong thời điểm trái mùa, sạt lở đã dồn đẩy hàng triệu người dân ĐBSCL thêm “oằn mình” sau khi gánh những hệ lụy từ mùa lũ 2018 đầy bất thường. Tuy nhiên, điều khiến cho các chuyên gia lo lắng hơn chính là các giải pháp phòng chống có thể được thực hiện theo kiểu “giật mình”.