Dạy nghề cho lao động miền núi ở Quảng Ngãi, tiền có nhưng khó giải ngân

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Mỗi huyện miền núi ở Quảng Ngãi được Nhà nước hỗ trợ hàng chục tỉ đồng mở lớp đào tạo nghề cho lao động, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nhiều địa phương xin trả lại tiền vì không tìm được học viên tham gia học nghề.

Theo báo cáo tình hình thực hiện, kết quả giải ngân dự án 4 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, giảm nghèo bền vững" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2022 và 2023, thì tổng vốn được giao gần 130 tỉ đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 30.9 chỉ thực hiện được 49 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 37,7% (trong đó, vốn đầu tư trên 41,6 tỉ đồng, vốn sự nghiệp trên 7,9 tỉ đồng).

Không có người tham gia đăng ký học nghề, phòng thực hành của Trung tâm dạy nghề huyện Trà Bồng bị bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí lớn. Ảnh: Ngọc Viên
Không có người tham gia đăng ký học nghề, Phòng thực hành của Trung tâm dạy nghề huyện Trà Bồng bị bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí lớn cho ngân sách. Ảnh: Ngọc Viên

Nhìn nhận những hạn chế trong quá trình thực hiện dự án, ông Võ Phiên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc huy động lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người có thu nhập thấp tham gia học nghề gặp nhiều khó khăn, bởi bản thân người lao động không muốn tham gia học nghề.

Nguồn tin trên cho rằng, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo trong việc tổ chức đào tạo nghề từ nguồn vốn này, do định mức hỗ trợ đào tạo (tiền ăn) còn thấp và quy định chưa cụ thể trong xử lý đối với người học vi phạm quy chế.

Mặt khác, hiện nay, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và thường xuyên (GDNN-GDTX) nhiều huyện đã giải thể, chỉ còn 1 Trung tâm GDNN-GDTX ở huyện Ba Tơ hoạt động, dẫn đến khó khăn trong việc tuyển sinh đào tạo nghề cho người dân tại các địa phương.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, kiến nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho kéo dài thời gian thực hiện kinh phí năm 2022 và năm 2023 sang năm 2024.

Trường hợp không có chủ trương chuyển nguồn kinh phí sang năm 2024 thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hướng dẫn cho tỉnh Quảng Ngãi giảm kinh phí dự án 4 của năm 2022 trên 8,2 tỉ đồng và kinh phí năm 2023 trên 13,1 tỉ đồng, để phân cho các địa phương khác có nhu cầu.

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Dạy nghề cho bà con dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm

BẢO LÂM |

Những năm qua, UBND huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã thường xuyên quan tâm, tổ chức nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với định hướng phát triển du lịch cộng đồng.

Trung tâm Dạy nghề ở Quảng Ngãi hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí lớn

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Dù được đầu tư xây dựng 32 tỉ đồng nhưng sau nhiều năm hoạt động không hiệu quả, Trung tâm Dạy nghề huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) được chuyển giao cho Trung tâm Chính trị huyện Trà Bồng, song vẫn không sử dụng hết công năng, nhiều hạng mục bỏ hoang, gây lãng phí rất lớn.

Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên mong được đào tạo nghề

THANH TUẤN |

Kon Tum là tỉnh phía bắc Tây Nguyên, có quy mô dân số nhỏ, lực lượng lao động chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Người lao động kỳ vọng các đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XIII sẽ quan tâm đào tạo nghề, nâng cao mức lương… để công nhân lao động ổn định cuộc sống.

Đào tạo nghề Tin học cho người dân Đắk Glong nắm bắt công nghệ

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Trong năm 2023, huyện Đắk Glong đã quan tâm mở các lớp đào tạo nghề Tin học - Văn phòng để cho người dân nắm bắt công nghệ, dễ dàng sử dụng mạng internet để tìm hiểu thông tin khoa học kĩ thuật, áp dụng vào đời sống sản xuất, làm tăng năng suất lao động và đặc biệt là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân Đắk Glong phát triển kinh tế

Bảo Lâm |

Thời gian qua, các ngành chức năng, địa phương trên địa bàn huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã quan tâm mở nhiều lớp đào tạo nghề nông nghiệp nhằm giúp người nông dân nơi đây tiếp cận khoa học kỹ thuật, cải tạo vườn rẫy, chuồng trại... phát triển kinh tế hiệu quả.

"Ông trùm" showbiz đứng sau Điền Quân Group và hành trình sản xuất gameshow

Anh Trang |

Ông Đỗ Văn Bửu Điền là người đứng sau hàng loạt gameshow (chương trình giải trí) hút khách như: Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai, Thiên đường ẩm thực, Biệt tài tí hon...

NSND Minh Vương kể lại thời điểm trượt danh hiệu NSND lần 3

ĐÔNG DU |

NSND Minh Vương được phong tặng danh hiệu NSND vào năm 2019 sau 3 lần bị trượt. Nói về quãng thời gian này, ông cho biết, từng khá buồn và tiếc nuối, nhưng hiện tại, mọi thứ đã qua. Ông dành lời chúc cho các đồng nghiệp vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý này.

Thanh khoản thị trường chứng khoán tăng vọt

Gia Miêu |

Xu hướng trung hạn của thị trường chứng khoán được các chuyên gia đánh giá là vẫn đang đi tìm vùng cân bằng mới sau đợt giảm sâu và thời gian củng cố lại sẽ kéo dài.

Dạy nghề cho bà con dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm

BẢO LÂM |

Những năm qua, UBND huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã thường xuyên quan tâm, tổ chức nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với định hướng phát triển du lịch cộng đồng.

Trung tâm Dạy nghề ở Quảng Ngãi hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí lớn

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Dù được đầu tư xây dựng 32 tỉ đồng nhưng sau nhiều năm hoạt động không hiệu quả, Trung tâm Dạy nghề huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) được chuyển giao cho Trung tâm Chính trị huyện Trà Bồng, song vẫn không sử dụng hết công năng, nhiều hạng mục bỏ hoang, gây lãng phí rất lớn.

Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên mong được đào tạo nghề

THANH TUẤN |

Kon Tum là tỉnh phía bắc Tây Nguyên, có quy mô dân số nhỏ, lực lượng lao động chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Người lao động kỳ vọng các đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XIII sẽ quan tâm đào tạo nghề, nâng cao mức lương… để công nhân lao động ổn định cuộc sống.

Đào tạo nghề Tin học cho người dân Đắk Glong nắm bắt công nghệ

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Trong năm 2023, huyện Đắk Glong đã quan tâm mở các lớp đào tạo nghề Tin học - Văn phòng để cho người dân nắm bắt công nghệ, dễ dàng sử dụng mạng internet để tìm hiểu thông tin khoa học kĩ thuật, áp dụng vào đời sống sản xuất, làm tăng năng suất lao động và đặc biệt là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân Đắk Glong phát triển kinh tế

Bảo Lâm |

Thời gian qua, các ngành chức năng, địa phương trên địa bàn huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã quan tâm mở nhiều lớp đào tạo nghề nông nghiệp nhằm giúp người nông dân nơi đây tiếp cận khoa học kỹ thuật, cải tạo vườn rẫy, chuồng trại... phát triển kinh tế hiệu quả.