Chủ rừng ở Đắk Nông còn thiếu công cụ để giữ rừng

Phan Tuấn |

Các công ty lâm nghiệp ở Đắk Nông được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ một diện tích rất lớn về rừng và đất rừng. Thế nhưng, những đơn vị này đang thiếu công cụ để giữ rừng, thậm chí tay không đối phó với sự liều lĩnh, manh động của lâm tặc.

Lâm tặc dùng xăng đốt lán trại của nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: Phan Tuấn
Dấu vết lâm tặc dùng xăng đốt lán trại của nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: Phan Tuấn

Lâm tặc giăng bẫy nhân viên, cán bộ quản lý rừng

Mới đây, Trạm Quản lý bảo vệ rừng số 1 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn tổ chức tuần tra tại tiểu khu 1644. Thời điểm này, lực lượng phát hiện 1 nhóm đối tượng đang cắt khúc, gom dọn cây rừng đã cưa hạ trước đó.

Khi tiếp cận đối tượng, 1 nhân viên quản lý bảo vệ rừng đã trúng bẫy đinh của lâm tặc rồi bị thương. Mở rộng kiểm tra hiện trường Trạm Quản lý bảo vệ rừng phát hiện thêm nhiều bẫy đinh được mài sắc nhọn ngụy trạng trên các tuyến đường tuần tra để bẫy cán bộ quản lý rừng.

Mặt khác, lâm tặc cũng canh chừng, lợi dụng lúc lực lượng quản lý bảo vệ rừng đi tuần tra rừng thì tiến hành rạch lều bạt, đốt phá chốt quả lý bảo vệ rừng nằm trên lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý.

Cũng liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, anh Lương Văn Phú - nhân viên chốt quản lý bảo vệ rừng số 3 của Công ty TNHH MTV Đắk N'tao cho biết, chốt có 3 nhân viên được giao quản lý hơn 1.000ha đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên.

Hiện đang có khoảng 150ha bị người dân di cư tự do lấn chiếm, sinh sống nên lực lượng chức năng rất khó quản lý, bảo vệ.

Thậm chí, người dân còn tổ chức cho người canh gác, cảnh giới ngược lại đối với lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Khi lực lượng tuần tra khu vực này thì người dân lại lấn chiếm đất, rừng khu ở vực khác.

Điều đáng nói, việc lấn chiếm rừng thường được thực hiện vào ban đêm. Tại các khu vực tiếp giáp với nương rẫy cũ, mỗi năm người dân lấn thêm một ít.

Khi phá rừng, người dân cũng tinh vi như dùng cưa điện, cưa tay, cắt cây nhằm không phát ra tiếng động. Cây sẽ được cắt đứt một phần rồi chờ gió làm đổ ngã rồi người dân mới tiến hành đốt dọn, trồng cây.

Thậm chí, khi lực lượng chức năng truy quét mạnh thì sẽ bị trả đũa. Trước đây, lâm tặc đã đem chất bẩn, đá ném vào chốt và đập vỡ cửa, đốt trạm gác.

Nhiều đêm anh em đi tuần tra về phát hiện khóa cửa bị nêm gỗ hoặc đinh sắt vào bên trong. Khi đó, anh em phải ngủ ngoài bìa rừng… vì không có dụng cụ phá khóa.

Lâm tặc hủy hoại lều bạt cư trú của cán bộ quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: Bảo Lâm
Lâm tặc hủy hoại lều bạt cư trú của cán bộ quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: Bảo Lâm

Thiếu công cụ giữ rừng

Theo ông Đinh Văn Nam, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Quảng Sơn thì áp lực đối với công tác quản lý bảo vệ rừng đang ngày càng gia tăng.

Đơn cử như việc lâm tặc ngang nhiên, tổ chức nhóm, mang hung khí, dao rựa, súng tự chế chặn đường, chĩa súng, dao, đe dọa lực lượng quản lý bảo vệ rừng để cướp tang vật phá rừng. Khi tiếp xúc với lực lượng của đơn vị, lâm tặc đã ra tay đập phá, chặt chém phương tiện mà anh em sử dụng để tuần tra.

Thực tế hiện nay, lâm tặc đang ngày càng liều lĩnh, manh động dùng mọi thủ đoạn để phá rừng, lấn, chiếm đất rừng. Thế nhưng, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của đơn vị thì hạn chế, chủ yếu dừng lại ở việc phát hiện và ngăn chặn nên không có tính răn đe.

Theo Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đắk N’Tao Phùng Văn Kiên, chủ rừng hiện bị hạn chế rất nhiều bởi các quy định pháp luật, nhất là đối với việc xử lý hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

Chủ rừng chỉ bảo vệ, phát hiện hành vi vi phạm, lập biên bản vụ việc ban đầu và báo cáo vụ việc. Trong khi đó, thẩm quyền xử lý vi phạm lại thuộc về chính quyền địa phương, kiểm lâm, công an...

Trên thực tế cho thấy, đã xảy ra tình trạng chính quyền địa phương không đủ người để phối hợp, dẫn đến vụ việc không được xử lý, hoặc xử lý không kịp thời, triệt để.

Hệ quả, đã có hàng nghìn hộ dân làm nhà, sản xuất nông nghiệp, chiếm dụng đất và sinh sống trái phép trong lâm phần do công ty quản lý.

"Chủ rừng không có thẩm quyền về kiểm tra, cưỡng chế, quản lý hành chính về dân cư. Cũng có lần lực lượng đơn vị tuần tra rừng vào buổi tối thì bị lâm tặc bịt khẩu trang, kề dao vào cổ dọa chém" - ông Kiên kể

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Chuyện giữ rừng nơi vùng cao Tuyên Quang

Phong Quang |

Những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn một màu xanh ở huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) vẫn đang được bảo vệ nghiêm ngặt, chuyện giữ rừng đã không còn là trách nhiệm của riêng lực lượng kiểm lâm.

Khó khăn bủa vây công tác giữ rừng ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Hiện nay, người làm công tác giữ rừngĐắk Lắk gặp phải rất nhiều khó khăn như việc lâm tặc liều lĩnh, manh động, sẵn sàng chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ, lương bổng thấp và còn bị quy kết trách nhiệm nên rất nhiều người lao động đã bỏ việc, còn đơn vị chủ rừng thì tìm không ra nhân lực thay thế.

Bằng chứng thẩm mỹ trái phép Wonjin làm thủ thuật xâm lấn

NHÓM PV |

Ngay sau khi thực hiện dịch vụ nâng ngực "không chạm" ở Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin, khách hàng của cơ sở làm đẹp này nhận thấy ngực nhô lên, biến dạng, đau đớn, bóp ra chất lỏng sệt.

Bắt giữ cụ ông U80 đi xe máy, mua thuốc phiện

THANH BÌNH |

Điện Biên - Lực lượng Bộ đội Biên phòng vừa bắt giữ một người đàn ông hơn 70 tuổi về hành vi tàng trữ trái phép ma túy, tang vật là 50 gram thuốc phiện.

Nam Định bị Hải Phòng cầm chân, Hà Tĩnh hoà Sông Lam Nghệ An đáng tiếc

MINH PHONG |

Các trận đấu giữa câu lạc bộ Nam Định - Hải Phòng và Sông Lam Nghệ An - Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại vòng 8 Night Wolf V.League 2023 đều kết thúc với tỉ số hoà.

Tin 20h: Người lao động gặp khó vì chờ quá lâu mới được hưởng lương hưu

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 20.5: Nắng như đổ lửa, người dân thủ đô chật vật vì bị cắt điện; Công nhân không thể làm việc đến 60 tuổi để hưởng lương hưu; Sở Y tế Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý ngay Viện thẩm mỹ Wonjin...

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng "đất vàng" Hà Nội lan rộng

Thu Giang |

Kinh doanh ảm đạm khiến tỉ lệ lấp đầy văn phòng cho thuê tại các khu vực trung tâm Hà Nội tiếp tục lao dốc khi nhiều đơn vị đã và đang “tháo chạy” khỏi các tòa nhà văn phòng, chung cư.

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Chuyện giữ rừng nơi vùng cao Tuyên Quang

Phong Quang |

Những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn một màu xanh ở huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) vẫn đang được bảo vệ nghiêm ngặt, chuyện giữ rừng đã không còn là trách nhiệm của riêng lực lượng kiểm lâm.

Khó khăn bủa vây công tác giữ rừng ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Hiện nay, người làm công tác giữ rừngĐắk Lắk gặp phải rất nhiều khó khăn như việc lâm tặc liều lĩnh, manh động, sẵn sàng chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ, lương bổng thấp và còn bị quy kết trách nhiệm nên rất nhiều người lao động đã bỏ việc, còn đơn vị chủ rừng thì tìm không ra nhân lực thay thế.