Đại biểu Quốc hội: Xử lý nghiêm nếu có tiêu cực vụ tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại ĐH Công nghiệp Hà Nội

CAO NGUYÊN - PHAN TUẤN ANH |

Liên quan đến vụ việc tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, theo ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, nhà trường phải xem xét kỹ, nếu có tiêu cực thì cần phải xử lý nghiêm.

Báo Lao Động vừa có phóng sự điều tra "Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội". Sau khi bài báo đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng phía Thanh tra Bộ GDĐT và trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cần sớm điều tra làm rõ, nếu có sai phạm thì cần phải xử lý nghiêm những cá nhân liên quan.

Thanh tra Bộ GDĐT vào cuộc càng sớm càng tốt

Trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nhà trường phải xem xét kỹ, nếu có tiêu cực thì cần phải xử lý nghiêm. Ông Thắng nhấn mạnh ở môi trường giáo dục càng không thể để những trường hợp tiêu cực xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học.

Đồng quan điểm trên, ông Phạm Văn Hòa - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, hiện nay tất cả các trường ĐH theo quy định của Bộ GDĐT, sinh viên muốn ra trường phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 tương đương 450 điểm TOEIC.

Ông Hòa cho rằng, Bộ cần nghiên cứu kỹ về quy định này, việc bắt buộc sinh viên ra trường phải có quy định TOEIC liệu có hợp lý hay không. Trong Luật Giáo dục vừa được Quốc hội thảo luận thông qua, nhà trường cấp bằng cho sinh viên khi đáp ứng những điều kiện cần thiết.

Ông Phạm Văn Hòa. Ảnh Cao Nguyên
Ông Phạm Văn Hòa. Ảnh Cao Nguyên

Đối với trường hợp cụ thể tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, theo ĐB Hòa thì phía nhà trường nên coi lại hình thức, tổ chức thi như vậy đã hợp lý chưa? “Lệ phí thi cấp chứng chỉ thi thì phù hợp, đóng tiền để học và ôn thi thì rất tốt. Tuy nhiên, việc sinh viên đóng tiền mà không học lại đi thi thì bất hợp lý. Phía nhà trường cần xem xét lại”, ông Hòa nói.

Cũng theo vị đại biểu này, sinh viên nói rằng việc đóng tiền là “chống trượt”, vậy đây là vấn đề bất cập, không hợp lý trong tổ chức thi để lấy chứng chỉ tiếng Anh TOEIC. Việc này thanh tra Bộ GDĐT vào cuộc càng sớm càng tốt để làm rõ, cần phải xử lý nghiêm. 

Dư luận, bạn đọc bức xúc

Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài điều tra, nhiều độc giả đã bày tỏ bức xúc và chia sẻ thêm về sự việc này.

Độc giả Đặng Tài Bình bày tỏ quan điểm: "Tôi cũng từng phải nộp tiền như thế. Tệ nạn này có từ cách đây 7 năm rồi nhưng không ai phát giác thôi”.

Độc giả HaUI bình luận: “Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tồn tại vấn đề này lâu rồi, ngay ở dưới cơ sở 3 toàn sinh viên năm nhất mà khoa Ngoại ngữ đã vẽ ra chuyện khoá học "ngoại khoá" nhằm mục đích thu tiền và chống trượt học phần 1 môn tiếng Anh. 

Sinh viên nào tham gia thì phải đóng 1.800.000 đồng và yên tâm là sẽ qua vì ngay trong cam kết đầu khoá, khoa Ngoại ngữ đảm bảo thi qua. Còn sinh viên nào không tham gia học thì coi như "Auto trượt" và sẽ mất 2.100.000 đồng để học lại. Khoa ngoại ngữ là khoa giàu nhất của trường vì thời gian gần thi là sinh viên lại nườm nượp đi nộp tiền chống trượt”.

Một bạn đọc khác đồng quan điểm: “Đây là chiêu trò của khoa Ngoại Ngữ. Không chỉ kỳ thi TOEIC mà 6 học kỳ liên tiếp, sinh viên phải học 6 học phần Tiếng Anh. Sinh viên nào nộp tiền "Học ngoại khóa" (bằng tiền học phần) thì chẳng cần biết gì cũng qua môn. Mỗi kỳ có hàng trăm sinh viên "đi đêm trá hình" với khoa Ngoại ngữ”.

Bạn đọc Dương Văn Tuấn bức xúc: “Nhóm PV báo Lao Động đã mắt thấy tai nghe sự gian dối. Rồi tiếp theo sẽ sao nữa? Thi ngoại ngữ chống trượt... vì nhờ có tiền "lộ phí". Chuyện này vui lắm nhưng phát hiện cũng hơi muộn”.

Độc giả Nguyễn Thế Trung chờ đợi sự vào cuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tôi thấy hiện tượng này diễn ra từ lâu rồi, nhưng vì thành tích nên chúng ta cứ chấp nhận. Người học, người dạy cùng được lợi mà.... Xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

CAO NGUYÊN - PHAN TUẤN ANH
TIN LIÊN QUAN

Clip: Thâm nhập lớp học ngoại ngữ Đại học Công nghiệp, lật tẩy chiêu trò "chống trượt" bằng tiền

Nhóm PV Lao Động |

Khóa học "chống trượt" đầu ra ngoại ngữ thường kéo dài 6 buổi, các sinh viên sẽ được cung cấp và cho học thuộc một bộ đề thi mà theo thừa nhận, giống từ 70 đến 80% đề thi thực tế. Thậm chí các giảng viên còn cam kết sẽ nhắc bài trong phòng thi.

Vụ "chống trượt" ngoại ngữ tại ĐH Công nghiệp: Nhóm kín "thoát xác" xóa dấu vết, cựu sinh viên lo lắng cho đàn em

Nhóm PV Lao Động |

Chỉ vài chục phút sau khi phóng sự của Báo Lao Động được đăng tải, nhóm kín trên Facebook tập hợp hơn 4.000 sinh viên ôn thi đầu ra ngoại ngữ theo diện "chống trượt" tại Đại học Công nghiệp Hà Nội đã bị đổi tên. Toàn bộ các nội dung trao đổi trước đó bị xóa sạch.

Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nhóm PV Lao Động |

Thay vì nâng cao chất lượng để đáp ứng chuẩn đầu ra môn tiếng Anh được quy định khắt khe bởi Bộ GDĐT, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy dối trá.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Clip: Thâm nhập lớp học ngoại ngữ Đại học Công nghiệp, lật tẩy chiêu trò "chống trượt" bằng tiền

Nhóm PV Lao Động |

Khóa học "chống trượt" đầu ra ngoại ngữ thường kéo dài 6 buổi, các sinh viên sẽ được cung cấp và cho học thuộc một bộ đề thi mà theo thừa nhận, giống từ 70 đến 80% đề thi thực tế. Thậm chí các giảng viên còn cam kết sẽ nhắc bài trong phòng thi.

Vụ "chống trượt" ngoại ngữ tại ĐH Công nghiệp: Nhóm kín "thoát xác" xóa dấu vết, cựu sinh viên lo lắng cho đàn em

Nhóm PV Lao Động |

Chỉ vài chục phút sau khi phóng sự của Báo Lao Động được đăng tải, nhóm kín trên Facebook tập hợp hơn 4.000 sinh viên ôn thi đầu ra ngoại ngữ theo diện "chống trượt" tại Đại học Công nghiệp Hà Nội đã bị đổi tên. Toàn bộ các nội dung trao đổi trước đó bị xóa sạch.

Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nhóm PV Lao Động |

Thay vì nâng cao chất lượng để đáp ứng chuẩn đầu ra môn tiếng Anh được quy định khắt khe bởi Bộ GDĐT, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy dối trá.